5 điều cần cân nhắc trước khi tái định vị thương hiệu cho doanh nghiệp B2B

Không riêng bất kỳ lĩnh vực nào, nhiều doanh nghiệp B2B đang cân nhắc chiến lược tái định vị thương hiệu của mình trong năm 2022. Bởi sau đại dịch, cách thức làm việc, cách triển khai công nghệ và nhu cầu của khách hàng thay đổi. Tất cả khiến các doanh nghiệp B2B toàn cầu cần nhìn lại hoạt động của mình và tìm cách để tiến lên. Nếu doanh nghiệp của bạn đang trong tình huống tương tự, thì đây là bài viết dành cho bạn.

Những lý do thường gặp khi một doanh nghiệp muốn tái định vị thương hiệu

Nhiều doanh nghiệp đang xem xét xem thương hiệu hiện tại của họ có phù hợp với bối cảnh hiện nay hay không để tiến tới việc tái định vị thương hiệu. Vậy khi nào thì cần tái định vị thương hiệu, những lý do sau có thể là động lực khiến doanh nghiệp thực hiện tái định vị:

  • Đại dịch COVID-19 đã thay đổi sản phẩm của doanh nghiệp, doanh nghiệp cần thương hiệu phản ánh rõ hơn về giải pháp mở rộng mà mình hướng tới
  • Thay vì là sản phẩm ưu tiên hàng đầu, các doanh nghiệp muốn tái định vị thương hiệu sang hướng giải pháp.
  • Thương hiệu cần “nâng cấp” sự hiện diện kỹ thuật số của mình
  • Doanh nghiệp đang mở rộng hoạt động mua lại và cần hợp nhất tất cả vào một thương hiệu
  • Doanh nghiệp đang có kế hoạch lớn để tăng trưởng và cần nói nhiều hơn về tương lai mới đầy thú vị của mình
  • Định vị nhầm lẫn đồng nghĩa với việc bán hàng khó khăn, nên nhiều doanh nghiệp muốn tái định vị thương hiệu để dễ bán hàng.

Tuy nhiên, bất kể lý do hay quá trình đắn đo việc có nên tái định vị thương hiệu hay không là như thế nào, trên mọi lĩnh vực, chúng ta đều cần cân nhắc một số điểm sau trước khi chính thức tiến hành tái định vị thương hiệu.

5 điều nên cân nhắc trước khi tái định vị thương hiệu

Thật tốt khi doanh nghiệp bạn biết được lý do tại sao nên tái định vị thương hiệu, vậy còn về cách thức tái định vị thương hiệu thì sao? Nhiều doanh nghiệp B2B đang định hướng lại cách hoạt động của doanh nghiệp sau thời gian bị ảnh hưởng, nhưng có một điều sẽ không bao giờ thay đổi: đó là chiến lược rất quan trọng.

Việc biết những thách thức và cơ hội của tái định vị thương hiệu trong năm 2022 trở về sau và đưa chúng vào kế hoạch là nền tảng để phát triển thương hiệu mới. Vì vậy, hãy chuẩn bị kỹ càng cho tái định vị thương hiệu bằng việc trả lời những câu hỏi sau:

1. Thương hiệu mới của bạn có được thiết lập cho digital (kỹ thuật số) không?

Nếu có một điều quan trọng mà các doanh nghiệp học được từ đại dịch, có lẽ đó sẽ là áp dụng kỹ thuật số để tồn tại. Một báo cáo gần đây của McKinsey cho thấy hơn 70% những người ra quyết định B2B thích tương tác với con người từ xa hoặc tự phục vụ kỹ thuật số, một con số tăng dần đều trong thời gian giãn cách xã hội. Phát hiện ấn tượng này cho thấy rằng chúng ta đã vượt qua biên giới kỹ thuật số và nhìn thấy một tiềm năng để phát triển cho doanh nghiệp trong một tương lai B2B kỹ thuật số.

Thương hiệu mới của doanh nghiệp phải tìm được vị trí của mình trong tương lai đó và điều đó có nghĩa là chúng ta sẽ cần tự hỏi bản thân rằng chiến lược tái định vị thương hiệu của bạn sẽ kết hợp kỹ thuật số ở mọi cấp độ như thế nào.

Thương hiệu của bạn có nói với khách hàng rằng bạn luôn có mặt trên các nền tảng trực tuyến không? Bạn có đang mang tính nhân văn trong công việc kinh doanh của mình để thuyết phục khách hàng rằng có một con người thực sự đằng sau chiếc màn hình không? Bạn đã kết hợp các phương tiện truyền thông mạng xã hội, video và tương tác với điện thoại thông minh trong chiến lược của mình chưa?

Ngoài ra, hãy xem xét quá trình chuyển đổi từ ngoại tuyến sang trực tuyến: các giá trị thương hiệu của bạn chuyển sang trải nghiệm kỹ thuật số như thế nào? Làm thế nào để bạn đảm bảo rằng những giá trị đó được nắm bắt trong các tài sản và nền tảng kỹ thuật số của bạn? Đây là tất cả những câu hỏi lớn liên quan đến chuyển đổi kỹ thuật số mà bạn sẽ muốn được trả lời trước khi quyết định tái định vị thương hiệu.

Ngày nay, việc tái định vị thương hiệu không thể nói không với việc chuyển đổi kỹ thuật số
Ngày nay, việc tái định vị thương hiệu không thể nói không với việc chuyển đổi kỹ thuật số

2. Bạn đã dành một không gian thương hiệu của mình cho sự phát triển bền vững?

Các doanh nghiệp B2B trên nhiều lĩnh vực đã và đang xem “sống xanh” là một trong các mục tiêu khi hoạt động. Bằng chứng là động thái của nhiều nhà đầu tư lớn đang biến tính bền vững trở thành tiêu chuẩn đầu tư mới của họ. Tóm lại, các vấn đề môi trường đang là mối quan tâm lớn trong lĩnh vực B2B.

Làn sóng doanh nghiệp xanh, định vị tính bền vững lên hàng đầu đã và đang lan truyền mạnh mẽ hơn. Doanh nghiệp bạn cũng có thể áp dụng điều này cho thương hiệu của mình. Tuy nhiên, hãy rõ ràng và xác thực. Thông điệp thương hiệu của bạn về tính bền vững phải được minh chứng bằng hành động. Nếu bạn không thể thực hiện các sáng kiến ​​thân thiện với môi trường mà bạn yêu thích, thì tốt hơn hết bạn nên loại bỏ hoàn toàn tính bền vững ra khỏi hoạt động tiếp thị của mình.

Tương tự, bạn cần phải hoàn toàn rõ ràng về những gì bạn dự định làm và cách bạn dự định làm điều đó. Bởi khách hàng sẽ không phản hồi tốt với những lời hứa mơ hồ về việc “tạo ra một tương lai xanh hơn”. Hãy rõ ràng trong các mục tiêu sinh thái của mình và hãy nhớ rằng, tính bền vững chỉ ngày càng trở nên quan trọng hơn chứ không bị lu mờ. Thế nên việc xác định các yếu tố cần thiết với thương hiệu là rất quan trọng.

3. Cách bạn bán sản phẩm của mình có thay đổi do đại dịch không?

Về cơ bản, hầu hết các doanh nghiệp đang ở một nơi khác so với trước khi xảy ra đại dịch. Với nhiều người, cách họ bán sản phẩm cũng vậy, và đây cũng chính là một sự thay đổi quan trọng trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng.

Một nghiên cứu từ Accenture cho thấy, gần một nửa số doanh nghiệp vừa và nhỏ đã đầu tư vào việc gia tăng cơ sở hạ tầng để bán hàng trực tuyến. Nếu bạn là một trong những doanh nghiệp đó, cần đảm bảo rằng thương hiệu sau khi tái định vị sẽ có cách tiếp cận mới để bán sản phẩm. Điều đó đặt câu hỏi về cách khách hàng tương tác với doanh nghiệp và những gì họ có thể mong đợi từ hành trình khách hàng mới. Và hơn hết, cách tiếp cận bán hàng của bạn đã thay đổi như thế nào.

4. Việc tái định vị thương hiệu dựa trên tầm nhìn dài hạn hay ngắn hạn?

Tái định vị thương hiệu để ứng phó với đại dịch và không làm gì khác không phải là cách để thương hiệu tiến xa. Khi bạn đang xây dựng chiến lược thương hiệu, bạn sẽ cần tự hỏi xem liệu những thay đổi mà doanh nghiệp đang nỗ lực thực hiện có thể tồn tại trong nhiều năm và nhiều thập kỷ tới hay không. Việc tái định vị thương hiệu chắc chắn phải nằm trong tầm nhìn dài hạn.

Ví dụ, Facebook đã đổi thương hiệu thành cái mà nó gọi là “siêu vũ trụ ảo metaverse”. Một bài báo của Forbes đã nói rằng chất xúc tác đằng sau sự thay đổi này đến từ những tin tức không tốt gần đây xung quanh thương hiệu, cho thấy một yếu tố của tư duy ngắn hạn. Tuy nhiên, trên thực tế, sự thay đổi này có thể là một phần của chiến lược dài hạn để hạn chế các thông tin sai lệch về các sản phẩm của tập đoàn này.

Để cung cấp cho bạn một điểm khởi đầu để bắt đầu, chúng tôi muốn hỏi khách hàng của mình những điều như ‘bạn thấy doanh nghiệp ở đâu trong thời gian mười năm?’ hoặc ‘nếu bạn mô tả doanh nghiệp với một nhà lãnh đạo thế giới, bạn sẽ nói gì?’. Tự hỏi bản thân những câu hỏi như thế này là một cách tuyệt vời để bước khỏi giai đoạn ngắn hạn và bắt đầu suy nghĩ về tương lai.

Tái định vị thương hiệu cần dựa trên tầm nhìn doanh nghiệp và mục tiêu dài hạn để mang lại kết quả tốt nhất
Tái định vị thương hiệu cần dựa trên tầm nhìn doanh nghiệp và mục tiêu dài hạn để mang lại kết quả tốt nhất

5. Bạn có biết khách hàng đang thực sự trải nghiệm thương hiệu như thế nào không?

Tất nhiên, đại dịch không chỉ khiến doanh nghiệp thay đổi mà cũng thay đổi cả về nhu cầu của khách hàng. Họ dần hướng đến “giải pháp” nhiều hơn là sản phẩm và có kỳ vọng cao hơn bao giờ hết về những điều mình trải nghiệm và mong muốn hướng đến.

Do vậy, doanh nghiệp hãy cân nhắc xem liệu thương hiệu khi tái định vị có liên quan đến những thay đổi này hay không. Khách hàng của bạn nghĩ gì về thương hiệu trong bối cảnh đại dịch, nó có phù hợp với mong đợi của họ không?

Thương hiệu không chỉ đơn thuần là tiêu đề và các trang web ưa thích. Chúng là trải nghiệm toàn diện, cả ngoại tuyến và trực tuyến. Đó là lý do tại sao khi tái định vị thương hiệu, doanh nghiệp phải nghĩ đến chuyện phục vụ cho trải nghiệm mà khách hàng đang tìm kiếm.

Tái định vị thương hiệu, chiến lược xây dựng thương hiệu B2B và sáng tạo là những gì mà Metta sẽ làm và đem lại kết quả như mong đợi cho doanh nghiệp. Nếu bạn vẫn đang băn khoăn về thời điểm, kế hoạch và cách triển khai tái định vị thương hiệu, liên hệ ngay marketing@metta.com.vn để chúng tôi giúp bạn giải đáp các câu hỏi trên với thông tin chi tiết, có tư duy chiến lược và thấu hiểu rõ mong muốn của bạn!

Metta Marketing
Chuyên gia tư vấn chiến lược thương hiệu hàng đầu

ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN, CẬP NHẬT NHỮNG THÔNG TIN HAY, MỚI NHẤT VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ MARKETING







Cách tạo ra chiến lược marketing B2B đỉnh cao thúc đẩy doanh số bán hàng

Với cương vị là chủ doanh nghiệp B2B, chúng ta đều biết rằng marketing (tiếp thị) là một trong những cách hiệu quả nhất để tạo khách hàng tiềm năng và tăng trưởng doanh thu. Nhưng chính xác thì làm thế nào để chúng ta có thể tạo nên chiến lược marketing B2B hiệu quả? [...]

Sensemaking Seller: Những nhà bán hàng thông minh và biết cách tạo ra giao dịch

Sensemaking thường được biết đến trong ngành khoa học con người (human sciences), dùng chính những trải nghiệm, hiểu biết và khả năng thấu cảm của bản năng trực giác để đưa ra những nhận định, sáng tạo, đề xuất sáng kiến cũng như phản ứng. Lượng thông tin sản phẩm và dịch vụ dành [...]

Những nghiên cứu mới nhất của Gartner có ích cho Giám đốc kinh doanh B2B

Giám đốc kinh doanh thường chịu áp lực tạo ra năng suất và đạt được tăng trưởng theo ưu tiên của CEO (nghiên cứu từ 56% CEO trong Khảo sát CEO năm 2021 của Gartner). Trong bối cảnh môi trường bán hàng đang thay đổi, người mua mong đợi sự tương tác kỹ thuật số [...]

8 xu hướng marketing năm 2022 giúp doanh nghiệp B2B xây dựng chiến lược nội dung hiệu quả

Trong năm 2022, các doanh nghiệp B2B không nằm ngoài cuộc đua tăng trưởng để phục hồi những “vết thương” mà năm 2021 đầy biến động để lại. Cập nhật những xu hướng marketing mới nhất một cách nhanh chóng và áp dụng chúng thành công chính là chìa khóa để chúng ta bỏ xa [...]

Dự báo kinh tế 2022: Triển vọng mới – Doanh nghiệp vật liệu xây dựng cần chuẩn bị gì?

Những ảnh hưởng của đại dịch đến nền kinh tế Việt Nam trong năm 2021 đã trở nên nổi cộm mà ai cũng có thể thấy. Một cách tổng quan, tổng sản phẩm quốc nội thực tế của Việt Nam trong 2021 đã tăng trưởng chậm lại chỉ còn 2,58% so với mức 2,91% trước [...]

12 chiến lược tiếp thị B2B sẽ mang lại thành công cho năm 2022

“Chiến lược mà không có chiến thuật là một sự mơ mộng; chiến thuật mà không có chiến lược là một cơn ác mộng”. Chịu ảnh hưởng từ Binh pháp Tôn Tử, câu nói này ngụ ý rằng có sự khác biệt rõ ràng giữa chiến lược tiếp thị và chiến thuật tiếp thị. Nó [...]