Sự tử tế trong kinh doanh

Sự tử tế là một yếu tố chính trong các giá trị và lý tưởng của công ty giúp định hình cách một tổ chức được nhân viên, khách hàng và những người khác nhìn nhận. Nhiều công ty có trách nhiệm với xã hội tuân thủ một tập hợp các giá trị cốt lõi được xác định rõ ràng nhằm nhấn mạnh sự đáng tin cậy, trung thực, chính trực và tôn trọng. Sự tử tế rất quan trọng để thể hiện và biểu hiện đầy đủ những giá trị này bởi vì chúng bắt nguồn từ khả năng mọi người tương tác theo những cách tích cực và mang tính xây dựng, với sự tự tin và hỗ trợ.

Sự tử tế có thể được thể hiện ở nơi làm việc qua một số khía cạnh trong kinh doanh sau đây:

  • Các giá trị cốt lõi của tổ chức
  • Trách nhiệm xã hội của công ty
  • Sự đa dạng và hòa nhập
  • Nhóm nhân viên có chung sở thích hoặc mục đích

Trường hợp sự tử tế trong kinh doanh

Sự tử tế và lòng trắc ẩn mang lại lợi thế cạnh tranh
Sự tử tế và lòng trắc ẩn mang lại lợi thế cạnh tranh

Có nhiều cách mà các sáng kiến ​​về sự tử tế và lòng trắc ẩn mang lại lợi thế cạnh tranh, bao gồm:

  • Nuôi dưỡng lòng tin trong một tổ chức – Khảo sát Giám đốc điều hành năm 2016 của PwC cho thấy rằng sự tử tế làm tăng sự cam kết của nhân viên với tổ chức, loại bỏ các rào cản giao tiếp, giảm thiểu sự cạnh tranh tiêu cực giữa các nhân viên và củng cố các mối quan hệ với các đối tác kinh doanh và nhà đầu tư khác.
  • Hỗ trợ tuyển dụng nhân viên tài năng – Một nghiên cứu từ các nhà nghiên cứu tại Đại học Delaware chứng minh rằng văn hóa về sự tử tế ở nơi làm việc có thể thu hút nhân viên đến với công ty, cho phép họ làm việc với nhiều lòng nhân ái hơn và dẫn đến việc tuyển dụng, thuê mướn và đào tạo với chi phí thấp hơn và năng suất cao hơn.
  • Nâng cao sự gắn kết và cam kết của nhân viên – Nghiên cứu của Gallup đã chỉ ra rằng trong hai mươi năm qua, sự gắn kết của nhân viên đã trở thành một yếu tố dự báo quan trọng về lợi nhuận và năng suất của một tổ chức. Sự tử tế giúp tăng cường sự gắn bó của cả nhân viên và khách hàng. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng lòng trung thành tăng lên khi nhân viên có cơ hội thể hiện sự  tử tế ở nơi làm việc.
  • Thúc đẩy sự học hỏi và đổi mới – Sự đồng cảm và tử tế là yếu tố quan trọng trong việc học hỏi từ thất bại và khích lệ sự đổi mới vì nó làm tăng điều mà các nhà nghiên cứu từ Đại học Michigan-Ann Arbor gọi là ‘sự an toàn về mặt tâm lý’ trong việc chia sẻ thông tin. Bởi vì sự đổi mới dựa trên việc học hỏi từ thất bại, sự tử tế là một khía cạnh quan trọng của việc tạo ra những ý tưởng mới.
  • Thúc đẩy lòng trung thành với thương hiệu và phát triển dịch vụ chất lượng cao – Nghiên cứu từ Gallup cho thấy rằng những biểu hiện chân thành của sự tử tế trong các tương tác dịch vụ tạo ra lòng trung thành với thương hiệu, thúc đẩy sự gắn bó của khách hàng với nhà cung cấp dịch vụ hoặc trải nghiệm và làm tăng thêm mối quan hệ khăng khít với khách hàng.
  • Cải thiện hiệu suất kinh doanh – Một nghiên cứu của Đại học Deloitte cho thấy sự cải thiện tăng lên 80% trong hiệu quả kinh doanh khi mức độ đa dạng và hòa nhập cao.

Những khám phá của công ty và nhân viên về sự tử tế ở nơi làm việc

Những nơi làm việc khác nhau định nghĩa sự tử tế theo những cách khác nhau. Thay mặt cho Tổ chức Phòng Thương mại Hoa Kỳ, Booz Allen Hamilton đã tiến hành nghiên cứu cùng với việc phỏng vấn công ty và phát hiện ra rằng các sáng kiến ​​về sự tử tế khác nhau thay đổi tùy theo ngành. Các công ty hoạt động trong những ngành  dựa vào nhân viên của họ để làm bộ mặt cho thương hiệu (chẳng hạn như dịch vụ tư vấn; khách sạn /du lịch; truyền thông; sản phẩm tiêu dùng /bán lẻ; thực phẩm và đồ uống) dường như có nhiều chương trình mạnh mẽ hơn xoay quanh đề xuất giá trị của nhân viên, trong khi các ngành tập trung về các sản phẩm (chẳng hạn như năng lượng; dịch vụ tài chính; hóa chất; tiện ích; sản xuất) cũng tham gia vào các chương trình trên ở một mức độ nào đó, nhưng bằng chứng về mức độ đầu tư vào các chương trình này lại không sẵn có.

Các sáng kiến ​​về sự tử tế khác nhau thay đổi tùy theo ngành
Các sáng kiến ​​về sự tử tế khác nhau thay đổi tùy theo ngành

Nghiên cứu bổ sung về thái độ của nhân viên đối với sự tử tế tại nơi làm việc cho thấy rằng nhân viên tin rằng sự tử tế cần được công nhận và khuyến khích tại nơi làm việc, nhưng họ lại thường không thấy giá trị này được tích hợp vào văn hóa doanh nghiệp.

Cái giá của thái độ và hành vi khiếm nhã: Môi trường làm việc không có sự tử tế tác động tiêu cực đến năng suất làm việc của nhân viên

Trong một cuộc thăm dò ý kiến ​​với 800 nhà quản lý và nhân viên ở 17 ngành công nghiệp, 98% người được hỏi cho biết họ đã từng đối mặt những hành vi khiếm nhã tại nơi làm việc như những điều được báo cáo trong Harvard Business Review. Vào năm 2011, 50% cho biết họ bị đối xử thô lỗ ít nhất một lần một tuần – tăng từ 25% vào năm 1998. Các ví dụ về hành vi không tử tế bao gồm:

  • Bạo hành bằng lời nói từ người quản lý
  • Đổ lỗi cho những sai lầm
  • Nói chuyện với người khác theo kiểu họ kém thông minh hơn mình hoặc không quan trọng bằng mình; ngay cả những hành vi khiếm nhã dù nhỏ nhất cũng có thể thúc đẩy cho một nền văn hóa thiếu tôn trọng

Phản ứng của nhân viên do môi trường làm việc tiêu cực thể hiện trong cam kết hàng ngày của họ đối với nơi làm việc. Bảng 1 trình bày chi tiết phản ứng của nhân viên đối với hành vi khiếm nhã:

Tác động của môi trường làm việc tiêu cực
Tác động của môi trường làm việc tiêu cực

Khi tổ chức U.S Chamber Foundation và tổ chức Born This Way hợp tác để tập trung vào sự tử tế tại nơi làm việc, chúng tôi đã làm việc với tổ chức Morning Consult để khảo sát các cá nhân hiện đang làm việc để hiểu được tác động rộng rãi của sự tử tế và phép lịch sự tại nơi làm việc. Bằng cách sử dụng các câu hỏi từ bảng câu hỏi NAQ-R để điều tra các khía cạnh khác nhau của sự khiếm nhã, chúng tôi đã có một số phát hiện thú vị để chia sẻ.

Thay đổi tư duy

Các công ty đang bắt đầu nhận ra họ là công cụ như thế nào trong việc định hình môi trường nội bộ và thay đổi tư duy của nhân viên. Các công ty có thể xem xét bất kỳ quy mô nào của sáng kiến về sự ​​tử tế. Ngay cả sự đầu tư nhỏ và những chiến dịch/sự kiện về sự tử tế trong thời gian có hạn cũng đã được chứng minh là được tận dụng để có tác động tích cực đến nhận thức của nhân viên về công ty.

Các khía cạnh khác nhau của sự tử tế
Các khía cạnh khác nhau của sự tử tế

Các tổ chức nên xem xét nhiều khía cạnh khác nhau của sự tử tế, nhưng những khía cạnh chính cho phép họ thể hiện sự tử tế một cách hiệu quả. Chúng bao gồm:

  • Thể chế hóa các giá trị cốt lõi – đảm bảo nhân viên tuân thủ các tiêu chuẩn cao về sự tin cậy, tôn trọng và trung thực
  • Ủng hộ các nhà lãnh đạo truyền cảm hứng – truyền cảm hứng để khơi gợi và phát triển sự tin tưởng, lòng biết ơn, sự bình đẳng, giao tiếp cởi mở và xây dựng mối quan hệ
  • Thúc đẩy sự đa dạng và hòa nhập và nhấn mạnh bình đẳng giới – phát triển đầy đủ tất cả năng khiếu trong các nhân viên của họ, đồng thời hiểu rõ các thị trường và phân khúc khách hàng mới
  • Tập trung vào phúc lợi của nhân viên – quan tâm đến sức khỏe của các nhân viên của họ bao gồm thể chất, tinh thần, sự nghiệp và gia đình
  • Tạo ra một môi trường đồng cảm – phấn đấu vì một xã hội tốt đẹp hơn và ủng hộ các cơ hội thông qua các chương trình bên trong và bên ngoài (ví dụ: trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR))
  • Thúc đẩy sự hợp tác nhưng ghi nhận sự đóng góp của từng cá nhân – tạo ra một môi trường có ích từ các góc nhìn đa dạng
  • Nuôi dưỡng sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên trong tổ chức – công nhận tầm quan trọng của sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các đồng nghiệp (ví dụ: Giải thưởng cho người hỗ trợ, quyên tặng thời gian nghỉ phép của cá nhân)

Nguồn: https://www.uschamberfoundation.org/business-kindness/business-case-kindness

Metta Marketing
Chuyên gia tư vấn chiến lược thương hiệu hàng đầu

ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN, CẬP NHẬT NHỮNG THÔNG TIN HAY, MỚI NHẤT VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ MARKETING







Thẻ tag:

Human–centric Branding: Chiến lược xây dựng thương hiệu lấy con người làm trung tâm

Chiến lược xây dựng thương hiệu truyền thống Theo các định nghĩa truyền thống, một thương hiệu sở hữu tập hợp gồm những hình ảnh, tên gọi, logo, tagline,… để phân biệt sản phẩm và dịch vụ của mình với các đối thủ cạnh tranh khác. Thương hiệu cũng đóng vai trò như một hồ [...]

Làm sao để tái gắn kết nhân viên không hài lòng về công ty

Nhân viên xuất sắc nhất của bạn gõ cửa phòng làm việc của bạn và nộp đơn xin từ chức. Điều đầu tiên bạn sẽ làm là gì? Một cách giải quyết phổ biến là cho họ mức lương cao hơn, đặc quyền tốt hơn để giữ chân họ. Nhưng 6 tháng sau, bạn có [...]

Dẫn dắt từ trái tim

“Mọi người không quan tâm bạn biết bao nhiêu cho đến khi họ biết bạn quan tâm đến mức nào.” – John C. Maxwell (People do not care how much you know until they know how much you care) Trong thời đại ngày nay, khi lòng tin nhân viên dành cho các nhà lãnh đạo [...]

Vì sao các công ty B2B phải thực hiện CSR (trách nhiệm xã hội doanh nghiệp)

Những gì một doanh nghiệp đại diện cũng quan trọng như những sản phẩm/ dịch vụ mà họ cung cấp. CSR (Corporate social responsibility), tạm dịch Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, là cam kết của doanh nghiệp đối với đạo đức kinh doanh và đóng góp vào phát triển kinh tế bền vững, nâng cao [...]

Tại sao cần làm cho văn hoá doanh nghiệp phù hợp với mục tiêu thương hiệu?

Để đề xuất một kế hoạch phát triển văn hóa doanh nghiệp phù hợp và đúng đắn, hầu hết mọi người sẽ nghĩ ngay đến các chính sách phúc lợi, ưu đãi hậu hĩnh cho đội ngũ nhân viên giống như cách Starbucks đã làm. Hiếm ai chịu đứng ra đại diện và khuyến khích [...]

Khách hàng nội bộ và khách hàng bên ngoài, ai quan trọng hơn?

Chúng ta đang sống trong bối cảnh nền kinh tế liên tục phát triển, nhiều doanh nghiệp cung cấp cùng một sản phẩm – dịch vụ. Điều này khiến các doanh nghiệp chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ đối thủ trong cùng lĩnh vực ngành nghề. Một số người cho rằng mục tiêu của [...]