Chào 2022: Tìm kiếm cơ hội kinh doanh dù vẫn trong đại dịch
Đại dịch COVID-19 ập đến với diễn biến vượt ngoài tầm kiểm soát đã gây ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế toàn cầu. Tuy vậy, đây cũng là sự kiện mở ra cánh cửa cho các cơ hội kinh doanh mới khi con người đã dần thích nghi với cuộc sống có COVID. Trong nhiều lĩnh vực, từ thương mại điện tử đến lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, các doanh nghiệp đã không ngừng nỗ lực để tận dụng các ý tưởng và cơ hội kinh doanh trong thời kỳ đại dịch.
Vậy cơ hội kinh doanh trong đại dịch cho doanh nghiệp sẽ bắt nguồn từ đâu? Hãy cùng chúng tôi khám phá câu trả lời từ nhu cầu của người tiêu dùng, cho đến các xu hướng kinh doanh đang và sẽ trở nên phổ biến sau cơn càn quét của đại dịch.
Cơ hội kinh doanh từ phát triển thương mại điện tử
COVID-19 là cơn “ác mộng” đối với nhiều lĩnh vực kinh tế. Nhưng với các trang thương mại điện tử, đây lại là cơ hội kinh doanh vàng khi mua sắm trực tuyến có thời điểm là cách duy nhất để người tiêu dùng có được những thứ mình cần trong thời kỳ giãn cách xã hội.
Thương mại điện tử tại Việt Nam lên ngôi, bằng chứng là khoảng 49% người tiêu dùng Việt Nam đã chuyển sang mua sắm trực tuyến trong 3 tháng cuối năm 2021. Bên cạnh đó, hình thức thanh toán bằng tiền mặt cũng có nguy cơ bị “truất ngôi” với mức giảm từ 60% (2020) giảm còn 42% trong năm 2021.
Xét về nhiều góc độ, cơ hội kinh doanh của ngành thương mại điện tử không chỉ “phất lên” nhờ ảnh hưởng của dịch bệnh mà còn nhờ vào Gen Z. Ứng dụng công nghệ số trong chi tiêu, mua sắm đang là xu hướng của giới trẻ hiện đại. Vì thế, doanh nghiệp cần sử dụng các kênh thương mại điện tử làm cơ hội kinh doanh, không chỉ để đáp ứng nhu cầu tức thời hiện tại, mà còn nắm bắt thói quen và chinh phục khách hàng trong tương lai nhiều năm tới.
Tuy nhiên, nắm bắt cơ hội kinh doanh vận hành doanh nghiệp giữa đại dịch là một câu chuyện dài hơi với rất nhiều công việc cần triển khai. Vì thế sẽ có những doanh nghiệp cần đến dịch vụ marketing chuyên nghiệp xây dựng kênh bán hàng thương mại điện tử, xây dựng và phát triển website để vừa có thể tập trung vào chất lượng sản phẩm/dịch vụ, vừa sở hữu các kênh bán hàng điện tử và website e-commerce chuyên nghiệp.
Metta sẽ là đơn vị đem lại kết quả thực và chất lượng theo cam kết với doanh nghiệp. Bằng việc nghiên cứu thị trường sâu sát và kinh nghiệm thực chiến nhiều năm trong ngành marketing, Metta dễ dàng hiểu được mong mỏi của doanh nghiệp và nhu cầu của khách hàng, mang khách hàng đến gần hơn với thương hiệu.
Kinh doanh “tỉnh thức”, sống xanh cùng người tiêu dùng
Một khảo sát được thực hiện vào tháng 4/2020 bởi Accenture PLC – một công ty trong Fortune Global 500 – đã cho thấy 60% người tiêu dùng muốn mua các sản phẩm thân thiện với môi trường.
Tính bền vững đã, đang và sẽ là một yếu tố được người tiêu dùng quan tâm khi mua sắm. Theo khảo sát của Ipsos – công ty nghiên cứu thị trường đa quốc gia – 71% người tiêu dùng trên toàn thế giới cho rằng biến đổi khí hậu cũng nghiêm trọng như COVID-19. Người tiêu dùng đã sẵn sàng góp phần xây dựng môi trường sống bền vững thông qua việc mua sắm các sản phẩm có chứng nhận “xanh”, không ảnh hưởng đến môi trường.
Vì thế, doanh nghiệp có thể nắm bắt cơ hội kinh doanh bằng cách thay đổi mô hình sản xuất, kinh doanh, tìm nguồn cung ứng tiêu chuẩn và bền vững, xây dựng quy trình sản xuất không ô nhiễm, không gây quá nhiều tác động tiêu cực đến môi trường, và biết cách phân phối các sản phẩm “xanh” đó đến tay người tiêu dùng. Và hãy nhớ sáng tạo các chiến lược truyền thông để các bước đi tiên phong này trở thành sự khác biệt của doanh nghiệp so với đối thủ.
Ứng dụng công nghệ vào phân phối và marketing
Thực tế, do COVID-19, việc vận chuyển hàng hóa đã gặp trục trặc làm gián đoạn chuỗi cung ứng, gây chậm trễ giao hàng. Mặc khác, khách hàng lại ngày càng nâng cao kỳ vọng về tốc độ cung ứng hàng hóa, gây ra áp lực mới cho các doanh nghiệp. Do đó, sử dụng công nghệ trong việc phân phối sẽ là cơ hội kinh doanh có tác động tích cực đến kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế số.
Trí tuệ nhân tạo (AI), tự động hóa (automation) và nhiều công nghệ khác đang dần được tích hợp vào mạng cung cấp kỹ thuật số, tích hợp thông tin từ nhiều nguồn và dữ liệu khác nhau để phân phối hàng hóa sản xuất dọc theo chuỗi giá trị. Các công nghệ này có thể giúp các nhà bán lẻ duy trì lợi thế bán lẻ nhờ vào chức năng hiển thị các mô hình mua hàng trong nhiều thời điểm, nhiều sự kiện chi tiết trong từng phân khúc khách hàng.
Không chỉ vậy, AI còn là cơ hội kinh doanh khi có thể vừa giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm chi phí khi dự đoán và sắp xếp sản phẩm ở vị trí tốt nhất, vừa giúp người tiêu dùng có trải nghiệm mua hàng tốt với thời gian giao hàng đúng như dự kiến.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp nên nắm bắt và xem AI như một xu hướng tất yếu của marketing. Sử dụng AI, doanh nghiệp sẽ nghiên cứu được hành vi, thu thập thông tin và giao tiếp với khách hàng một cách chuyên nghiệp, có hệ thống và nhanh chóng nhất. AI cũng chính là một thế mạnh của Metta trong việc bao phủ trải nghiệm hành trình của khách hàng, điều mà hiện nay không có nhiều doanh nghiệp áp dụng.
Nhìn chung, đại dịch COVID-19 cùng bối cảnh thị trường đã mang lại cho doanh nghiệp những cơ hội kinh doanh trong đại dịch nếu biết chuyển mình đúng hướng. Bằng việc nắm bắt xu hướng, nhu cầu của người tiêu dùng, ứng dụng công nghệ vào sản xuất và phân phối sản phẩm/dịch vụ, cùng với chiến lược kinh doanh hợp lý, lựa chọn đơn vị đồng hành chuyên nghiệp, doanh nghiệp sẽ có thể vững vàng hoạt động, chinh phục khách hàng và nắm thế thượng phong trên thương trường.
Viết bởi đội ngũ Metta Marketing
Metta Marketing
Chuyên gia tư vấn chiến lược thương hiệu hàng đầu