Tại Sao Các Nhà Lãnh Đạo Doanh Nghiệp Phải Chống Lại Phong Trào Chống ESG?

Tóm tắt: Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ đang phải đối mặt với những cuộc chiến văn hóa xoay quanh các vấn đề như: DEI (Đa dạng, Công bằng, Cổ phần), quyền LGBTQ+, phá thai và đầu tư vào ESG (Môi trường, Xã hội, Quản trị) – hiện đang bị các chính trị gia và chuyên gia bảo thủ chỉ trích. Thay vì đứng ngoài cuộc, bài báo này cho rằng các nhà lãnh đạo không thể né tránh những chủ đề này mà cần phải có trách nhiệm đạo đức và kinh doanh để giải quyết chúng một cách dũng cảm.

Cuộc chiến văn hóa ở Mỹ diễn ra sôi nổi, thậm chí lan rộng sang cả lĩnh vực kinh doanh, gây sức ép lên các công ty trong việc giải quyết các vấn đề nhạy cảm như: phá thai, quyền của người đồng tính và chuyển giới, bình đẳng giới và chủng tộc, và biến đổi khí hậu. Đặc biệt, họ đang phải đối mặt với những câu hỏi về lập trường của họ trong các vấn đề xã hội, chủ yếu đến từ phe bảo thủ trong chính trị. Điều này đặt các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, 70% là người của Đảng Cộng Hòa, vào thế khó: họ bị chính đảng của mình nghi ngờ là đang ủng hộ “chủ nghĩa thức tỉnh” (woke) hoặc tham gia vào tiến trình xây dựng ESG. 

Tránh né các vấn đề nhạy cảm có vẻ là chiến lược an toàn cho nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, dù có trốn tránh đến đâu, họ cũng không thể tránh khỏi việc phải lên tiếng về những vấn đề quan trọng của xã hội, đặc biệt là khi đối mặt với kỳ vọng từ các bên liên quan, bao gồm khách hàng trẻ tuổi và nhân viên. 

Đối mặt với làn sóng cáo buộc “chủ nghĩa thức tỉnh” ngày càng gia tăng, việc chuẩn bị và đưa ra phản hồi hiệu quả là ưu tiên hàng đầu của các nhà lãnh đạo. Bài viết này sẽ phân tích tình hình hiện tại và đề xuất những định hướng cho các nhà lãnh đạo để ứng phó với những cáo buộc này. 

Phong Trào “Chống-ESG” là gì?

Để hiểu rõ hơn quan điểm của phe cánh hữu về ESG, trước tiên, cần làm rõ các khái niệm và bối cảnh liên quan. ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị) là một bộ tiêu chí được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực tài chính để đánh giá rủi ro và cơ hội của một công ty hoặc khoản đầu tư dựa trên các yếu tố môi trường, xã hội và quản trị. Chữ “G” trong ESG đề cập đến việc một công ty quản lý và giải quyết các vấn đề môi trường và xã hội tốt như thế nào.

esg 1
ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị) là một bộ tiêu chí được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực tài chính hiện đang bị nhiều chính trị gia bảo thủ chỉ trích

“Phát triển bền vững” là một ý tưởng rộng hơn nhiều so với ESG, nó bao hàm vai trò của doanh nghiệp trong xã hội, tác động của doanh nghiệp đến môi trường và xã hội, đồng thời tác động ngược lại từ môi trường và xã hội lên doanh nghiệp. Nhãn “chống-ESG”thường được sử dụng để nhắm vào các nhà đầu tư (sẽ thảo luận chi tiết sau), nhưng nó chỉ là một phần của nỗ lực “chống chủ nghĩa thức tỉnh” và chống lại xu hướng phát triển bền vững. Một giám đốc điều hành tại quỹ đầu tư khổng lồ Morningstar đã tóm tắt điều này một các súc tích trong bài báo như sau: “Chống ESG đại diện cho sự phản đối việc lan truyền “các giá trị tự do” trong xã hội dân sự”. 

Sự phản đối rộng rãi này đối với tính bền vững môi trường và xã hội tác động như thế nào đến doanh nghiệp? Dưới đây là một số ví dụ cụ thể:

Quyền của cộng đồng LGBTQ+

Một ví dụ điển hình cho thấy sự can thiệp của chính phủ vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vì lý do xã hội là cuộc chiến giữa Thống đốc Đảng Cộng hòa và cơ quan lập pháp Florida với Tập đoàn Walt Disney (nhà tuyển dụng lớn nhất của bang). Năm 2022, Giám đốc điều hành lúc bấy giờ của Disney đã lên tiếng phản đối dự luật “cấm thảo luận về người đồng tính” (Don’t Say Gay) của Florida, vốn được cho là “nhắm vào trẻ em và gia đình đồng tính nam, đồng tính nữ, song tính và chuyển giới một cách bất công”. Tuyên bố công khai này được đưa ra sau khi chịu sức ép dữ dội và phẫn nộ từ chính nhân viên của ông.

Việc ủng hộ quyền của người LGBTQ+ không phải là điều mới mẻ đối với doanh nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch – ngành này từ lâu đã nhận thấy lợi ích của việc tiếp thị và tuyển dụng nhân viên trong cộng đồng LGBTQ+. Tuy nhiên, các nhà lập pháp và thống đốc đứng đằng sau dự luật chống lại quyền LGBTQ+ thường nhắm vào Disney bằng cách tước đi một số lợi thế kinh tế lâu dài và khả năng tự quản lý của công ty ở miền trung Florida.

Cuộc chiến vẫn tiếp tục. Disney đã đạt được một số thành công trong các tranh chấp pháp lý nhằm làm suy yếu những ảnh hưởng mới của chính phủ đối với hoạt động của mình. Giám đốc điều hành Bob Iger nói với các cổ đông rằng hành động trả đũa của chính phủ Florida không chỉ “chống lại doanh nghiệp… mà còn chống lại Florida”.

esg 2
Năm 2022, Giám đốc điều hành lúc bấy giờ của Disney đã lên tiếng phản đối dự luật “cấm thảo luận về người đồng tính” (Don’t Say Gay) của Florida

Phá thai

Sau phán quyết của Tòa án tối cao Hoa Kỳ trong vụ Dobbs kiện Tổ chức Sức khỏe Phụ nữ Jackson, quyền phá thai đã bị tước đoạt, đặt ra nhiều thách thức mới cho các doanh nghiệp. Một số công ty chủ động hỗ trợ nhân viên nữ bằng cách chi trả chi phí đến các tiểu bang khác để thực hiện các dịch vụ chăm sóc sinh sản hợp pháp. Đối với các công ty liên quan trực tiếp đến chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là các chuỗi hiệu thuốc lớn, phải đối mặt với áp lực về việc liệu họ có nên tiếp tục bán thuốc phá thai hay không.

Đa dạng, Bình đẳng và Hòa nhập (DEI)

Trong những năm gần đây, số lượng các vị trí Giám đốc Đa dạng (Chief Diversity Officer) tăng lên đáng kể, và hiệu quả của công ty trong các chỉ số về đa dạng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định mức lương cho ban lãnh đạo. Sau vụ sát hại George Floyd vào năm 2020, các tập đoàn Mỹ đã cam kết công khai chi ít nhất 50 tỷ đô la để chống lại nạn phân biệt chủng tộc mang tính hệ thống. Tuy nhiên, hiệu quả và phương thức giám sát việc thực hiện các cam kết này vẫn còn gây nhiều tranh cãi. 

Các công ty thường tự hào về những nỗ lực DEI của họ và tiếp tục thực hiện các cam kết, chẳng hạn như sáng kiến mới từ Ariel Investments, “Dự án Black”, sự tập hợp của các thương hiệu lớn như Walmart, JPMorgan Chase, Lowe’s và các thương hiệu khác để xây dựng chuỗi cung ứng đa dạng hơn.

Nhưng phe cánh hữu chống-ESG thường xuyên tấn công DEI một cách vô lý. Sau sự sụp đổ của Ngân hàng Thung lũng Silicon, Thống đốc Florida và các chuyên gia cánh hữu đã đổ lỗi cho “chủ nghĩa thức tỉnh” và sự đa dạng là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ này. Thậm chí, một bài báo gây tranh cãi trên Wall Street Journal bình luận về những cải thiện khiêm tốn trong việc đa dạng hóa hội đồng quản trị của ngân hàng, và tuyên bố, “Tôi không nói rằng 12 người đàn ông da trắng có thể tránh được mớ bòng bong này, nhưng ban lãnh đạo ngân hàng có thể đã bị phân tâm bởi các yêu cầu về đa dạng”. Những tuyên bố này không chỉ vô căn cứ – không có bằng chứng nào cho thấy sự đa dạng đóng bất kỳ vai trò nào dẫn đến sự sụp đổ – mà chúng còn thể hiện sự ngu ngốc và phân biệt chủng tộc. 

Đầu tư ESG

Ý tưởng tích hợp các yêu tố ESG vào việc đánh giá, sàng lọc các khoản đầu tư đã có từ nhiều thập kỷ trước. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, xu hướng này đã ghi nhận sự gia tăng mạnh mẽ khi các nhà đầu tư ngày càng nhận thức rõ ràng về mối liên hệ giữa các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu và rủi ro kinh tế, kinh doanh. Họ đã sàng lọc các công ty theo rủi ro liên quan đến ESG, tạo ra các quỹ đầu tư mới khổng lồ thu hút hàng trăm tỷ đô la vốn. Kết quả là có hơn 100 nghìn tỷ đô la trong các quỹ ESG vào năm 2022.

Mặc dù định nghĩa và lĩnh vực quỹ ESG còn tương đối mới và chưa có sự thống nhất hoàn toàn nhưng sức hút của nó vẫn không hề suy giảm, ngay khi đứng trước đại dịch và sự biến động của thị trường chứng khoán toàn cầu. Nổi bật là các quỹ ESG có xu hướng ưu tiên đầu tư vào lĩnh vực công nghệ và hạn chế đầu tư vào ngành dầu khí. Do đó, khi hơn 300 tỷ đô la được rút khỏi tất cả các quỹ đầu tư ở Mỹ, các quỹ ESG vẫn giữ nguyên được tài sản giá trị ròng. Trên thị trường đầy biến động, việc giữ vững tài sản trong đợt rút vốn ồ ạt là một thành công đáng kể.

Lý do chính khiến các nhà đầu tư tiếp tục rót vốn vào quỹ ESG bất chấp rủi ro và sự mơ hồ là: tác động của các vấn đề môi trường và xã hội như biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh; khách hàng ngày càng có xu hướng lựa chọn các kênh đầu tư hướng đến ESG và có tác động tích cự đến môi trường và xã hội. 

esg 3
Mặc dù định nghĩa và lĩnh vực quỹ ESG còn tương đối mới và chưa có sự thống nhất hoàn toàn nhưng sức hút của nó vẫn không hề suy giảm, ngay khi đứng trước đại dịch và sự biến động của thị trường chứng khoán toàn cầu

Nhưng một số nhà lãnh đạo trong chính phủ lại không ủng hộ điều này. Dưới danh nghĩa “chống chủ nghĩa thức tỉnh”, một số tiểu bang ở Mỹ đã bắt đầu rút vốn khỏi các quỹ ESG nổi tiếng như BlackRock – nhà quản lý tài sản lớn nhất thế giới. Hành động này nằm trong chiến lược rộng lớn hơn nhằm chống lại “các giá trị tự do” mà Morningstar đã đề cập. So với việc thông qua luật chống LGBTQ+, đây được xem là đòn bẩy dễ thực hiện hơn để cản trở sự phát triển của quỹ đầu tư ESG. 

Các Nhà Lãnh Đạo Doanh Nghiệp Nên Cân Nhắc Điều Gì?

Rõ ràng, có rất nhiều điều đang diễn ra. Trong bối cảnh đó, việc xác định vai trò của doanh nghiệp trong xã hội trở thành vấn đề cấp bách nhất. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp nên chú ý và rút ra ba bài học quan trọng. 

Đừng để tiếng ồn bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của bạn! 

Mặc dù làn sóng chỉ trích đầu tư ESG ngày càng gia tăng, đặc biệt từ một số nhà đầu từ ở các khu vực bảo thủ, nhiều nhà đầu tư vẫn kiên định với quan điểm của mình. Giám đốc điều hành quỹ hưu trí ở Kentucky và North Dakota cho biết họ sẽ không rút vốn khỏi các công ty dịch vụ tài chính thân thiện với ESG. Tương tự, ở Indiana và Nebraska, các hiệp hội ngân hàng đang tích cực vận động hành lang chống lại luật do đảng Cộng hòa soạn thảo, luật này sẽ buộc họ phải ngừng hợp tác với bất kỳ tổ chức tài chính nào sử dụng tiêu chí ESG.

Lý do đằng sau sự phản đối này không phải vì họ muốn làm điều tốt, mà đơn giản vì đó là lợi ích kinh doanh của họ. Các vấn đề môi trường và xã hội có tác động đáng kể đến hoạt động của doanh nghiệp, buộc các nhà đầu tư phải cân nhắc những yếu tố có liên quan đến pháp luật trước khi tiến hành đầu tư. Các nhà quản lý quỹ hưu trí ở Kentucky khẳng định rằng việc không đầu tư vào BlackRock sẽ “vi phạm trách nhiệm tín thác của họ”. Thực tế đã chứng minh điều này: Một nghiên cứu của Trường Kinh doanh Wharton ước tính rằng luật chống ESG của Texas đã khiến bang này thiệt hại 532 triệu USD do lãi suất trái phiếu thành phố cao hơn. Do đó, việc áp dụng luật chống ESG có thể khiến người nộp thuế thiệt hại hàng trăm triệu USD, điều này hoàn toàn trái ngược với lợi ích của những người về hưu.

Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng cần đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng về các sản phẩm và dịch vụ ESG. Ví dụ, vài năm trước, tại một hội nghị dành cho các khách hàng quản lý tài sản tư nhân do một ngân hàng lớn tổ chức, Giám đốc quản lý tài sản toàn cầu của ngân hàng đã chia sẻ với các khách hàng siêu giàu rằng: “Qua khảo sát khách hàng trên toàn cầu, chúng tôi nhận thấy điều quan trọng nhất mà các bạn mong muốn là đầu tư tác động và ESG.” Đây là một sự thay đổi đáng kể so với quan điểm truyền thống chỉ tập trung vào việc tối đa hóa lợi nhuận, hoạt động thiện nguyện và kế hoạch phân bổ tài sản của gia đình.

Không chỉ ngành tài chính, mà tất cả các doanh nghiệp đều cần gạt bỏ áp lực chống ESG để ưu tiên nhu cầu của khách hàng. Các công ty sản phẩm tiêu dùng và thực phẩm cũng được hưởng lợi từ việc tiếp thị và tạo ra các sản phẩm cho các phân khúc khách hàng đa dạng, những người mong muốn lựa chọn sản phẩm bền vững. Quay trở lại với các công ty dược phẩm, việc nhượng bộ các cơ quan lập pháp tiểu bang về vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản đồng nghĩa với việc bỏ qua một thị trường tiềm năng lớn cho những người có nhu cầu về các sản phẩm này.

Tóm lại, những chính trị gia chỉ quan tâm đến việc tăng danh tiếng và tranh cử tổng thống có thể sẽ không chú trọng đến lợi ích tốt nhất của nền kinh tế hoặc doanh nghiệp của bạn. Do đó, bạn không có nghĩa vụ phải chiều chuộng họ nếu họ đe dọa lợi nhuận, mô hình kinh doanh hoặc khách hàng của bạn.

Bạn có thể ghét việc phải tham gia vào các vấn đề chính sách, nhưng bạn không thể tránh khỏi nó

Các công ty không thể đứng ngoài cuộc nữa vì không có chỗ cho những công ty muốn đứng ngoài cuộc. Trong một thế giới ngày càng minh bạch, sự im lặng có thể gây ra nhiều hậu quả tiêu cực. Theo khảo sát của Edelman Trút Barometer, có khoảng 70 đến 90% số người được hỏi mong đợi các CEO lên tiếng công khai về các vấn đề như biến đổi khí hậu, phân biệt đối xử và khoảng cách giàu nghèo.

Tuy nhiên, việc tham gia vào các vấn đề chính sách cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Doanh nghiệp cần cẩn trọng để đảm bảo sự nhất quán trong hành động và lời nói đối với các bên liên quan. Ví dụ, nếu doanh nghiệp tuyên bố cam kết bình đẳng giới nhưng lại im lặng khi chính phủ có động thái hạn chế quyền của nhân viên nữ, điều này sẽ gây ra mâu thuẫn và làm mất uy tín. Tương tự, nếu doanh nghiệp đặt ra mục tiêu giảm thiểu khí thải carbon nhưng lại vận động hành lang chống lại các chính sách bảo vệ môi trường, đây sẽ là hành động thiếu trách nhiệm.

Vì vậy, các doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược trách nhiệm chính trị: Doanh nghiệp cần đánh giá lại mối quan hệ đồng minh. Thay vì chỉ tập trung vào lợi ích kinh tế ngắn hạn như thuế, ưu đãi ngành, hay luật pháp, doanh nghiệp cần hướng đến hợp tác với những người có cùng giá trị và mục tiêu để xây dựng một xã hội công bằng và bền vững. Bởi vì khi cuộc chiến văn hóa nóng lên, các chính trị gia có xu hướng tấn công doanh nghiệp từ mọi phía để đạt được lợi ích chính trị. Do đó, hãy đánh giá những gì thực sự giúp hoạt động của doanh nghiệp phát triển theo hướng công bằng hơn và tích cực hơn, để góp phần giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường. Hãy hợp tác với các quan chức chính phủ có thể thúc đẩy các chính sách phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp và lợi ích của cộng đồng. 

Hãy làm điều đúng đắn

Đừng khuất phục trước các nhà lãnh đạo chính trị muốn làm chậm tiến độ công bằng hóa thế giới hay trước những kẻ muốn tước đoạt quyền cơ bản của con người một cách có hệ thống. Nhiều bên liên quan, bao gồm khách hàng và nhân viên, có thể đồng tình với sự tức giận và những lời công kích nhắm vào những người lên tiếng bảo vệ các nhóm yếu thế. Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ là một bộ phận lớn hơn, đặc biệt là khách hàng và nhân viên trẻ tuổi, mong muốn bạn lên tiếng bảo vệ những nhóm này và thể hiện sự nhất quán trong các giá trị của mình, ngay cả khi điều đó khiến bạn gặp khó khăn. Giám đốc điều hành mới của Mars, Poul Weihrauch, đã nêu rõ quan điểm kinh doanh và đạo đức trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Financial Times: “Việc các công ty từ bỏ cam kết xã hội và môi trường trước những cuộc tấn công chính trị vô nghĩa có nguy cơ đẩy lùi một thế hệ nhân tài”.

Nhưng ngay cả khi bạn không biết chính xác nhóm nào lớn hơn thì tại sao không chọn làm điều đúng đắn? Các công ty nên tiếp tục đấu tranh cho quyền được yêu thương của mọi người, bất kể giới tính hay xu hướng tính dục, bình đẳng cho phụ nữ và người da màu, bảo vệ môi trường để đảm bảo sự tồn tại của nhân loại.

Chúng ta có thể tranh luận về cách thức thực hiện những điều này, ví như chính sách và cách tiếp cận của doanh nghiệp có phù hợp với việc giải quyết biến đổi khí hậu như thế nào thông qua nhiều phương diện đạo đức, tài chính và khoa học; ví dụ, hỗn hợp chính sách phù hợp hoặc cách tiếp cận từ doanh nghiệp để giải quyết biến đổi khí hậu là gì? Lịch sử cho thấy doanh nghiệp có tư duy tiến bộ thường đi trước chính phủ trong việc thúc đẩy thay đổi tích cực. Ví dụ, Coke và Pepsi đã cạnh tranh để tiếp thị và tuyển dụng người Mỹ gốc Phi vào những năm 1940, góp phần thúc đẩy việc bãi bỏ phân biệt chủng tộc. Các doanh nghiệp cũng ủng hộ quan hệ đối tác trong nước trước khi hôn nhân đồng tính hợp pháp. Ngoài việc mang lại lợi ích kinh doanh, những hành động này còn thể hiện sự đúng đắn về mặt đạo đức.

esg 4
Năm 1940, Coke và Pepsi đã cạnh tranh để tiếp thị và tuyển dụng người Mỹ gốc Phi, góp phần thúc đẩy việc bãi bỏ phân biệt chủng tộc

Cổ vũ tinh thần tiên phong

Khi đối mặt với những thế lực phi logic và không khoan dung, điều quan trọng là doanh nghiệp cần dũng cảm lên tiếng để bảo vệ những giá trị cốt lõi của mình, quyền lợi của nhân viên và lợi ích của cộng đồng. Hãy thể hiện lập trường rõ ràng và cho mọi người biết rằng bạn không chấp nhận những hành vi sai trái.

Trong những tranh cãi gay gắt, một số tổ chức chọn cách dũng cảm lên tiếng bảo vệ quan điểm của mình, trong khi những tổ chức khác lại chọn im lặng hoặc thậm chí lật lọng. Trong cuộc chiến về thuốc phá thai, gã khổng lồ dược phẩm Walgreens ban đầu đã đưa ra phản hồi không rõ ràng về việc bán thuốc phá thai, sau đó lại thay đổi lập trường. Hành động này khiến họ đánh mất niềm tin của nhiều khách hàng và nhân viên. Ban đầu, họ nói rằng mình sẽ không bán thuốc phá thai nhưng sau đó, để ghi điểm với các chính trị gia Đảng Cộng hòa và một nhóm khách hàng, họ đã nói rằng đây là một sản phẩm hợp pháp được Hiệp hội Sản khoa và Phụ khoa Hoa Kỳ (American College of Obstetricians and Gynecologists) coi là an toàn và hiệu quả. 

Cuộc chiến chống lại nhà đầu tư ESG đang chứng kiến những diễn biến trái chiều. Trong khi một số tổ chức tài chính đang tăng cường cam kết với ESG như Morgan Stanley đầu tư gấp đôi vào ESG và lập thêm nhiều quỹ trong tháng 2 thì “gã không lồ” quản lý quỹ Vanguard đã rút khỏi một thỏa thuận toàn cầu về giảm phát khí thải carbon bằng 0 vào năm 2050 (theo Bloomberg). Giám đốc điều hành của Vanguard lập luận trên tờ Financial Times rằng họ không thể đảm bảo đầu tư ESG sẽ mang lại hiệu quả vượt trội so với đầu tư chỉ số rộng. Tuy nhiên, lập luận này có vẻ thiếu thuyết phục. Đầu tư vốn dĩ không thể đảm bảo lợi nhuận tuyệt đối, và điều này đúng với tất cả các loại hình đầu tư, bao gồm cả công nghệ hay chăm sóc sức khỏe. Mục đích chính của đầu tư ESG là quản lý rủi ro và đáp ứng nhu cầu của khách hàng, chứ không phải hứa hẹn lợi nhuận cao nhất.

Một số doanh nghiệp đang áp dụng chiến lược “giấu xanh”, tức là họ vẫn tiếp tục thực hiện các nỗ lực bảo vệ môi trường và xã hội nhưng lại chọn im lặng về những nỗ lực này. Giống như một thiếu niên lén lút vào nhà sau giờ giới nghiêm, họ muốn che giấu hành động của mình khỏi công chúng. Theo một cuộc khảo sát gần đây, một phần tư số công ty cho biết họ sẽ không công khai mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính của mình. 

Câu ngạn ngữ “chọn trận chiến một cách khôn ngoan” luôn là lời khuyên hữu ích, nhưng trong một số trường hợp, lên tiếng bảo vệ những giá trị cốt lõi và quyền lợi chính đáng là điều cần thiết. Khi doanh nghiệp công khai bày tỏ lập trường, họ không chỉ thể hiện cam kết của mình mà còn có thể tạo ra những thay đổi tích cực cho xã hội. Ngược lại, khi lựa chọn im lặng, các công ty có thể bỏ lỡ cơ hội hợp tác với nhiều khách hàng và không thể xây dựng lòng dũng cảm tập thể. 

Bạn có muốn làm việc cho hoặc lãnh đạo một công ty dũng cảm hơn không?

Metta Marketing Shared Services
We build strategies and deliver strong brands

Thẻ tag:

Do lo ngại về ESG, hơn 70% công ty từ bỏ các thương vụ mua bán và sáp nhập

Theo một khảo sát gần đây của Deloitte – công ty kiểm toán chuyên nghiệp đa quốc gia, các cân nhắc về tính bền vững đang ngày càng đóng vai trò trung tâm trong hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A). Báo cáo cho thấy hơn 70% lãnh đạo M&A đã từ bỏ các [...]

Chiến lược và quản lý ESG: Hướng dẫn đầy đủ cho doanh nghiệp

Dịch và biên soạn theo Theo TechTarget.com Các sáng kiến ESG có thể giúp thúc đẩy thành công trong kinh doanh. Hướng dẫn này đưa ra cái nhìn sâu sắc về việc tạo và quản lý chiến lược ESG nhằm mang lại lợi ích cho công ty và các bên liên quan khác nhau. Đối [...]

ESG – Kim chỉ nam cho văn hóa kinh doanh bền vững

Giữa những diễn biến phức tạp như hiện nay, nếu xem việc vận hành doanh nghiệp như một trận bóng thì “ngoài việc phòng thủ, chúng ta vẫn nên duy trì tâm thế sẵn sàng tấn công để tận dụng cơ hội ghi bàn”.

Tại Sao Các Nhà Lãnh Đạo Doanh Nghiệp Phải Chống Lại Phong Trào Chống ESG?

Tóm tắt: Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ đang phải đối mặt với những cuộc chiến văn hóa xoay quanh các vấn đề như: DEI (Đa dạng, Công bằng, Cổ phần), quyền LGBTQ+, phá thai và đầu tư vào ESG (Môi trường, Xã hội, Quản trị) – hiện đang bị các chính trị gia [...]

Vì sao các công ty B2B phải thực hiện CSR (trách nhiệm xã hội doanh nghiệp)

Những gì một doanh nghiệp đại diện cũng quan trọng như những sản phẩm/ dịch vụ mà họ cung cấp. CSR (Corporate social responsibility), tạm dịch Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, là cam kết của doanh nghiệp đối với đạo đức kinh doanh và đóng góp vào phát triển kinh tế bền vững, nâng cao [...]

CSR đã nâng tầm Siam Cement Group (SCG) như thế nào trong hành trình xây dựng thương hiệu?

CSR đã giúp cho SCG nâng cao vị thế của mình trong mắt công chúng, gắn liền với hình ảnh một thương hiệu có trách nhiệm với cộng đồng và xã hội. Vì sao các doanh nghiệp B2B cần phải thực hiện CSR? CSR hay trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility) đang [...]

Đưa doanh nghiệp gia đình vượt ra khỏi tầm nhìn của Người sáng lập

Nguồn: Harvard Business Review Về tác giả: Dennis T. Jaffe là tác giả của quyển sách “Borrowed From Your Grandchildren: The Evolution of 100-Year Family Businesses” (tạm dịch: Vay mượn từ con cháu: Sự Tiến Hóa Của Các Doanh Nghiệp Gia Đình 100 Năm). Anh ấy cũng là thành viên nghiên cứu cấp cao của [...]

“CHUYỂN ĐỔI XANH” LÀ CÚ CHUYỂN TIẾP LÀM THAY ĐỔI CỤC DIỆN THẾ GIỚI

Nhưng kẻ thắng, người thua không dễ đoán như chúng ta vẫn tưởng Matthieu Favas – The Economist, 13th Nov 2023 Việc chuyển đổi xanh sang một thế giới không có carbon sẽ làm cho tất cả các quốc gia trở nên tốt hơn, ít nhất là về mặt lý thuyết. Nhiều nước sẽ ít [...]

GIA TĂNG GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU BẰNG CHUYỂN ĐỔI KÉP CÓ KHẢ THI?

Chuyển đổi kép bao gồm chuyển đổi xanh và chuyển đổi số là vấn đề hoàn toàn không mới. Chuyển đổi xanh đầu tiên được nhắc đến vào năm 1953, tức là đã 70 năm nhưng trước đây chỉ nói về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (các chương trình CSR). Sau này, các [...]