Nhà sáng lập và lựa chọn nan giải: Có nên bán doanh nghiệp?
Nguồn: Harvard Business Review
Về tác giả:
Anthony K. Tjan là Giám đốc điều hành, Đối tác quản lý và Người sáng lập công ty đầu tư mạo hiểm Cue Ball, cựu phó chủ tịch công ty tư vấn Parthenon, đồng tác giả của cuốn sách bán chạy nhất của New York Times Heart, Smarts, Guts, and Luck (HBR Press, 2012) và là tác giả của Good People (Portfolio/Penguin Random House, 2017).
Gần đây, chúng tôi có dịp trao đổi với những người bạn trong lĩnh vực đầu tư và mạo hiểm về “Những quyết định mang tính bước ngoặt trong quá trình xây dựng doanh nghiệp của các nhà sáng lập”.
Trong đó, quyết định được xem là “hóc búa” cũng như khó khăn nhất đối với đa số chủ doanh nghiệp là việc cân nhắc có nên nhận đầu tư từ các nguồn lực bên ngoài hay không, và liệu như thế có phải là “bán” doanh nghiệp của mình cho người khác. Một số ý kiến cho rằng, việc nhận OPM (một loại đòn bẩy tài chính thông qua việc lợi dụng tiền của người khác; ví dụ: cho vay, huy động vốn đầu tư) là bước đầu tiên trong việc “bán” doanh nghiệp. Do vậy, quyết định này thường được xem như một bước ngoặt mang tính ảnh hưởng trong sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Giáo sư Noam Wasserman của Đại học Harvard đã gọi tình huống này là “Rich versus King” – lựa chọn giữa giàu có hay quyền lực.
Hầu hết các nhà sáng lập đều đau đầu trong việc đưa ra quyết định “bán” đi đứa con tinh thần của mình. Đây là một vấn đề hết sức nhức nhối và cần có sự tham vấn kỹ càng để tìm ra hướng đi phù hợp. Dưới đây là những câu hỏi giúp những người sáng lập phần nào tìm ra câu trả lời và hướng đi đúng đắn cho doanh nghiệp của mình trên con đường phát triển:
1. Có nhất thiết phải “bán” không?
Bạn có thể giữ lại các loại tài sản (doanh nghiệp) mang giá trị lâu dài và có dòng tiền ổn định, có tiềm năng khai thác tối đa nhất có thể. So với việc giữ các giá trị (sinh lời) ngắn hạn, việc tạo ra các mảng có giá trị dài hạn sẽ ít tạo ra vấn đề và không phải tính đến việc rút lui sớm khi đầu tư.
2. Tối đa hoá giá trị có thật sự quan trọng?
Sự thật thường gây mất lòng, trên thực tế những con lợn đói có thể sẽ được nuôi béo lên, nhưng những con ham ăn sẽ bị làm thịt. Đừng trở thành người tiên phong lao đầu vào những việc không còn mang lại nhiều giá trị. Cân nhắc thật kỹ giữa những gì ngay bây giờ bạn chắc chắn nhận được so với những cơ hội tốt hơn mà bạn có thể sẽ có được trong tương lai. Tiếp đến, hãy xem xét đến giá trị của tiền tệ theo thời gian, ước tính thử số tiền bạn nhận được bây giờ sẽ tăng lên bao nhiêu và so sánh con số đó với số tiền bạn hy vọng nhận được trong điều kiện tốt nhất. Vậy nên, dành nhiều thời gian cho việc bán ở giá đỉnh là điều không cần thiết.
3. Lấy tiền mặt nhưng vẫn ở trong cuộc chơi?
JP Morgan đã chia sẻ, “Tôi đã kiếm được tất cả số tiền của mình bằng cách bán khá sớm.”
Cho dù đó là thông qua cổ tức, tái vốn hoá hay bán một phần cổ phiếu của bạn trong một công ty, nếu bạn nhận thấy bất kỳ khả năng thanh khoản nào, hãy xem xét kỹ lưỡng nếu lựa chọn đó có ý nghĩa.
4. Bối cảnh thị trường như thế nào?
Nếu có nhiều người đang mua vào, có lẽ đã đến lúc bạn nên cân nhắc để bán ra. Bài học thông qua sự bùng nổ và phá sản của dot.com luôn nhắc nhở chúng ta đó là nếu số đông đang chen lấn, đổ dồn vào một thứ, đó là lúc mà chúng ta nên thoát ra. Hãy tự hỏi bản thân xem đây là thị trường của người mua hay người bán.
5. Bạn có thật sự muốn bán?
Cuối cùng, phụ thuộc vào mục tiêu cá nhân của bạn về số tiền mà bạn muốn kiếm được. Bạn sẽ thấy vui vẻ và hài lòng khi “bán” để có được sự đồng hành cũng như nguồn vốn cho doanh nghiệp? Hay bạn sẽ có cảm giác không còn tự do điều hành doanh nghiệp của mình nữa? Liệu bạn có nhầm lẫn giữa việc muốn “bán” doanh nghiệp với việc có thêm một vai trò mới? Hay bạn muốn thoát khỏi vùng an toàn nhưng vẫn muốn có quyền sở hữu doanh nghiệp? Nếu đúng là như vậy, hãy thuê một ai đó.
Chia các động lực tài chính để kêu gọi thêm nguồn vốn đầu tư khỏi các lý do phi tài chính và viết chúng ra giấy hoặc thảo luận các vấn đề trên với những người cố vấn. Rất khó để phân tách các lý do, nhưng nếu trả lời hết những câu hỏi trên sẽ đưa cho chúng ta cái nhìn sáng suốt hơn với những quyết định mang tính bước ngoặt của doanh nghiệp.
Metta Marketing
Chuyên gia tư vấn chiến lược thương hiệu hàng đầu