Xây dựng thương hiệu là bắt buộc đối với tất cả doanh nghiệp
Xây dựng thương hiệu không còn là sự lựa chọn, nó là nền tảng cho việc kinh doanh và đã trở thành nhiệm vụ bắt buộc của bất kỳ doanh nghiệp nào. Một số người cho rằng việc xây dựng thương hiệu không dành cho những doanh nghiệp nhỏ, mới, bởi cần một khoản ngân sách cho việc này và hiển nhiên là họ không có đủ khả năng để thực hiện điều đó. Ý kiến này có vẻ đúng, nếu như doanh nghiệp không thực sự có mong muốn thành công và phát triển. Không có thương hiệu, doanh nghiệp của bạn không là gì cả.
Hãy tưởng tượng, bạn muốn tận hưởng âm nhạc riêng tư tại phòng tập thể dục, bạn sẽ đi vào cửa hàng Apple và mua một đôi Airpod hay đi đến một cửa hàng điện tử không tên tuổi nào đó bên đường và mua một chiếc tai nghe đến từ nhãn hiệu nào đó mà bạn chưa bao giờ nghe tới? Cứ 10 người thì có đến 9 người nghĩ đến Airpod khi muốn mua tai nghe không dây. Đó không phải là vì Apple là nhãn hiệu duy nhất có bán sản phẩm này, mà vì họ là một “cỗ máy” xây dựng thương hiệu. Vậy điều gì khiến việc xây dựng thương hiệu trở thành yếu tố bắt buộc đối với một doanh nghiệp?
Thương hiệu đại diện cho doanh nghiệp và lời hứa với khách hàng
Lý do đầu tiên khiến xây dựng thương hiệu là bắt buộc, và có lẽ cũng là lý do quan trọng nhất, đó là nó đưa ra lời hứa, hay nói cách khác là cam kết của doanh nghiệp với khách hàng một cách cô đọng. Hãy để khách hàng biết doanh nghiệp của bạn là ai. Điều này liên quan đến bản sắc thương hiệu và tuyên bố định vị của doanh nghiệp.
Một thương hiệu tốt luôn cho khách hàng biết họ nên mong đợi điều gì khi lựa chọn sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đó. Và dĩ nhiên lời hứa của doanh nghiệp đưa ra đối với khách hàng cũng đồng nghĩa với việc nó phải trung thực và doanh nghiệp phải thực hiện đúng cam kết. Bởi rằng khách hàng lựa chọn thương hiệu của bạn vì niềm tin. Nếu thương hiệu của bạn xây dựng thương hiệu xoay quanh việc thân thiện với môi trường, nhưng sau đó âm thầm đưa chất thải ra sông, thị trường sẽ cho bạn thấy sự sụt giảm về doanh số và doanh thu khi doanh nghiệp không thực hiện đúng như lời hứa của mình.
Lấy ví dụ của Amazon. Khi ra mắt vào năm 1995, nó chỉ bán được sách. Tuy nhiên, ngay từ ngày đầu, người sáng lập Jeff Bezos đã biết rằng ông sẽ xây dựng “một cửa hàng vạn năng”. Trong vài năm tiếp theo, ông đã không ngừng làm việc để biến ý tưởng đó thành hiện thực.
Amazon đưa ra ý tưởng sẽ làm cho cuộc sống mọi người hạnh phúc và dễ dàng hơn bằng cách cung cấp tất cả – bất cứ thứ gì mà mọi người có thể cần. Nó đã trở thành kim chỉ nam cho cả công ty. Thậm chí còn được thực hiện thông qua việc đưa vào logo. Hãy để ý cách mũi tên đi từ chữ “A” sang chữ “Z” tượng trưng cho việc cung cấp mọi thứ từ A đến Z. Và nó còn mang hình ảnh của một khóe miệng cười. Logo của Amazon là một dấu hiệu nhận diện thương hiệu mạnh mẽ. Đồng thời, chính lời hứa đằng sau nó đã tạo nên sự khác biệt.
Định hướng chiến lược tập trung cho doanh nghiệp
Tất cả thành viên trong một tổ chức cần đi chung một chuyến tàu và cùng một điểm đến. Từ ban lãnh đạo đến nhân viên, cần tin tưởng vào cùng một tầm nhìn và có chung một mục đích. Nó tạo động lực giúp doanh nghiệp hoạt động nhất quán khi mọi người phối hợp với nhau một cách chặt chẽ. Nếu bạn có những nhân viên thực sự hiểu và tin tưởng vào những gì họ đang làm và biết tại sao họ làm điều đó, thì động lực của họ sẽ mang đến khách hàng cho công ty. Đây là lý do tại sao điều quan trọng là phải có một chiến lược thương hiệu rõ ràng và cung cấp cho nhân viên các hướng dẫn có cấu trúc và chi tiết về thương hiệu, điều này sẽ phản ánh mục đích, giá trị, chiến lược và quy tắc truyền thông của thương hiệu. Theo Deluxe, “Có một thương hiệu mạnh giống như biến logo của công ty thành một lá cờ mà các thành viên còn lại của công ty có thể tập hợp lại”.
Nhìn lại ví dụ về Amazon, bằng cách xác định thương hiệu một cách rõ ràng, Bezos đã cùng những cộng sự của mình tập trung vào những gì quan trọng. Đảm bảo rằng khách hàng luôn có thể tìm thấy thứ họ cần, nhanh chóng và rẻ hơn bất kỳ nơi nào khác ngoài thị trường. Họ không bao giờ thỏa hiệp với những trở ngại của mục tiêu quá sức đó, và nhờ ý chí kiên định, sự chăm chỉ và hiểu biết kinh doanh, Amazon đã trở thành một trong những công ty có ảnh hưởng nhất.
Xây dựng thương hiệu giúp bạn kết nối với khách hàng về mặt cảm xúc
Xây dựng thương hiệu giúp doanh nghiệp tạo niềm tin với thị trường mục tiêu, xây dựng sự trung thành của những khách hàng này với thương hiệu để tiếp tục quay trở lại. Xây dựng thương hiệu bao gồm một số yếu tố và giá trị là một trong số đó. Chính những giá trị được gắn vào thương hiệu này sẽ giúp tạo ra kết nối giữa thương hiệu và khách hàng về mặt cảm xúc.
Ví dụ, bạn mua một đôi Nike vì nó sẽ khiến bạn cảm thấy hợp thời trang và bạn có thể dễ hoạt động. Nike đại diện cho các giá trị cụ thể và truyền đạt chúng đến khán giả của mình một cách hiệu quả – phần lớn sức mua của người tiêu dùng dựa trên phản ứng cảm xúc.
Định hướng cho việc quảng cáo và tiếp thị
Một khi đã xác định được mình là ai, hãy chuẩn bị câu chuyện đó và nhắm mục tiêu vào những cảm xúc mà khách hàng sẽ cảm nhận khi lựa chọn thương hiệu của bạn, các nỗ lực tiếp thị và quảng cáo của doanh nghiệp cũng sẽ tự nhiên được thắt chắt hơn đáng kể.
Ngược lại, nếu không xây dựng thương hiệu, chính doanh nghiệp cũng không biết mình là ai, thì không biết được phải truyền tải điều gì đến cho khách hàng. Dĩ nhiên, vẫn sẽ cần một khoản đầu tư, nhưng tiền là tài nguyên ít quan trọng nhất bị mất. Thời gian và các cơ hội bị bỏ lỡ mới chính là tác nhân gây thiệt hại lớn nhất cho công ty. Vậy nên, hãy xây dựng thương hiệu để tiết kiệm thời gian và tận dụng mọi cơ hội khi quảng cáo và tiếp thị.
“Tiền là tài nguyên ít quan trọng nhất bị mất. Thời gian và các cơ hội bị bỏ lỡ mới chính là tác nhân gây thiệt hại lớn nhất cho doanh nghiệp.”
Xây dựng thương hiệu mạnh thu hút và gắn kết nhân viên
Hãy ngừng để xảy ra tình trạng mất đi những nhân viên tài năng. Một thương hiệu được xây dựng mạnh mẽ không phải sẽ khắc phục được tất cả vấn đề về nhân sự. Nó còn những yếu tố khác như lương, phúc lợi, cân bằng giữa công việc và cuộc sống, cơ hội thăng tiến nghề nghiệp và một số thứ khác liên quan đến việc thu hút và giữ chân nhân tài. Tuy nhiên, khi có một thương hiệu được xác định rõ ràng và một chiến lược truyền thông nội bộ rõ ràng, mọi người sẽ cảm thấy tốt hơn khi làm việc cho doanh nghiệp. Khi đó, họ sẽ ở lại lâu hơn, làm việc hiệu suất hơn một chút và không dễ dàng bị phân tâm bởi những điều vô nghĩa.
Thực tế, nhân viên không khác gì khách hàng.
Họ muốn một câu chuyện. Họ muốn biết những gì họ làm và lý do làm điều đó. Họ muốn biết cả khách hàng và ban lãnh đạo mong đợi điều gì ở họ. Và quan trọng nhất, họ muốn cảm thấy hài lòng về công ty mà mình đã cống hiến cả cuộc đời. Hãy để cho những câu chuyện họ kể về doanh nghiệp của bạn với những người thân trở nên tích cực bằng thái độ hào hứng.
Ngoài ra, thương hiệu còn được nhà tuyển dụng sử dụng để thu hút những nhân tài chất lượng đến với công ty và giúp giữ chân những nhân viên hiện tại hàng đầu của bạn. Nó giúp họ hiểu “lý do tại sao nên làm việc cho bạn” theo hướng “công ty của bạn là một nơi tuyệt vời để làm việc”.
Một ví dụ tuyệt vời về một thương hiệu có khả năng thu hút và giữ chân nhân viên tốt là Google. Google thể hiện tất cả những đặc quyền cung cấp cho nhân viên lên trang web (ngủ trưa, miễn phí ăn uống, cơ hội thăng tiến ra nước ngoài). Ngoài ra, chỉ riêng khẩu hiệu của Google Career – “Do cool things that matter” (hãy làm những điều tuyệt vời có ý nghĩa với cuộc sống) đã có thể thuyết phục bất kỳ ai làm việc cho họ.
Tạo khác biệt so với đối thủ cạnh tranh
Mọi người không có xu hướng trung thành với sản phẩm, họ trung thành và cam kết với thương hiệu. Nếu không có nhãn hiệu nào được áp dụng cho sản phẩm nước đóng chai, người tiêu dùng sẽ chỉ mua nước lọc và bất kỳ loại nước nào, vì chúng đều giống nhau.
Nhưng với việc xây dựng thương hiệu sẽ làm cho sản phẩm của mình trở nên khác biệt, đó là lý do khiến người tiêu dùng bước vào siêu thị và mua nước của bạn thay vì đối thủ cạnh tranh. Và không phải vì nó có vị khác mà là vì họ có thể muốn giữ mối quan hệ và trung thành với thương hiệu của bạn. Những lời hứa mà bạn đã thực hiện với họ và những ưu đãi từ các nhà bán hàng đối với thương hiệu của bạn đã gây ấn tượng với người tiêu dùng nên họ đã chọn bạn.
Một thương hiệu mạnh xây dựng giá trị tài chính cho công ty
Cuối cùng, tất cả những thứ từ đầu đến giờ mà xây dựng thương hiệu thực sự mang đến chung quy chính là giá trị tài chính. Nếu những lý do trên đều không đủ sức để thuyết phục bạn, thì đây chính là chìa khóa cuối cùng.
- Doanh thu bán hàng.
- Tăng trưởng.
- Thâm nhập thị trường mới hoặc tạo thị trường mới từ đầu.
Tất cả điều đó xảy ra khi một công ty, dù mới hay đã thành lập, có một câu chuyện thương hiệu mạnh mẽ. Họ biết họ là ai, họ làm gì, khách hàng nhận được gì khi lựa chọn họ và cách nhân viên hài lòng khi làm việc cho họ. Điều đó giúp thúc đẩy mọi thứ, từ bán hàng đến đầu tư.
Có một câu nói trong chương trình Shark Tank rằng: Mọi người đầu tư vào kinh doanh, hay chính là giao tiền cho những công ty mà họ hiểu và tin tưởng.
Để có một thương hiệu có giá trị giúp phát triển kinh doanh có lãi, nó sẽ được điều chỉnh và sửa đổi trong nhiều năm. Nhưng một thương hiệu mạnh có khả năng thích ứng sẽ tồn tại trong bất kỳ thử thách nào của thời gian và đảm bảo hoạt động kinh doanh trong tương lai. Nhìn vào Coca Cola, Apple và McDonald để hiểu giá trị của một thương hiệu. Ngoài việc cho phép bạn giữ được cơ sở khách hàng trung thành, chiến lược thương hiệu cũng cho phép bạn nhắm mục tiêu và thu hút khách hàng mới. Từ đó tăng doanh số bán hàng.
Hơn nữa, các công ty hiện nay tìm cách mua hoặc đầu tư vào các công ty khác không phải vì nguyên liệu thô hoặc nhân viên mà vì giá trị của thương hiệu gắn liền với nó. “Thương hiệu của bạn là khoản đầu tư quan trọng nhất mà bạn có thể thực hiện trong công việc kinh doanh của mình”, Steve Forbes, Giám đốc Điều hành Nhà xuất bản Hoa Kỳ.
Nếu doanh nghiệp của bạn vẫn chưa thực hiện xây dựng thương hiệu thì hãy nghĩ đến nó và lên kế hoạch ngay từ bây giờ. Xây dựng thương hiệu thực sự sẽ mang đến nhiều lợi ích to lớn về lâu dài và có thể là vĩnh viễn cho doanh nghiệp. Nếu bạn không đủ nguồn lực cho việc này, việc liên hệ với các đơn vị chuyên tư vấn chiến lược là một gợi ý hay để tiết kiệm nguồn lực, chi phí, và thời gian nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả. Metta Marketing hiện là đơn vị tư vấn chiến lược thương hiệu được các công ty hàng đầu tin tưởng. Hãy nói với chúng tôi về bức tranh tương lai của thương hiệu mà bạn muốn có, Metta sẽ đưa ra phương án để hiện thực hoá kế hoạch của bạn! Tìm hiểu thêm về giải pháp xây dựng nhãn hàng dẫn đầu của Metta.
Viết bởi đội ngũ Metta Marketing
Metta Marketing
Chuyên gia tư vấn chiến lược thương hiệu hàng đầu