Tại sao cần làm cho văn hoá doanh nghiệp phù hợp với mục tiêu thương hiệu?
Để đề xuất một kế hoạch phát triển văn hóa doanh nghiệp phù hợp và đúng đắn, hầu hết mọi người sẽ nghĩ ngay đến các chính sách phúc lợi, ưu đãi hậu hĩnh cho đội ngũ nhân viên giống như cách Starbucks đã làm. Hiếm ai chịu đứng ra đại diện và khuyến khích nhân viên nêu lên quan điểm của mình, hoặc thậm chí là phản đối ý kiến quản lý của họ như Amazon đã làm.
Thực tế, khi một doanh nghiệp sở hữu một nền văn hóa riêng biệt, tức là không bắt chước nền văn hóa của một tổ chức nào khác, sẽ cho phép họ có khả năng tạo ra những kết quả có tính phi thường. Mỗi một tổ chức có sự liên kết, tích hợp chặt chẽ giữa văn hóa và thương hiệu sẽ tạo ra được những tác động mạnh mẽ nhằm đẩy mạnh lợi thế cạnh tranh và thúc đẩy sự tăng trưởng. Là một người lãnh đạo giỏi, bạn cần hiểu rõ được tầm quan trọng của sự liên kết giữa văn hóa và thương hiệu, đó là sự gắn kết để cho ra đời một thương hiệu mạnh và khác biệt.
Đâu là yếu tố tạo nên sự gắn kết giữa văn hóa doanh nghiệp với mục tiêu thương hiệu?
Các yếu tố như thân thiện hay cạnh tranh, nuôi dưỡng hay phân tích không được xem là thước đo mức độ quan trọng cho văn hóa doanh nghiệp và tránh được những thất bại, suy thoái của doanh nghiệp trong tương lai, đồng thời tạo ra một tổ chức hoạt động mạnh từ cốt lõi bên trong.
Khi bạn vận hành nền văn hóa theo cách riêng của bạn, bạn sẽ thể hiện bản sắc độc đáo của doanh nghiệp ra bên ngoài. Bạn cần nguồn lực có khả năng hiểu và nắm bắt sự khác biệt để tạo ra giá trị cho khách hàng. Chính những điểm khác biệt đấy không những tạo được sự nổi bật, cá tính độc đáo so với đối thủ cạnh tranh mà còn thể hiện “chất riêng” của các cá nhân trong doanh nghiệp. Để đạt được điều này, doanh nghiệp cần phải phát triển một nền văn hóa dẫn dắt thương hiệu, đảm bảo tính rõ ràng và riêng biệt.
Mặc nhiên, nếu doanh nghiệp đang không sử dụng mục đích và giá trị của thương hiệu để định hướng phát triển thì có khả năng họ đang lãng phí rất nhiều tiền. Có một gợi ý rằng, bạn có thể thực hiện các biện pháp đặc biệt để thu hút, giữ chân nhân tài như cung cấp bữa trưa miễn phí, đặt bàn bi lắc trong phỏng nghỉ và cung cấp thẻ thành viên miễn phí tại tập phòng thể hình. Tuy nhiên, khi bạn cố gắng tăng cường sự cạnh tranh của mình trong thị trường lao động, bạn sẽ tạo ra một số đặc quyền và lợi ích nghe có vẻ rất tuyệt nhưng nó lại hạn chế việc tạo ra môi trường làm việc say mê. Ví dụ điển hình nhất cho trường hợp này là Công ty khởi nghiệp phần mềm truyền thông xã hội Buffer, họ đã phải cạnh tranh khắc nghiệt để đạt được mức lợi nhuận mong muốn vì các hoạt động nhân sự đòi hỏi ngân sách cao, bao gồm cả việc hỗ trợ tiền thưởng, phí chăm sóc sức khỏe đã “ăn bớt” dòng tiền thay vì tạo ra đội ngũ nhân viên say mê với công việc, cam kết phát triển đổi mới thương hiệu.
Chỉ với một động lực được thống nhất đằng sau văn hóa và thương hiệu cũng đủ giúp bạn gặt hái được nhiều lợi ích từ một lực lượng lao động tập trung, phù hợp. Khi đó, họ không cần phải cố gắng giải mã những kỹ năng, hành vi hoặc đánh giá lại các hiệu suất không đồng bộ. Các hệ quả của việc phân công tổ chức đóng vai trò cầu nối và những sáng kiến rời rạc đều được giảm thiểu bởi mọi người đều tập trung và ưu tiên giống nhau.
Khám phá tác động thực tế khi doanh nghiệp không có sự phù hợp giữa nền văn hóa và thương hiệu.
Ví dụ, tại một chuỗi cửa hàng tạp hóa, các nhân viên chỉ tập trung vào văn hóa làm việc coi trọng hiệu quả và năng suất. Cho đến khi thị trường ngành chuyển sang tập trung vào dịch vụ khách hàng và bán hàng, công ty đã tụt lại phía sau, bởi nhân viên của họ tập trung nhiều hơn vào việc số lượng hàng tồn kho và tăng nhanh doanh số bán hàng. Công ty phải đối mặt với thực tế rằng văn hóa doanh nghiệp là yếu tố rất quan trọng, nhưng nếu không định hướng và triển khai đúng đắn, nó sẽ cản trở chất lượng dịch vụ cũng như việc cải thiện hình ảnh của thương hiệu.
Vậy, làm thế nào để bạn biết văn hóa và thương hiệu của bạn có đang cản trở hay củng cố lẫn nhau không?
Sự thiếu kết nối giữa trải nghiệm nhân viên và trải nghiệm của khách hàng chính là một dấu hiệu dễ nhìn nhận nhất. Nếu cách doanh nghiệp thu hút nhân viên khác với cách họ mong đợi từ khách hàng, thì tổ chức của họ có thể sẽ đạt một kết quả không như kế hoạch.
Để nhận biết và cải thiện điều này, doanh nghiệp nên áp dụng cùng một nguyên tắc cho cả nhân viên và khách hàng. Nếu bạn liên tục giới thiệu sản phẩm và công nghệ mới cho khách hàng, thì hãy thử khuyến khích nhân viên học hỏi và thử nghiệm những tiện ích mới nhất đấy. Còn nếu thương hiệu của doanh nghiệp được phân biệt rõ ràng giữa cách nhìn và cảm nhận, thì hãy để nhân viên trải nghiệm với những thiết kế sáng tạo. Do vậy, bạn không thể mong đợi nhân viên của mình đem lại những lợi ích mà chính bản thân họ không nắm bắt và trải nghiệm cho khách hàng.
Bên cạnh đó, sự thấu hiểu và tương tác kém với thương thiệu cũng giúp bạn nhận ra sự không phù hợp giữa văn hóa và thương hiệu. Đội ngũ nhân viên nên hiểu rõ: “Điều gì đã làm nên sự khác biệt cho thương hiệu của doanh nghiệp từ góc nhìn của khách hàng?”. Họ nên hiểu rõ khách hàng mục tiêu, mong muốn và nhu cầu chính của họ. Họ nên sử dụng mục đích và giá trị của thương hiệu để hiểu rõ họ trong nhiệm vụ mang đến những trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng. Trong trường hợp mọi người cho rằng, họ không góp phần giải thích và củng cố thương hiệu, cũng như mặc định việc xây dựng thương hiệu là trách nhiệm của bộ phận tiếp thị thì văn hóa của họ thiếu tính toàn vẹn của thương hiệu.
Làm thế nào để giải quyết những vấn đề về sự phù hợp này?
Để giải quyết những khoảng cách này, doanh nghiệp có thể bắt đầu bằng việc xác định và trình bày rõ những khát vọng thương hiệu của mình. Liệu họ có muốn thương hiệu được biết đến với hiệu suất vượt trội và đáng tin cậy không? Hay mục đích chính chỉ là tạo ra thách thức làm việc hiện tại và định vị thương hiệu trong tương lai như một mẫu hình sáng tạo đột phá? Hay thương hiệu của họ chỉ đơn thuần là tạo ra một tác động xã hội hoặc môi trường tích cực?
Sau khi xác định được loại thương hiệu doanh nghiệp muốn hướng đến, doanh nghiệp có thể tiếp tục xác định những giá trị mà tổ chức nên áp dụng. Trong trường hợp là một thương hiệu hiệu suất, họ cần phải nỗ lực xây dựng văn hóa thành tích, sự xuất sắc và nhất quán trong tổ chức của mình, đồng thời cần có ý thức rõ ràng về mục đích, cam kết và các giá trị được chia sẻ đều có trách nhiệm với xã hội hoặc môi trường. Khi doanh nghiệp đã có sự rõ ràng về những giá trị cần thiết trong việc hỗ trợ thương hiệu mong muốn, họ có thể dùng nó để thúc đẩy thêm các nỗ lực văn hóa khác như: thiết kế mới và tăng cường thủ tục hay chính sách lãnh đạo, kinh nghiệm của nhân viên.
Cách vận hành bên trong của doanh nghiệp phải có sự liên kết chặt chẽ với mong muốn nhìn nhận bên ngoài của họ. Giống với những thương hiệu khác, không có bất kỳ nền văn hóa nào là chuẩn xác hoàn toàn. Vì thế, việc xác định các yếu tố văn hóa riêng biệt giúp họ đạt được những bản sắc thương hiệu mong muốn, đạt được sự liên kết và tích hợp hoàn hảo. Điều này giúp doanh nghiệp tăng hiệu quả hoạt động, cải thiện độ chính xác và chất lượng. Đồng thời, nó còn giúp thúc đẩy khả năng cạnh tranh để có được lòng trung thành của khách hàng bằng những thứ vô hình không thể sao chép được. Cũng nhờ đó mà doanh nghiệp có thể tiến đến gần hơn việc đạt được tầm nhìn của mình.
Tầm quan trọng của sự kết hợp giữa nền văn hóa doanh nghiệp và mục tiêu thương hiệu là điều không thể tranh cãi để tạo ra một tổ chức mạnh cả trong lẫn ngoài. Nếu bạn vẫn đang loay hoay về việc xây dựng văn hóa và thương hiệu sao cho phù hợp, hãy kết nối ngay với Metta để nhận được giải đáp thắc mắc, tư vấn tận tình nhất. Vui lòng liên hệ qua phung.metta@metta.com.vn để được hỗ trợ giải pháp hiệu quả cho doanh nghiệp.
Nguồn: https://hbr.org/2017/06/why-your-company-culture-should-match-your-brand
Metta Marketing
Chuyên gia tư vấn chiến lược thương hiệu hàng đầu