Điều gì sẽ xảy ra sau khi nền kinh tế Hoa Kỳ hạ cánh mềm?

Tóm lược nội dung

Khi một cuộc suy thoái đã được dự báo chắc chắn sẽ xảy ra từ một năm trước, Fed dường như đã thành công trong việc giảm lạm phát mà không gây ra suy thoái kinh tế.  Nhiều dự báo tiêu cực đều đánh giá thấp khả năng phục hồi của nền kinh tế Hoa Kỳ, điển hình là vì chúng dựa trên các mô hình lịch sử và tiền lệ, chứ không phải trên bối cảnh riêng biệt. Mặc dù việc hạ cánh mềm có thể đang tiến triển rất tốt, nhưng nó sẽ không phải là điểm kết thúc — một trạng thái mất cân bằng mới sẽ xuất hiện. Các nhà lãnh đạo không thể trông đợi vào sự chắc chắn và ổn định của nền kinh tế vĩ mô. Thay vào đó, họ phải nhận ra rằng nền kinh tế vĩ mô sẽ không bị ảnh hưởng bởi các mô hình, và quan trọng hơn hết chính là sự đánh giá tình hình.

Hạ cánh mềm

Về tác giả:
Philipp Carlsson-Szlezak: Philipp Carlsson-Szlezak là đối tác và giám đốc điều hành tại văn phòng BCG ở New York và là nhà kinh tế trưởng toàn cầu của BCG. Bạn đọc có thể liên hệ với anh ấy tại: Carlsson-Szlezak.Philipp@bcg.com
Paul Swartz: Paul Swartz là giám đốc và nhà kinh tế cấp cao tại Viện BCG Henderson, có trụ sở tại văn phòng BCG ở New York.
Martin Reeves: Martin Reeves là chủ tịch Viện BCG Henderson của Tập đoàn tư vấn Boston ở San Francisco và là đồng tác giả của Cỗ máy tưởng tượng (Harvard Business Review Press, 2021).

Ngày: 21 tháng 07 năm 2023

Chú thích: hạ cánh mềm (soft landing): là tình trạng mà một nền kinh tế dừng lại sau một kỳ tăng trưởng hoặc giảm một chút tốc độ và giữ một tốc độ tăng trưởng hợp lý. Khi một nền kinh tế đi vào hạ cánh mềm, tốc độ tăng trưởng giảm nhưng vẫn tiếp tục tăng và không có sự suy giảm hay sự sụt giảm đáng kể trong sức mạnh kinh tế.

Nền kinh tế của Hoa Kỳ sẽ một lần nữa thách thức những nhà tiên đoán thảm hoạ kinh tế sẽ xảy ra. Đã hơn một năm trôi qua kể từ khi một cuộc suy thoái được dự đoán là chắc chắn sẽ xảy ra và tuyên bố về một cuộc “hạ cánh mềm” gần như là không có. Nhưng ngày nay, việc hạ cánh mềm rất triển vọng, ngay cả khi nó chưa hoàn thành: Fed đã thành công trong việc giảm lạm phát mà không gây ra suy thoái kinh tế. Thị trường lao động – đóng vai trò như bằng chứng đáng tin cậy duy nhất cho thấy nền kinh tế đang suy thoái, đã hạ nhiệt mà không đẩy tỷ lệ thất nghiệp lên cao.

Mặc dù đây là một tin đáng mừng, nhưng sự thiếu ổn định kéo dài xung quanh nền kinh tế đã khiến nhiều nhà lãnh đạo phải bối rối,  những người đã sớm từ bỏ cuộc chơi vì dự đoán suy thoái phải trả giá. Sự thiếu ổn định này sẽ vẫn tồn tại. Điều gì xảy ra sau khi hạ cánh mềm (nếu nó có thể xảy ra trên thực tế)? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta xem xét lý do vì sao các dự đoán suy thoái kinh tế là sai và điều gì sẽ chờ đợi chúng ta ở phía trước.

Những lời tiên đoán về suy thoái kinh tế vẫn chưa được thực hiện

Hồi đại dịch, khi nhiều người tiên đoán về “Đại suy thoái”, các cuộc thảo luận trong nửa năm qua đều chìm trong tiêu cực. Một số nhà lãnh đạo dự đoán một “cơn bão” sẽ sớm tấn công nền kinh tế; những người khác bác bỏ ngay cả khả năng hạ cánh mềm.

Nhưng như biểu đồ dưới đây minh họa, đó chính xác là những gì đã diễn ra trong 16 tháng qua. Cơ hội việc làm tăng cao khi các công ty chịu ít áp lực hơn và tỷ lệ nghỉ việc giảm khi người lao động cảm thấy họ ít bị lôi kéo hơn, trong khi việc tuyển dụng (“bảng lương”) tiếp tục tăng với tốc độ mạnh mẽ. Không hề có dấu hiệu suy thoái khi tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở gần mức thấp nhất trong 60 năm.

Điều gì đã sai, hoặc chính xác hơn thì điều gì đã đúng?

Nhiều dự báo tiêu cực đều đánh giá thấp khả năng phục hồi của nền kinh tế Hoa Kỳ, điển hình là vì chúng dựa trên các mô hình lịch sử và tiền lệ, chứ không phải trên bối cảnh riêng biệt. Hãy xem xét bốn biểu hiện sau đây về khả năng phục hồi:

  • Khả năng phục hồi của thị trường lao động. Một giả định phổ biến là chính sách tiền tệ sẽ đẩy nhu cầu việc làm một cách tổng thể xuống thấp. Thay vào đó, chúng ta thấy được các điểm yếu, được bao phủ bởi sức mạnh tổng thể. Việc sa thải đáng kể đã xảy ra khi việc tuyển dụng bị quá tải (ví dụ: lĩnh vực công nghệ) nhưng trong các lĩnh vực khác (ví dụ: dịch vụ), việc tuyển dụng vẫn đang diễn ra mạnh mẽ. Người lao động bị sa thải đã tìm được việc làm mới. Khả năng phục hồi đã được tìm thấy trong sự đa dạng hóa kinh tế bất thường của các lĩnh vực suy thoái với những lĩnh vực đang bùng nổ.
  • Khả năng phục hồi của tiêu dùng. Việc sa thải ngày càng tăng, lạm phát ăn mòn ngân sách hộ gia đình và danh mục đầu tư giảm làm suy yếu bảng cân đối kế toán. Tình trạng này tiếp diễn khiến các nhà dự đoán cho rằng chi tiêu sẽ sụp đổ. Bối cảnh rất quan trọng. Bảng cân đối kế toán có bộ đệm, bao gồm cả tiền mặt. Và trong khi ngân sách cá nhân bị siết chặt, tổng thu nhập tiếp tục tăng nhanh khi tuyển dụng vẫn tiếp tục diễn ra, mang lại sức mạnh cho người tiêu dùng. Thấu chi tổng hợp chưa xảy ra.
  • Khả năng phục hồi của nhà ở. Một nỗi sợ thường thấy là khi lãi suất tăng sẽ làm suy yếu thị trường nhà ở, gây ra trì hoãn hoạt động xây dựng, đẩy giá xuống, hoặc thậm chí, như một số người dự đoán, gây ra một cuộc suy thoái nhà ở khác. Nhưng những câu chuyện này đã bỏ qua thực tế rằng hoạt động vẫn chính xác vì số lượng nhà ở còn tồn đọng thấp. Kết quả là, mức giá cao hơn đã làm giảm — thay vì bóp nghẹt — hoạt động nhà ở. Nhà ở bắt đầu giảm giá, giao dịch giảm, nhưng chúng đã ổn định và đang tăng trở lại.
  • Khả năng phục hồi của hệ thống tài chính. Một mối lo sợ phổ biến khác là Fed sẽ tăng lãi suất cho đến khi có sự cố xảy ra. Lối suy nghĩ rằng hệ thống tài chính sẽ là tài sản thế chấp bị thiệt hại do lãi suất cao hơn không phải là không có căn cứ, như chúng ta đã từng chứng kiến sự sụp đổ của SVB. Nguy cơ sụp đổ “lây” bị thổi phồng lên, người ta không tin vào khả năng ngăn chặn nó của các nhà hoạch định chính sách.

Các kết quả tốt hơn mong đợi đều có điểm chung. Mỗi mối quan tâm đều có giá trị nhưng lại bị xem xét quá hẹp. Các động cơ đặc biệt, theo bối cảnh và tình huống quan trọng hơn những mối quan hệ lịch sử  và các mô hình dựa trên lịch sử khi ta bàn đến các lĩnh vực này.

Một bài học ít thường được nghiên cứu kĩ dường như là tin tưởng vào các mô hình kinh tế vĩ mô một cách mù quáng. Các đặc điểm riêng của chu kỳ đòi hỏi sự đánh giá hơn là dự báo chính xác. Dù vậy, sự chú ý lại được dồn về phía những lời tiên đoán tiêu cực nhất.

Con đường phía trước

Kinh tế học thường đóng khung một cách vô nghĩa định nghĩa: chu kỳ kinh tế là “chuyển sang trạng thái cân bằng”. (tương tự với “hạ cánh mềm” trong lĩnh vực hàng không) Trên thực tế, chúng ta luôn chuyển từ trạng thái mất cân bằng đặc thù này sang trạng thái mất cân băng đặc thù khác, nghĩa là các giám đốc điều hành không thể chỉ dựa vào dự báo. Các động cơ đặc thù mới sẽ luôn tạo ra nhiều tình huống mới mà các mô hình kinh tế chưa sẵn sàn để tiếp nhận.

Vậy sự mất cân bằng mới có thể là gì?

Mặc dù các giai đoạn đầu tiên của cuộc hạ cánh mềm thành công, nhưng loại trừ trường hợp suy thoái kinh tế là sai lầm. Nó vẫn là một viễn cảnh có thể, thậm chí là chắc chắn xảy ra (và theo thời gian là không thể tránh khỏi). Chính sách tiền tệ vẫn còn một chân trên phanh. Những cú sốc thực sự luôn có thể kết thúc một chu kỳ, đặc biệt là khi tăng trưởng đã chậm và nền kinh tế do đó dễ bị tổn thương hơn, đồng thời các yếu tố gây căng thẳng tài chính, chẳng hạn như sự cố ngân hàng, có thể xuất hiện bất ngờ. Xem xét ba loại rủi ro suy thoái là điều cần thiết, nhưng chúng ta vẫn đồng ý với nhau rằng nguy cơ xảy ra suy thoái thấp hơn nhiều

Tăng tốc trở lại có nhiều khả năng hơn, vì một nền kinh tế kiên cường sẽ thành công trong giai đoạn tăng trưởng yếu (nhưng không suy thoái) này. Tuy nhiên, việc tái tăng tốc như vậy có thể diễn ra theo những cách khác nhau – một số được hoan nghênh, một số khác thì không.

Viễn cảnh 1: Tái vận hành nền kinh tế quá tốc độ

Nếu nhu cầu tăng mạnh và vượt quá khả năng của nền kinh tế (lao động, vốn và các quy trình quen thuộc), một đợt lạm phát khác có thể xảy ra. Điều này sẽ đòi hỏi một đợt thắt chặt tiền tệ mới với tất cả các rủi ro mà chúng ta đã thảo luận ở trên.

Mặc dù vậy, nó sẽ không ngay lập tức dẫn đến “ngưng lạm phát” đây là câu chuyện sai lầm trong hai năm qua rằng nền kinh tế Hoa Kỳ đang chứng kiến sự trở lại cơ cấu của lạm phát. Điều đó có nghĩa là một đợt lạm phát theo chu kỳ khác đến (và đi) với sự thiếu đồng bộ giữa cung và cầu.

Viễn cảnh 2: Một nền kinh tế cân bằng

Nếu nhu cầu tăng phù hợp với khả năng của nền kinh tế, việc mở rộng có thể diễn ra với tốc độ tăng trưởng chấp nhận được mà không có áp lực lạm phát mới. Chính sách tiền tệ có thể chuyển từ lập trường rất chặt chẽ sang lập trường trung lập hơn, cho đến khi xuất hiện một sự cân bằng mới.

Viễn cảnh 3: Một nền kinh tế tốt trên mong đợi

Chúng ta biết điều này đã đến khi năng lực của nền kinh tế tăng trưởng nhanh hơn đáng kể so với nhu cầu, tạo điều kiện cho tăng trưởng nhanh chóng mà không kèm theo lạm phát theo chu kỳ. Mặc dù sự hình thành vốn lớn và sự tham gia thị trường lao động mạnh mẽ có thể là bàn đạp cho viễn cảnh này diễn ra ở một mức độ nào đó, nhưng mấu chốt vẫn là sự tăng tốc của tăng trưởng năng suất.

Điều này có thể xảy ra và có khả năng xảy ra không?

Nhiều doanh nghiệp mong muốn tăng trưởng cao hơn nhiều nhờ ChatGPT và các ứng dụng khác của AI, nhưng tiếc thay lại không quá nhanh. Sự sẵn có của công nghệ không đảm bảo tăng trưởng năng suất nhanh hơn; hãy nghĩ công nghệ chỉ là nhiên liệu. Tia lửa thường xuất hiện dưới hình thức thị trường lao động thắt chặt. Khi các công ty buộc phải thay thế vốn cho lao động, họ có xu hướng làm nhiều hơn. Khi họ không thể thuê nhân công nữa, họ sẽ chuyển đổi quy trình của mình.

Sự thắt chặt thị trường lao động bền vững như vậy và lợi ích của nó là một triển vọng thực tế. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo nên thận trọng về quy mô và tốc độ của những lợi ích đó. Mức tăng năng suất lớn ở cấp độ kinh tế vĩ mô diễn ra dần dần, không đột ngột và quy mô của chúng thường được kỳ vọng quá cao — như chúng ta đã thấy trong đại dịch, khi các nhà phân tích vội vã viết thêm 1 điểm phần trăm tăng trưởng không có thật.

Lợi ích của viễn cảnh như vậy sẽ rộng hơn thay vì chỉ là tăng trưởng cao hơn một chút. Thị trường lao động chặt chẽ tạo ra sự tăng trưởng tiền lương thực tế trên toàn bộ phân phối thu nhập, và những người hưởng lợi nhiều nhất có xu hướng nằm ở dưới cùng chuỗi phân phối. Điều này tạo ra cơ hội thăng tiến nghề nghiệp và tạo việc làm cho những người có ít cơ hội hơn hoặc phải vật lộn để có được việc làm, và nó kéo những người đã rời đi vào lại thị trường lao động.

. . .

Mặc dù việc hạ cánh mềm có thể đang tiến triển đầy hứa hẹn, nhưng nó sẽ không phải là trạng thái cuối cùng, một sự mất cân bằng mới sẽ xuất hiện. Các nhà lãnh đạo không thể chờ đợi sự chắc chắn hoặc ổn định kinh tế vĩ mô. Thay vào đó, họ phải nhận ra rằng nền kinh tế vĩ mô sẽ không bị ảnh hưởng bởi các mô hình — và điều quan trọng là đánh giá. Các tiêu đề tiêu cực sẽ vẫn tồn tại, và các mô hình kinh tế sẽ cho ta một cái nhìn phẳng về thế giới bị mất đi bối cảnh quan trọng của nó. Các nhà lãnh đạo phải áp dụng các kỹ năng tương tự mà họ sử dụng hằng ngày để dẫn dắt công ty của họ vượt qua sự thiếu ổn định để điều hướng nền kinh tế vĩ mô. Họ phải tránh phản ứng thái quá với dữ liệu mới nhất cũng như tránh mang một quan điểm không thay đổi về tương lai.

Đối với các công ty, những thách thức của một nền kinh tế chặt chẽ, bao gồm áp lực ký quỹ, cũng như lãi suất cao hơn nhưng bền vững có khả năng sinh tồn — nhưng chúng thích hợp hơn để thay thế cho suy thoái kinh tế. Đối mặt với những thách thức này có nghĩa là cần nhiều vốn hơn để thay thế lao động, đổi mới nhiều hơn và tiếp thu công nghệ nhiều hơn. Mỗi yếu tố này tạo thành nền tảng của viễn cảnh kinh tế tốt hơn cả mong đợi.

Bây giờ, khi mà bạn đã đọc đến đây, bạn hẳn là người rất quan tâm đến việc tìm kiếm các giải pháp hiệu quả cho các hoạt động tăng trưởng của doanh nghiệp. Metta Marketing rất vui mừng nếu bạn kết nối với chúng tôi, và chúng tôi sẵn sàng cung cấp một buổi tư vấn miễn phí cho doanh nghiệp về sales và marketing, như là một lời cảm ơn của Metta đến với bạn, người đọc bài viết này.

Nguồn: Harvard Business Review

Metta Marketing
Chuyên gia tư vấn chiến lược thương hiệu hàng đầu

ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN, CẬP NHẬT NHỮNG THÔNG TIN HAY, MỚI NHẤT VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ MARKETING







 

Doanh nghiệp nên khai thác nền kinh tế sáng tạo như thế nào

Tóm tắt:  Những nhà sáng tạo không chỉ thay đổi hoạt động tiếp thị mà đang chuyển đổi việc phát triển sản phẩm trong nền kinh tế sáng tạo. Họ có thể thúc đẩy nhu cầu về các sản phẩm chuyên biệt, đẩy nhanh vòng đời sản phẩm và thậm chí thay đổi giá trị […]

Tất cả các chiến lược kinh doanh đều thuộc 4 loại

Mặc dù các khung chiến lược có thể giúp xác định một cơ hội có hấp dẫn hoặc một chiến lược khả thi, nhưng các khung chiến lược đó không giúp xác định cơ hội và xây dựng cơ hội ngay từ đầu. Như chuyên gia chiến lược huyền thoại Gary Hamel đã nói: “Bí […]

Tại Sao Các Nhà Lãnh Đạo Doanh Nghiệp Phải Chống Lại Phong Trào Chống ESG?

Tóm tắt: Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ đang phải đối mặt với những cuộc chiến văn hóa xoay quanh các vấn đề như: DEI (Đa dạng, Công bằng, Cổ phần), quyền LGBTQ+, phá thai và đầu tư vào ESG (Môi trường, Xã hội, Quản trị) – hiện đang bị các chính trị gia […]

Do lo ngại về ESG, hơn 70% công ty từ bỏ các thương vụ mua bán và sáp nhập

Theo một khảo sát gần đây của Deloitte – công ty kiểm toán chuyên nghiệp đa quốc gia, các cân nhắc về tính bền vững đang ngày càng đóng vai trò trung tâm trong hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A). Báo cáo cho thấy hơn 70% lãnh đạo M&A đã từ bỏ các […]

Kinh nghiệm cho doanh nghiệp OBM để thương hiệu Việt lớn mạnh trên thị trường quốc tế

Là doanh nhân khao khát xuất khẩu thương hiệu Việt ra thị trường bên ngoài, sáng lập viên Metta Marketing, chuyên gia chiến lược Phụng Ngô đã đúc kết 4 kinh nghiệm quan trọng khi kinh doanh và giữ vững thương hiệu của bản thân tại thị trường quốc tế. Kinh nghiệm thứ nhất: Cạnh […]

Chiến lược và quản lý ESG: Hướng dẫn đầy đủ cho doanh nghiệp

Dịch và biên soạn theo Theo TechTarget.com Các sáng kiến ESG có thể giúp thúc đẩy thành công trong kinh doanh. Hướng dẫn này đưa ra cái nhìn sâu sắc về việc tạo và quản lý chiến lược ESG nhằm mang lại lợi ích cho công ty và các bên liên quan khác nhau. Đối […]