Chuẩn bị cho doanh nghiệp trước làn sóng M&A

Nguồn: Havard Business Review

Về tác giả: 

Todd Klein: cộng tác của công ty đầu tư mạo hiểm Revolution.

Tổng quan: 

Ở thời điểm hiện tại xu hướng đầu tư mạo hiểm đang giảm và thị trường công nghệ cũng dần hạ nhiệt. Các nhà sáng lập đang phải suy nghĩ về bài toán sống còn của doanh nghiệp hơn là việc thoái vốn. Nhưng thị trường có thể sẽ trở lại thời kỳ hoàng kim như đã từng vào năm 2010. Vì vậy, doanh nghiệp nên định vị ngay từ bây giờ để chuẩn bị cho làn sóng M&A có thể sẽ xuất hiện trở lại trong vài năm tới. Để có một tâm thế tốt nhất, trước tiên bạn nên nhìn nhận lại doanh nghiệp của mình dưới góc độ của một nhà đầu tư.

Hơn một thập kỷ trước (2007-2010), chúng ta đã quá quen thuộc với những tiêu đề như: Cuộc Đại suy thoái đã làm chậm đáng kể việc gây quỹ vốn mạo hiểm cho nhiều công ty, và nỗi lo suy thoái kinh tế ngày nay đang thu hẹp dần thị trường đầu tư mạo hiểm, các nhà đầu tư không còn mấy hứng thú với những “thương vụ bạc tỷ” nữa. Theo PitchBook, các khoản đầu tư của VC trong quý II/2022 đã giảm 30% so với năm 2021 và IPO đã đạt mức thấp nhất trong vòng 50 năm qua. Một vài thương hiệu điển hình như Uber, Airbnb, Square đã có bước chuyển mình thành công vào giai đoạn cuối cùng của đợt khủng hoảng trong khi rất nhiều doanh nghiệp, công ty dưới sự “bảo trợ” của các liên doanh lớn đã gặp rất nhiều khó khăn và phải từ bỏ các chiến lược M&A của mình.

Khi các thương vụ bị kéo giãn, VC dollar (Quỹ đầu tư mạo hiểm ở Mỹ) thường ưu tiên cấp vốn cho các doanh nghiệp mà họ cho là đang dẫn đầu thị trường và gần như “bỏ đói” các doanh nghiệp còn lại trong cùng một quỹ vốn tương tự. Một vài doanh nghiệp sẽ thích ứng để tồn tại, một số khác lại rút lui và nhượng lại cơ hội M&A cho những doanh nghiệp đến sau. Quá trình này ít khi được chú ý đến, nhưng biểu đồ dưới đây đã cho thấy rằng mô hình các doanh nghiệp M&A có xu hướng giảm mạnh trong giai đoạn suy thoái, khi việc đầu tư mạo hiểm cũng chậm lại. Tuy nhiên, ở giai đoạn phục hồi các doanh nghiệp M&A với hậu thuẫn của VC đã dần trở lại và đạt mức tăng trưởng nhanh chóng: giá trị giao dịch hàng năm vượt hơn 30 tỷ đô la (2010), giữ mức ổn định trước khi tăng vọt lên 70 tỷ đô la năm 2014.

Screen Shot 2023 02 16 at 16.35.43

Kể cả bạn có kế hoạch tìm kiếm nhà đầu tư hay tận dụng lợi thế từ sự biến đổi nhu cầu của thị trường để thực hiện các thương vụ mua lại chiến lược, hãy nhớ rằng các quy trình M&A thường mất từ 12-18 tháng. Việc VC cắt giảm các quỹ đầu tư một cách đột ngột cho thấy đợt sóng M&A tương tự như thời kỳ hậu suy thoái đang đến rất gần. Các nhà sáng lập doanh nghiệp cần có những bước định vị chiến lược ngay từ bây giờ cho cuộc “lướt sóng” sắp tới. Trong trường hợp mọi việc không như ý muốn, liệu có cách nào để vượt qua?

Để tạo ra sự đột phá, điều quan trọng đó là cần hiểu các nhà đầu tư tiềm năng sẽ nhìn doanh nghiệp của bạn theo cách nào. Đa phần các nhà đầu tư đều có các tiêu chí đánh giá cụ thể dựa trên các điều khoản thoả thuận, mức độ phù hợp với chiến lược kinh doanh, độ phù hợp với văn hoá, khoảng cách với đối thủ cạnh tranh, tiềm năng vươn lên của doanh nghiệp, và cuối cùng là “chuyển đổi” – việc tích hợp các bước từ bán hàng đến hậu bán hàng sẽ khó khăn thế nào?

Phần quan trọng nhất, nếu M&A có khả năng xảy ra trong tương lai trung hạn thì điều cần làm ngay bây giờ là hạn chế sự gia tăng của nhóm nhà đầu tư tiềm năng và cùng với đó là tăng mức độ “thu lại” của bạn. Để làm được điều này, các chủ doanh nghiệp phải giải quyết được ba vấn đề sau đây nhằm chuẩn bị cho “làn sóng” đầu tư sắp đến.

Khả năng mở rộng hệ thống

Bạn và các nhà đầu tư tiềm năng sẽ có những góc nhìn và quan điểm khác nhau về việc “mở rộng hệ thống”. Ở góc nhìn nhà đầu tư, có thể mở rộng (scale) tức là công ty có thể đạt mức tăng trưởng và phát triển ngay mà không cần dành nhiều chi phí cho cơ sở hạ tầng, ngay cả khi mục đích đầu tư ban đầu là để ứng dụng các quy trình và mối quan hệ của họ cho các hoạt động bán hàng. Mặc dù đến cuối cùng, nhà đầu tư vẫn sẽ đầu tư vào các hệ thống văn phòng của bạn, mạng lưới công nghệ thông tin và các chuỗi cung ứng sẵn có của doanh nghiệp, nhưng thường trước tiên họ đều có đòi hỏi về việc tìm cách làm gia tăng giá trị doanh nghiệp mà không phải chi tiêu quá nhiều cho hạng mục cơ sở hạ tầng. Từng là thành viên hội đồng quản trị cho nhiều doanh nghiệp, tôi khuyên các bạn không nên đòi hỏi việc bổ sung cho cơ sở hạ tầng để hiện thực hoá giá trị, vì càng đơn giản sẽ càng dễ vận hành và quản lý.

Ngoài những việc liên quan đến cơ sở hạ tầng, khả năng “scale” cũng ngụ ý việc các vấn đề tài chính được kiểm toán một cách chặt chẽ cũng như các mở hỗn độn được giải quyết triệt để. Nếu đang có dự định “đóng cửa” một vài bộ phận làm việc kém hiệu quả hay phải giải quyết những vụ kiện phiền toái thì làm nó ngay đi! Và mời các cổ đông “chống đối” – những người đòi hỏi quyền lực vượt quá khả năng đóng góp tài chính ra khỏi hội đồng quản trị. Vì lợi ích chung của các bên tham gia và các nhà đầu tư.

Đọc thêm: Doanh nghiệp sẽ hoạt động thế nào khi Nhà sáng lập rời đi?

Làm thế nào để đưa công ty vào dòng giao dịch M&A?

Nhận đầu tư từ một đối tác phù hợp là một thách thức, nhưng nếu không ai biết về doanh nghiệp của bạn hoặc tệ hơn là hiểu sai về nó thì một thương vụ M&A thành công dường như là bất khả thi. May thay, các yếu tố trên đều nằm trong phạm vi mà chủ doanh nghiệp có thể giải quyết được.

Nếu đến giờ mà bạn chưa nắm rõ được quy trình này thì đã đến lúc gặp gỡ và làm quen một vài nhà đầu tư – những người am hiểu và đã tham gia đầu tư vào các giao dịch tích cực trong lĩnh vực của bạn. Một buổi sáng gặp gỡ và lời mời đến tham quan văn phòng là một điểm khởi đầu không tồi, tiếp sau đó có thể là những cuộc trò chuyện “thân mật” hơn với thời lượng từ 60-90 phút. Ngoài được trao đổi với các nhà cố vấn tiềm năng, những cuộc thảo luận này thường mang lại những hiểu biết có giá trị về ngành.

Khi tìm cách thuê một cố vấn, họ sẽ cần hiểu công ty, đội ngũ làm việc và thế mạnh của công ty bạn, và những công việc mà bạn đang thực hiện để họ có thể trình bày chính xác câu chuyện của bạn với nhà đầu tư. Đây là một bài tập trong việc thiết lập câu chuyện thương hiệu, và trong khi bạn không thực sự kích hoạt các mối quan hệ, những gì bạn chia sẻ với cố vấn tài chính có thể sẽ là cầu nối cho các quá trình sau này. Biết đâu họ có thể mang câu chuyện đến các nhà đầu tư hoàn hảo của bạn. Ngay bây giờ, hãy lên kế hoạch xây dựng câu chuyện thương hiệu.

Một cách khác để gia nhập vào làn sóng M&A đó là cải tiến lại ban quản trị chiến lược. Mọi người tham gia vào hội đồng vì nhiều lý do, nhưng một trong số đó là nhờ các mối quan hệ. Thêm những người có kinh nghiệm làm việc trong các lĩnh vực tương đồng hoặc những người đã nghỉ hưu từ những doanh nghiệp lớn trong ngành vào ban quản trị là một trong những cách ít tốn kém nhất để tăng sức nặng cho hồ sơ doanh nghiệp của bạn, giúp bạn dễ dàng tiếp cận đến các đối tác chiến lược hoặc doanh nghiệp tiềm năng.

Công ty của bạn có được xem là một đối tác kinh doanh tốt?

Nhà đầu tư rất bận rộn, và thường đánh giá một số cơ hội cùng một lúc. Họ đều là con người, và đương nhiên sẽ tập trung vào các lựa chọn được chuẩn bị tốt nhất để hoàn thành các bước giao dịch. Khi thành lập công ty với tư cách là một đối tác kinh doanh tốt, hãy tự đặt ra những câu hỏi:

  • Kế hoạch hoạt động của bạn hiện tại?
  • Có kế hoạch chi tiết, cụ thể nào nào cho năm tài chính hiện tại và một kế hoạch cấp cao khác cho 3-5 năm tiếp theo không?
  • Chúng có bao gồm mô hình của tổ chức và các chiến lược tuyển dụng không?
  • IP (intellectual property – tài sản trí tuệ) của bạn có được bảo vệ đầy đủ và ở dạng số không

Đọc thêm: Các chiến lược kinh doanh hiệu quả cho chủ doanh nghiệp

Các phương pháp hay nhất đòi hỏi phải duy trì một phòng dữ liệu ảo được làm mới liên tục ngay cả khi doanh nghiệp không tích cực theo đuổi M&A. Hãy xét xem công ty của bạn có thể cung cấp thông tin cần thiết về thỏa thuận này nhanh như thế nào mà không gây ảnh hưởng đến tổ chức hoặc có nguy cơ hoạt động kém hiệu quả giữa các cuộc đàm phán mua lại.

Những CEO tốt nhất mà tôi biết thường sẽ có 3 hoạt động trên bàn làm việc của họ. Đầu tiên là một danh sách những nhà điều hành/quản lý hàng đầu mà họ muốn tuyển dụng. Thứ hai là danh sách các mục tiêu mua lại tiềm năng, các doanh nghiệp cho đúng giá và đúng thời điểm sẽ làm tăng giá trị dài hạn của họ. Và điều thứ ba: các công ty có thể là nhà đầu tư tiềm năng phù hợp.

Biết ai thuộc danh sách của bạn và làm thế nào để có tên trong danh sách của công ty khác có thể tạo ra sự khác biệt giữa việc tìm kiếm đối tác phù hợp và xem xét những đối tác kém phù hợp hơn. Khi làn sóng đầu tư bắt đầu nhen nhóm, chúng di chuyển rất nhanh. Một trong những cảm giác đáng lo ngại nhất là nhìn các đối thủ cạnh tranh yếu trở nên mạnh hơn trong thời kỳ suy thoái bằng cách được nhận đầu tư bởi các doanh nghiệp lớn chỉ đơn giản bởi vì họ có các bước chuẩn bị tốt.

Có nhiều hoạt động sẽ giúp doanh nghiệp của bạn trở thành mục tiêu tìm kiếm của các nhà đầu tư hay ít nhất cũng khiến doanh nghiệp trở nên tốt hơn trong thời buổi kinh tế diễn biến khó lường. Không cần thiết phải nhận vốn đầu tư vào những thời điểm suy thoái, khó khăn, mục tiêu của việc chuẩn bị là bạn có thể lựa chọn khi thời cơ đến, cho phép bạn và doanh nghiệp có quyền tự quyết. Các bước được đề cập ở trên sẽ đảm bảo rằng quyền tự quyết nằm trong tay bạn – không phải do tình thế bắt buộc.

Metta Marketing
Chuyên gia tư vấn chiến lược thương hiệu hàng đầu

ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN, CẬP NHẬT NHỮNG THÔNG TIN HAY, MỚI NHẤT VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ MARKETING







Thẻ tag:,

Nhà sáng lập và lựa chọn nan giải: Có nên bán doanh nghiệp?

Quyết định được xem là “hóc búa” cũng như khó khăn nhất đối với đa số chủ doanh nghiệp là việc cân nhắc có nên nhận đầu tư từ các nguồn lực bên ngoài hay không, và liệu như thế có phải là “bán” doanh nghiệp của mình cho người khác.

Những điều Nhà sáng lập nên biết trước khi “bán” doanh nghiệp

Những biến chuyển tâm lý từ một Nhà sáng lập thành một người làm thuê sẽ rất khó khăn và dần có xu hướng xấu đi trong những năm tiếp theo của vòng đời doanh nghiệp. Bạn sẽ bị ảnh hưởng bởi suy nghĩ “Các nhà sáng lập xây dựng lên một doanh nghiệp X để rồi bán lại với cái giá $Y” – nhưng dần dần bạn sẽ nhận ra nhà đầu tư sẽ đánh giá bạn thông qua cách làm việc với đồng nghiệp và những lợi ích bạn mang lại cho công ty.

Một công ty khởi nghiệp sẽ như thế nào nếu mất đi Nhà sáng lập?

Thoạt nhìn, có vẻ việc thay thế người sáng lập sẽ khiến hiệu suất trở nên kém hơn, bởi cứ 10 công ty khởi nghiệp thì luôn có ít nhất 1 hoặc 2 công ty có hiệu suất giảm khi người sáng lập rời đi. Tuy nhiên, kết quả trên có thể là do các doanh nghiệp này đã hoạt động không hiệu quả trước khi có sự thay thế ở bộ máy lãnh đạo. Trên thực tế, việc thay thế những người sáng lập thực sự có ích trong việc cải thiện, gia tăng hiệu suất của công ty nói chung, và kết quả dữ liệu ở phía trên đã bị xáo trộn bởi các công ty khởi nghiệp chất lượng thấp.

Chìa khóa để tăng cơ hội mở rộng doanh nghiệp mà các lãnh đạo thường bỏ quên

Trong khi các công ty khởi nghiệp ở giai đoạn đầu không ngừng tập trung vào việc tinh chỉnh các đề xuất của họ để tìm kiếm sản phẩm phù hợp với thị trường, thì các công ty liên doanh trong giai đoạn ngoại suy thường coi việc mua lại như một cách để mở rộng thị trường

Làm cách nào để đổi mới chiến lược kinh doanh và tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững?

Làm cách nào để các công ty vốn chỉ tập trung vào sản phẩm, hoặc sản phẩm có quá ít sự khác biệt, hay các công ty đang loay hoay tìm cách nâng cao chuỗi giá trị có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh lâu dài và xây dựng các giá trị mới mà [...]

Nhân tố bí ẩn thúc đẩy doanh nghiệp – Sức mạnh kỳ diệu đến từ con người

Theo cách truyền thống, các công ty thường thúc đẩy nhân viên bằng cách lập ra một hệ thống cách chính sách khen thưởng để tạo động lực cho tất cả mọi người làm việc và tuân theo những kế hoạch do lãnh đạo đặt ra. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đối với bất kỳ công việc nào liên quan đến kỹ năng nhận thức hoặc sáng tạo, phần thưởng tài chính không thúc đẩy động lực và hiệu suất.