Mất bao lâu để có thể xây dựng thương hiệu mạnh
Có câu nói: “Rome không được xây trong một ngày” được rất nhiều nhà kinh doanh tâm đắc, bởi câu từ đơn giản nhưng hàm ý lại chuẩn xác trong nhiều khía cạnh của cuộc sống. Việc xây dựng thương hiệu mạnh cũng vậy, đó là một hành trình dài và cần có sự đầu tư chính xác. Một nền móng vững chắc sẽ giúp cho ngôi nhà trở nên vững chãi và bền bỉ hơn.
Khung thời gian để một thương hiệu có thể phát triển từ lúc ra đời đến khi trở thành một thương hiệu mạnh có thể khác nhau tùy thuộc vào năng lực và thị trường, nhưng một số chuyên gia cho biết một thương hiệu thành công có thể mất khoảng 5 năm để thiết lập trên thị trường.
Về cơ bản, tất cả đều trải qua những giai đoạn để có thể “mạnh mẽ”. Dưới đây là 7 bước để xây dựng một thương hiệu mạnh.
Khám phá và triển khai mục đích thương hiệu
Hãy nhớ rằng sản phẩm của thương hiệu bạn được mua vì lý do tình cảm. Có nhiều sự chọn khác nhau cho bất kỳ sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định nào, nhưng mọi người thường lựa chọn mua từ những thương hiệu phù hợp với niềm tin, nhận thức và động cơ của họ.
Simon Sinek đã khái quát nó như sau: “Mọi người không mua những gì bạn làm, họ mua lý do bạn làm điều đó”.
Các case study xây dựng thương hiệu mạnh và thành công đều có một mục đích xác định, nó được cô đọng lại thành một tập hợp các giá trị, triết lý, nguyên tắc chỉ đạo và có thể là một câu “thần chú” thu hút những người chia sẻ điều này. Trong bối cảnh xây dựng thương hiệu mới, bạn nên tự đặt ra câu hỏi và trả lời chúng như:
- Tại sao tôi lại ở đây?
- Làm thế nào để thương hiệu của tôi trở nên khác biệt?
- Tại sao mọi người sẽ/nên quan tâm đến thương hiệu của tôi?
Đây là loại câu hỏi về tầm nhìn, sứ mệnh, cao hơn cả các vấn đề về tính năng và lợi ích chi tiết của sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Nó thực sự rất quan trọng trong việc đưa cho các đối tượng mục tiêu lý do để lựa chọn mua thương hiệu của bạn thay vì các sản phẩm/dịch vụ tương tự.
Hiểu đối thủ cạnh tranh để có thể xây dựng thương hiệu mạnh
Không chỉ biết, mà bạn cần phải hiểu rõ đối thủ cạnh tranh của bạn đang làm gì và nói gì trên thị trường. Đây là điều quan trọng trong quá trình xây dựng thương hiệu mạnh và sẽ tiếp tục có giá trị trong suốt vòng đời phát triển của thương hiệu.
Để tạo sự khác biệt hiệu quả với những đối thủ cạnh tranh đó, cần nắm bắt những nhận thức trong tâm trí các đối tượng mục tiêu của bạn mà họ đang sở hữu.
Một cách dễ dàng và hiệu quả để xác định và sắp xếp điểm mạnh – điểm yếu trong nhận thức của đối thủ cạnh tranh là sử dụng mô hình nhận thức sau: Đánh giá thông điệp, các bình luận trên mạng xã hội về họ từ khách hàng, cũng như nghiên cứu những ý kiến của khách hàng sẽ cung cấp cho bạn hình dung chính xác về đối thủ và chỉ ra chiến lược thương hiệu mà từng đối thủ cạnh tranh của bạn đang theo đuổi.
Xác định mục tiêu chính và phụ
Xây dựng thương hiệu mạnh chính là việc tập trung xây dựng sự khác biệt về sứ mệnh và gía trị cốt lõi của thương hiệu. Các sản phẩm và dịch vụ đại trà không có nhãn hiệu, không được phân biệt và cạnh tranh, chủ yếu tồn tại dựa trên chức năng như giá và tính sẵn có.
Do đó, cần xác định đối tượng mục tiêu lý tưởng của mình dựa trên 2 điều trên. Tư duy sẽ đóng vai trò quan trọng ở đậy, bởi bạn đạng tìm kiếm những người thích và chia sẻ “lý do” của thương hiệu bạn.
Việc phát triển hồ sơ hoặc chân dung khách hàng là điều cần thiết. Nó bao gồm các biến nhân khẩu học (tuổi, giới tính, giáo dục, nghề nghiệp) và tâm lý – xã hội (sở thích, động lực, nhãn hiệu yêu thích, đặc điểm tính cách, triết lý sống,…). Dựa vào chân dung khách hàng để điều hướng các nỗ lực tiếp thị và thông điệp thương hiệu trong tương lai.
Xây dựng thương hiệu mạnh bằng chiến lược thương hiệu
Đưa ra hướng dẫn và cấu trúc cho thương hiệu sẽ giúp có một nền tảng thương hiệu chiến lược thể hiện rõ tầm nhìn và sứ mệnh thương hiệu, cách bạn muốn phân biệt thương hiệu của mình với các đối thủ cạnh tranh, cũng như nhận thức trong tâm trí đối tượng mục tiêu mà bạn muốn sở hữu.
Chuyển những điều này thành văn bản và khiến mọi người hiểu và đồng ý là điều rất quan trọng để có thể xây dựng thương hiệu mạnh và duy trì điều đó.
Câu chuyện thương hiệu góp phần xây dựng thương hiệu mạnh hơn
Kể chuyện (storytelling) thì có sức hút mạnh mẽ vì nó là phương pháp chính để kết nối mọi người với ý tưởng và kiến thức từ thời xa xưa. Những câu chuyện không chỉ là sự giao tiếp mà còn xây dựng sự quen thuộc và đáng tin cậy. Chúng khơi gợi cảm xúc và có hiệu quả đáng kinh ngạc trong việc truyền đạt những ý tưởng phức tạp và trừu tượng.
Một câu chuyện sẽ giúp mọi người hiểu vấn đề một cách dễ dàng và ghi nhớ tốt hơn là những thông tin chung chung, trừu tượng. Mọi người cũng sẽ kể lại câu chuyện dễ dàng và thuận tiện hơn là những thông tin phải học thuộc khác.
Vậy nên những doanh nghiệp có thể xây dựng thương hiệu mạnh và thành công thường giỏi kể những câu chuyện hấp dẫn và thú vị, mang lại ý nghĩa và mức độ liên quan đến những thương hiệu đó. Việc sử dụng một hoặc nhiều câu chuyện để giải thích giá trị, mục đích và/hoặc tính đặc biệt của thương là điều thật sự cần thiết để mang lại thành công lớn hơn cho thương hiệu.
Tạo bản sắc thương hiệu
Khi câu chuyện thương hiệu đã được hoàn thiện, đã đến lúc xây dựng bản sắc cho thương hiệu mới hoặc làm mới bản sắc của thương hiệu hiện tại. Bao gồm tên, logo và tiếng nói thương hiệu.
Đảm bảo chia sẻ chiến lược thương hiệu với bất kỳ ai đang thiết kế bộ nhận diện thương hiệu mới của bạn và phát triển một bản tóm tắt sáng tạo cung cấp thêm hướng dẫn cho quá trình phát triển sáng tạo, bao gồm các ví dụ mà bạn ngưỡng mộ cũng như các hướng sáng tạo mà bạn sẽ thấy phản tác dụng nếu không muốn nói là bị phản đối.
Bạn nên mong đợi ít nhất ba hướng khác nhau. Khi bạn đã thu hẹp lựa chọn thiết kế tổng thể của mình, hãy quyết định các chi tiết khác như màu sắc và phông chữ.
Việc phát triển bản sắc thương hiệu của bạn nên là một quá trình lặp đi lặp lại, nhưng điều quan trọng là không quá chú trọng vào chi tiết. Bản sắc thương hiệu là một điểm khởi đầu, một con tàu trống rỗng, sức mạnh và giá trị của thương hiệu sẽ phụ thuộc vào những nhận thức và liên tưởng mà bạn thấm nhuần qua thời gian.
Hãy xem xét mọi người có thể cảm nhận như thế nào về những cái tên và đặc điểm nhận dạng như Starbucks và Nike trước khi chúng là những cái tên quen thuộc với vô số ý nghĩa thông qua các sản phẩm, trải nghiệm và hoạt động tiếp thị.
Duy trì thương hiệu
Cuối cùng, việc phát triển một bộ nhận diện thương hiệu mới và kỳ vọng rằng nó sẽ trở nên tuyệt vời là chưa đủ nếu không có nhiều nỗ lực. Một thương hiệu cũng giống như danh tiếng: Phải mất một thời gian dài để xây dựng… và nó có thể bị phá hủy ngay lập tức.
Theo đó, bạn luôn làm việc dựa trên giá trị thương hiệu. Hình ảnh mà ai đó có về thương hiệu của bạn là điểm trung bình về trải nghiệm hoặc ấn tượng thương hiệu cuối cùng của họ và ấn tượng cao nhất của họ (tốt hoặc xấu).
Để thành công, bạn phải giữ cho thương hiệu được “sống”. Điều đó có nghĩa là bạn phải thể hiện chính xác chiến lược thương hiệu trong mọi việc bạn làm. Nhân viên mới phải được đào tạo về thương hiệu. Đối tác phải hiểu và đóng góp vào hình ảnh thương hiệu.
Tương tác với khách hàng phải phù hợp với giá trị, cam kết và trụ cột của thương hiệu trong ngắn hạn cũng như dài hạn. Xây dựng thương hiệu mạnh là một hoạt động lâu dài, bởi vì một khi bạn dừng lại, về cơ bản bạn đang “vắt kiệt” vốn chủ sở hữu từ thương hiệu.
Nếu một thương hiệu muốn phát triển mạnh cần dựa trên cơ sở nghiên cứu phù hợp với chiến lược kinh doanh. Khi nền tảng của thương hiệu đã được thiết lập, đảm bảo rằng các hành động của doanh nghiệp đều góp phần vào sự củng cố và phát triển không ngừng của thương hiệu.
Thường xuyên khảo sát các nhà cung cấp, nhân viên và khách hàng của bạn để đánh giá thương hiệu. Sau đó, tiếp tục cải thiện điểm yếu, phát huy điểm mạnh và hướng tới việc đảm bảo thương hiệu của bạn luôn sẵn sàng phát triển. Đó là toàn bộ những yếu tố cơ bản mà các nhà lãnh đạo và doanh nghiệp cần nắm để xây dựng thương hiệu mạnh mẽ hơn.
Nguồn: https://www.six-degrees.com/
Metta Marketing
Chuyên gia tư vấn chiến lược thương hiệu hàng đầu