Top 5 chiến lược tiếp thị bán hàng B2B hữu ích nhất trong năm 2022

Với những thay đổi xảy ra do đại dịch, người tiêu dùng hiện nay phụ thuộc nhiều hơn vào kỹ thuật số và nền tảng trực tuyến để tìm kiếm những gì họ cần. Vì thế, doanh nghiệp cần thích ứng và áp dụng đúng chiến lược tiếp thị bán hàng B2B để đạt được mục tiêu mình mong muốn.

Theo khảo sát mới nhất của McKinsey, khách hàng B2B trong năm 2022 mong muốn được tiếp cận đa kênh – trải nghiệm cho phép mua hàng liền mạch cho dù họ đang sử dụng kênh nào trong suốt quá trình. Kéo theo đó là sự ưa chuộng mô hình mua hàng trực tuyến kỹ thuật số với 99% khách hàng ưa thích và chi từ 50.000 đô la, trong đó 32% khách hàng chi đến con số 500.000 đô la. Do đó, để tiếp thị bán hàng B2B thành công vào năm 2022, các công ty cần bắt đầu với các công cụ kỹ thuật số.

Tận dụng tối đa tình huống và nắm bắt virtual B2B marketing (marketing B2B ảo)

Rất khó để chờ đợi cuộc sống trở lại bình thường như trước đại dịch, vì thế doanh nghiệp cần phải thích nghi. Để tiếp thị bán hàng B2B thành công, doanh nghiệp cần vạch ra những chương trình phù hợp và tận dụng tối đa kỹ thuật số. Virtual B2B marketing sẽ diễn ra với hai yếu tố: với khách hàng và với sự hiện diện trực tuyến của doanh nghiệp.

Theo McKinsey, những người ra quyết định mua hàng B2B thường thích họp trực tuyến hơn là gặp mặt trực tiếp. Các doanh nghiệp cần nắm bắt sở thích mới này và sử dụng chúng cho việc giao tiếp với khách hàng tiềm năng hiệu quả hơn.

Thứ hai, sự hiện diện của doanh nghiệp trên các nền tảng trực tuyến là một phần quan trọng trong chiến lược tiếp thị bán hàng B2B. Có thể đây sẽ không là môi trường “một đối một” như bán hàng truyền thống, nhưng đây sẽ là nơi tạo ra những ấn tượng đầu tiên với khách hàng, khi mà ngày nay cuộc sống của hầu hết mọi người đều được internet bao phủ. Đó là lý do tại sao bất kỳ công ty B2B nào cũng cần có sự hiện diện trên các nền tảng kỹ thuật số.

Ảnh hưởng của đại dịch khiến doanh nghiệp cần tận dụng các nền tảng digital trong chiến lược tiếp thị bán hàng
Ảnh hưởng của đại dịch khiến doanh nghiệp cần tận dụng các nền tảng digital trong chiến lược tiếp thị bán hàng

Sử dụng phương tiện truyền thông mạng xã hội để tiếp thị bán hàng B2B

Ngoài các website của công ty, phương tiện truyền thông mạng xã hội cũng đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp. Chăm sóc và phát triển các kênh digital khác bên cạnh website, chúng ta có thể tạo lòng tin cho khách hàng thấy rằng doanh nghiệp vẫn đang hoạt động và phát triển trong thời kỳ đại dịch.

Sự tương tác liên tục trên mạng xã hội cũng sẽ giúp doanh nghiệp khác biệt với đối thủ cạnh tranh vì chúng tạo ra hiệu qua vượt xa so với các chiến thuật tiếp thị và quy trình bán hàng B2B truyền thống. Nếu B2C sử dụng các nền tảng trên để bán hàng thì doanh nghiệp B2B sử dụng chúng để phát triển các chiến lược truyền thông quảng cáo. Đi đầu trong chiến lược tiếp thị bán hàng B2B bằng truyền thông mạng xã hội sẽ giúp doanh nghiệp thúc đẩy doanh số bán hàng một cách “chậm mà chắc”.

Tương tác với khách hàng B2B tiềm năng trên các nền tảng mạng xã hội

Tương tác với khách hàng vốn là phương pháp truyền thống. Tuy nhiên, khi chúng ta áp dụng chúng trên các nền tảng trực tuyến, chúng ta có thể dễ dàng tìm ra mối quan tâm chung của khách hàng. Đây là một điểm lợi của doanh nghiệp khi có thể nắm bắt nhu cầu của khách hàng nhanh chóng mà không tốn nhiều nguồn lực. Chúng ta có thể tận dụng các nền tảng mạng xã hội để phát huy triệt để tác dụng của chiến lược bán hàng B2B thông qua các chiến lược tiếp thị bán hàng.

Cụ thể hơn, các phương tiện truyền thông mạng xã hội sẽ giúp doanh nghiệp nghiên cứu, phân tích số liệu và đề xuất cách tương tác phù hợp với khách hàng tiềm năng. Bên cạnh đó, những nền tảng này cũng giúp cho chúng ta có nguồn dữ liệu rõ ràng hơn về chân dung khách hàng: họ đang theo dõi ai, thích những bài đăng nào. Sau đó bắt đầu “làm quen” và tương tác với họ bằng những nội dung mà với họ là hữu ích. Từ đó doanh nghiệp có thể cung cấp những giải pháp cho vấn đề mà khách hàng tiềm năng đang gặp phải với chiến lược tiếp thị bán hàng phù hợp.

Khai thác triệt để các nền tảng mạng xã hội sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt nhu cầu và thói quen khách hàng, từ đó tiếp thị bán hàng trúng đích.
Khai thác triệt để các nền tảng mạng xã hội sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt nhu cầu và thói quen khách hàng, từ đó tiếp thị bán hàng trúng đích.

Thể hiện sự phù hợp thương hiệu (brand relevance)

Về cốt lõi, nhiều doanh nghiệp đã thành công đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, năm 2022 sẽ thay đổi khi đại dịch đã thay đổi cách khách hàng tiếp cận và quyết định chọn lựa một thương hiệu.

Thương hiệu và doanh nghiệp cũng như một con người, và khách hàng luôn muốn biết chúng ta đang làm việc với những ai, chúng ta coi trọng những giá trị gì, văn hóa doanh nghiệp của chúng ta là như thế nào. Điều này rất quan trọng đối với quy trình bán hàng B2B và cả bán hàng B2C nói chung. Bởi không ai muốn làm việc với một nhà cung cấp có thông tin không rõ ràng.

Do vậy, bên cạnh việc truyền thông sản phẩm/dịch vụ, doanh nghiệp cũng cần thể hiện những gì mình đang làm, các dự án thành công, những đối tác, hay chỉ đơn giản là giá trị mà doanh nghiệp đang theo đuổi, là thông điệp nhất quán trên các nền tảng có sự xuất hiện của doanh nghiệp,… Tất cả sẽ giúp khách hàng tìm thấy lời giải đáp cho câu hỏi “Thương hiệu này có phù hợp với nhu cầu của mình hay không?”.

Tiếp thị bán hàng bằng giao tiếp trực tuyến

Trước diễn biến đại dịch vẫn chưa thấy “hồi kết”, rất nhiều sự kiện trực tiếp dù đã được lên lịch và chuẩn bị từ rất sớm nhưng vẫn bị hủy bỏ. Đây là điều không ai mong muốn nhưng đồng thời cũng là cơ hội để doanh nghiệp B2B thích ứng và đột phá với những ý tưởng bán hàng B2B sáng tạo bằng nền tảng trực tuyến.

Khi đại dịch buộc các sự kiện lớn phải thay đổi hướng đi, doanh nghiệp có thể sẽ cần đến những đơn vị sẵn sàng đồng hành để vạch ra chiến lược marketing bán hàng hiệu quả và kế hoạch cho sự kiện, đảm bảo cho sự kiện trực tuyến vẫn đạt được thành công không thua kém các sự kiện trực tiếp thông thường.

Không chỉ có virtual event (sự kiện ảo), giao tiếp trực tuyến còn đến từ các tương tác hằng ngày trên mạng xã hội. Hãy cung cấp nơi để khách hàng có thể kết nối với doanh nghiệp và các giải pháp thay thế cho các hoạt động đem lại hiệu quả trước khi đại dịch xảy ra nhưng giờ đây chưa thể áp dụng lại.

Tóm lại, để có cách tiếp thị bán hàng B2B thành công trong năm 2022, doanh nghiệp cần có chiến lược kỹ thuật số rõ ràng. Làm được điều này, doanh nghiệp cần một đội ngũ có chuyên môn tiếp thị vững chắc, nắm bắt xu hướng nhanh và am hiểu các công cụ digital. Metta là đơn vị hội tụ đủ nguồn lực giúp doanh nghiệp làm được điều đó. Liên hệ marketing@metta.com.vn để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất.

Nguồn: Zenmedia.com

Metta Marketing
Chuyên gia tư vấn chiến lược thương hiệu hàng đầu

ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN, CẬP NHẬT NHỮNG THÔNG TIN HAY, MỚI NHẤT VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ MARKETING







Cách tạo ra chiến lược marketing B2B đỉnh cao thúc đẩy doanh số bán hàng

Với cương vị là chủ doanh nghiệp B2B, chúng ta đều biết rằng marketing (tiếp thị) là một trong những cách hiệu quả nhất để tạo khách hàng tiềm năng và tăng trưởng doanh thu. Nhưng chính xác thì làm thế nào để chúng ta có thể tạo nên chiến lược marketing B2B hiệu quả? [...]

5 bước hiệu quả để dung hòa giữa bộ phận tiếp thị và bán hàng

Hầu hết các công ty đều có bộ phận tiếp thị và bán hàng. Hai bộ phận này hoạt động độc lập, ít có sự trao đổi lẫn nhau và thậm chí thường xảy ra mâu thuẫn. Vì thế, cách tốt nhất để làm cho hoạt động bán hàng và tiếp thị diễn ra tốt [...]

Sensemaking Seller: Những nhà bán hàng thông minh và biết cách tạo ra giao dịch

Sensemaking thường được biết đến trong ngành khoa học con người (human sciences), dùng chính những trải nghiệm, hiểu biết và khả năng thấu cảm của bản năng trực giác để đưa ra những nhận định, sáng tạo, đề xuất sáng kiến cũng như phản ứng. Lượng thông tin sản phẩm và dịch vụ dành [...]

Dự báo kinh tế 2022: Triển vọng mới – Doanh nghiệp vật liệu xây dựng cần chuẩn bị gì?

Những ảnh hưởng của đại dịch đến nền kinh tế Việt Nam trong năm 2021 đã trở nên nổi cộm mà ai cũng có thể thấy. Một cách tổng quan, tổng sản phẩm quốc nội thực tế của Việt Nam trong 2021 đã tăng trưởng chậm lại chỉ còn 2,58% so với mức 2,91% trước [...]

Chào 2022: Tìm kiếm cơ hội kinh doanh dù vẫn trong đại dịch

Đại dịch COVID-19 ập đến với diễn biến vượt ngoài tầm kiểm soát đã gây ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế toàn cầu. Tuy vậy, đây cũng là sự kiện mở ra cánh cửa cho các cơ hội kinh doanh mới khi con người đã dần thích nghi với cuộc sống có COVID. [...]

Doanh nghiệp nên tận dụng nguồn lực marketing ra sao thì hiệu quả?

Giữa những biến động mạnh mẽ của thị trường trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã và đang chuyển dần lựa chọn từ “đầu tư” sang “tận dụng” nguồn lực hiện có để ứng phó với những thách thức phía trước. Trong đó, marketing là hoạt động có thể áp dụng khái niệm “tận [...]