Niche Marketing: Làm cách nào để marketing cho thị trường ngách và khách hàng nhỏ

Đứng giữa một thị trường có sức cạnh tranh lớn nhưng doanh nghiệp của bạn không thật sự nổi bật? Hay thương hiệu của bạn đang hoạt động trong một thị trường ngách với số lượng khách hàng mục tiêu không lớn?

Nếu bạn đang thuộc một trong hai trường hợp trên, thì bạn nên biết rằng việc tiếp cận đối tượng mục tiêu là không hề dễ. Và đây chính xác là lý do bạn phải sử dụng tiếp thị ngách (niche marketing).

Niche Marketing là gì?

Niche Marketing hay Tiếp thị ngách là tất cả những chiến lược tiếp thị nhằm mục đích thu hút và chuyển đổi khách hàng thuộc một phân khúc thị trường cụ thể mà những khách hàng đó có những sở thích và nhu cầu riêng biệt (Tiếp thị cho thị trường ngách).

Sự khác biệt chính giữa tiếp thị ngách và các loại tiếp thị khác là nó sử dụng thông điệp siêu cá nhân hóa và kén chọn nền tảng.

Để thực sự hiểu tiếp thị ngách là gì, trước tiên chúng ta phải hiểu được định nghĩa của thị trường ngách.

Nói một cách đơn giản, thị trường ngách là một phân khúc nhỏ, được xác định cụ thể từ một thị trường lớn hơn. Điều làm cho thị trường ngách được xác định rõ ràng hơn so với một thị trường lớn là bởi nó có nhu cầu, sở thích và bản sắc riêng.

Một ví dụ điển hình là FreshBooks. Mặc dù nó là một phần mềm kế toán giống như nhiều phần mềm khác dành cho doanh nghiệp, nhưng họ đã thu hẹp thị trường của mình để nhắm mục tiêu đến các doanh nghiệp nhỏ và những người làm nghề tự do.

Ưu điểm của Tiếp thị ngách

Việc lựa chọn thị trường ngách sẽ mang đến nhiều lợi thế hơn là lựa chọn một thị trường lớn. Hãy cùng khám phá một số khía cạnh tích cực của tiếp thị ngách.

Giúp bạn dễ nhìn thấy chính xác đối tượng cần nhắm tới

Tiếp thị ngách có nghĩa là bạn thu hẹp phạm vi tập trung của mình để chỉ tiếp cận những khách hàng có liên quan. Do đó, bạn có thể trở thành thương hiệu nổi bật trên thị trường với các chiến lược được thiết kế cho những người có nhiều khả năng quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn nhất.

Có thể giúp bạn tối ưu hóa ngân sách tiếp thị

Thay vì đổ tiền để tiếp cận phạm vi đối tượng rộng hơn, nơi bạn có thể nhận được ít chuyển đổi; việc tập trung vào một thị trường ngách cho phép bạn nhắm mục tiêu đến một phân khúc cụ thể, có nhiều khả năng mong muốn đối với sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn hơn. Kết quả là bạn có thể giảm thiểu ngân sách chi tiêu cho quảng cáo đồng thời nhận được chuyển đổi tốt hơn.

Giảm sự cạnh tranh

Nhắm mục tiêu vào một phân khúc thị trường cụ thể có thể chỉ tiếp cận được ít người, nhưng nhắm vào thị trường ngách có lợi thế là ít cạnh tranh hơn. Trong khi hầu hết các thương hiệu đều nhắm mục tiêu tiếp thị của họ vào một thị trường rộng lớn, thì tiếp thị ngách sẽ cho phép bạn tiếp thị sản phẩm hoặc dịch vụ cho một nhóm cụ thể. Khi doanh nghiệp của bạn trở nên chuyên biệt hơn, bạn sẽ có ít đối thủ cạnh tranh trực tiếp hơn.

7 chiến lược sử dụng tiếp thị ngách để tiếp cận đối tượng nhỏ

Hãy cùng tìm hiểu bảy chiến lược tiếp thị ngách có thể giúp bạn thu hút và chuyển đổi những đối tượng nhỏ khó tiếp cận.

1. Sử dụng nhiều Từ khoá chung

Sử dụng các từ khóa chung chung nghe có vẻ kỳ lạ vì thông thường chúng ta sẽ cho rằng những từ khóa được nhắm mục tiêu riêng biệt sẽ mang lại lưu lượng truy cập có giá trị tốt hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng các từ khóa dành riêng cho thị trường ngách có thể không thúc đẩy nhiều lưu lượng truy cập vào trang web của bạn.

Chìa khóa để SEO hiệu quả là biết được các cụm từ tìm kiếm mà đối tượng mục tiêu của bạn thường sử dụng.

Các cụm từ mà họ tìm kiếm có thể sẽ bao gồm ngôn ngữ tự nhiên và không có từ khóa thực sự cụ thể. Đó là lý do tại sao những loại từ khóa này thường có lượng tìm kiếm cực thấp. Dưới đây là ví dụ về một từ khóa cụ thể — “xếp hình thủ công cho trẻ em” (handmade puzzles for children) — và lượng tìm kiếm của từ khóa đó:

Niche Marketing

Không có người tìm kiếm “xếp hình thủ công cho trẻ em”. Điều đó không có nghĩa là không ai có nhu cầu — vấn đề là từ khóa được sử dụng.

Niche Marketing

Sử dụng các từ khóa chung chung hơn sẽ giúp bạn có thể thu hút nhiều lưu lượng truy cập vào trang web của mình. Và những người đang tìm kiếm bộ xếp hình thủ công có lẽ cũng nằm trong số đó.

Khi bạn lập kế hoạch cho chiến lược SEO thị trường ngách, hãy nghiên cứu từ khóa một cách cẩn trọng. Ưu tiên các từ khóa chung chung hơn những từ khóa được nhắm mục tiêu riêng biệt.

2. Thực hiện Nghiên cứu đối tượng mở rộng

Tiếp thị ngách tạo ra một chút thách thức hơn so với tiếp thị chung (general marketing) bởi đối tượng mục tiêu của bạn có nhu cầu riêng biệt. Bạn phải hiểu họ muốn gì và họ hi vọng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn được đến tay họ như thế nào.

Để làm được điều đó, bạn phải tiến hành nghiên cứu đối tượng rộng rãi. Nghiên cứu đối tượng cho một thị trường ngách bằng cách:

  • Lắng nghe người dùng mạng xã hội: Sử dụng các công cụ lắng nghe người dùng mạng xã hội để theo dõi những gì mọi người đang nói về thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Điều này giúp bạn biết họ đang tìm kiếm những gì từ các thương hiệu như bạn.
  • Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh: Kiểm tra xem đối thủ của bạn đang tiếp cận với đối tượng nào và cách họ tương tác với họ.
  • Phát triển chân dung khách hàng: Xây dựng chân dung những khách hàng lý tưởng của bạn để giúp bạn hiểu rõ hơn về họ.

Vì đối tượng mục tiêu của bạn có nhu cầu và sở thích riêng, bạn phải tiến hành nghiên cứu nhiều đối tượng để hiểu cách tiếp cận họ tốt nhất. Nghiên cứu các đối tượng cũng giúp bạn hiểu những điểm khó khăn của họ và cách tốt nhất để tạo thông điệp giải quyết điều đó.

3. Lựa chọn nền tảng một cách cẩn thận

Bạn đang cố gắng tiếp cận một nhóm đối tượng mục tiêu đặc biệt và nhỏ, khi đó bạn phải xác định nền tảng mạng xã hội nào mà họ sử dụng thường xuyên.

Với tư cách là một chủ doanh nghiệp, bạn phải lựa chọn nền tảng cho tổ chức của mình một cách cẩn thận.

Ví dụ: một nghiên cứu cho thấy, khi nhắc đến mạng xã hội, tốt hơn là bạn nên tiếp cận những người thuộc thế hệ millennials trên Facebook. Mặt khác, những người thuộc gen Z lại thích Snapchat hơn.

Niche Marketing

Với chiến lược cho thị trường ngách, bạn không cần phải xuất hiện ở tất cả các kênh. Bạn chỉ cần xuất hiện trên các nền tảng mà khán giả của bạn sử dụng thường xuyên. Hãy tự đặt ra những câu hỏi cho bản thân như:

  • Họ mua sắm ở đâu?
  • Làm thế nào để họ tìm thấy sản phẩm?
  • Họ thích kênh truyền thông xã hội nào hơn?

Đáp án cho những câu hỏi này sẽ giúp bạn thu hẹp số lượng nền tảng mà bạn cần sử dụng để giao tiếp với đối tượng mục tiêu của mình. Sau đó, điều chỉnh nội dung cho phù hợp với từng nền tảng.

Lựa chọn cẩn thận các nền tảng để tiếp cận sẽ giúp bạn tối đa hóa ngân sách tiếp thị của mình. Bạn chỉ cần tập trung sức lực và nguồn lực của mình vào những nền tảng có thể mang lại cho bạn lợi tức chi tiêu quảng cáo (ROAS) tốt.

4. Tìm hiểu sâu về chiến lược của đối thủ cạnh tranh

Khi nói đến tiếp thị, đặc biệt là tiếp thị ngách, đối thủ cạnh tranh có thể là nguồn lực tốt nhất của bạn vì bạn có thể học hỏi được nhiều điều từ các chiến lược tiếp thị của họ. Ví dụ: bạn có thể có được thông tin chi tiết về:

  • khán giả của bạn
  • thị trường
  • điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ cạnh tranh

Bước đầu tiên khi phân tích đối thủ cạnh tranh đó là xác định họ là ai. Từ đó, hãy chú ý đến:

  • từ khóa mà họ nhắm mục tiêu
  • nền tảng cung cấp nội dung mà họ sử dụng
  • cách họ tương tác với khán giả
  • cách họ tạo ra thông điệp

Hãy tận dụng đối thủ cạnh tranh của bạn để thu thập càng nhiều thông tin càng tốt. Điều này có thể giúp bạn biết cách điều chỉnh các chiến lược tiếp thị ngách hiệu quả hơn.

5. Xây dựng các mối quan hệ khách hàng và tận dụng các mối quan hệ đối tác

Số lượng khách hàng trong một thị trường ngách là có hạn, vì vậy bạn phải nghĩ ra cách để thúc đẩy hoạt động kinh doanh liên tục. Một số giải pháp điển hình:

Xây dựng mối quan hệ với khách hàng tiềm năng của bạn

Một trong những chìa khóa thành công khi hoạt động trong thị trường ngách là xây dựng mối quan hệ với khách hàng tiềm năng và khách hàng của bạn.

Một lý do quan trọng cho điều này là các mối quan hệ sẽ tạo ra hành vi mua lặp lại đối với khách hàng, thực tế là việc giữ chân khách hàng hiện tại thường dễ hơn và ít tốn chi phí hơn là tạo ra một khách hàng mới.

Tận dụng quan hệ đối tác chiến lược

Quan hệ đối tác chiến lược rất quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp khi hoạt động trong một thị trường ngách.

  • Hợp tác với các agency chuyên gia marketing: Các agency này hiểu rõ hơn về đối tượng của bạn và họ biết cách xác định những cơ hội và mối đe dọa đối với doanh nghiệp của bạn trong thị trường ngách. Metta Marketing là một trong những đơn vị tư vấn chiến lược bạn có thể tham khảo, đặc biệt nếu bạn đang hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và vật liệu xây dựng.
  • Hợp tác với các thương hiệu khác: Bạn có thể hợp tác với một thương hiệu mà khán giả của bạn đã biết. Một ví dụ điển hình là sự hợp tác giữa Red Bull và GoPro. Đây là một sự hợp tác tuyệt vời vì Red Bull là một thương hiệu truyền thông khổng lồ trong khi GoPro là thương hiệu chuyên sản xuất máy ảnh cho những người có phong cách sống năng động. Bạn không thể bỏ qua các mối quan hệ và đối tác khi muốn tiếp thị ngách. Một khi mọi người biết và tin tưởng bạn, bạn có thể bán hàng cho họ dễ dàng hơn.

6. Phát triển lòng trung thành với thương hiệu

Xây dựng lòng trung thành với thương hiệu có thể mở đường cho khách hàng trở thành đại sứ thương hiệu của bạn. Điều này có khả năng cao sẽ giúp bạn xây dựng một chiến lược tiếp thị vững chắc nhất mọi thời đại – tiếp thị truyền miệng (WOMM).

Một nghiên cứu cho thấy 83% người tin tưởng vào những lời khuyên từ gia đình và bạn bè hơn bất kỳ nguồn nào khác. Điều đó làm cho WOMM trở thành một chiến lược tiếp thị mạnh mẽ mà bạn nên sử dụng. Xét cho cùng, trong một thị trường ngách, cách tốt nhất để giới thiệu về sản phẩm của bạn là khi những khách hàng khác say mê sản phẩm đó.

Tất cả những điều này xuất phát từ lòng trung thành với thương hiệu. Để phát triển lòng trung thành với thương hiệu, bạn có thể:

  • Tạo ra những trải nghiệm đặc biệt: Từ sản phẩm đến dịch vụ khách hàng, hãy đảm bảo mọi tương tác của khách hàng với thương hiệu của bạn đều đáng nhớ theo một cách tích cực.
  • Tương tác với khán giả của bạn: Tận dụng mọi cơ hội bạn có để tương tác với khách hàng của mình, có thể là trên mạng xã hội, qua email hoặc bất kỳ kênh nào khác. Mỗi lần như vậy sẽ làm tăng giá trị cho thương hiệu của bạn.
  • Dự đoán nhu cầu của họ: Sử dụng chân dung khách hàng và hành vi của họ để dự đoán những gì khách hàng có khả năng sẽ cần, để cung cấp cho họ. Khách hàng sẽ cảm thấy được coi trọng và bạn muốn làm cho cuộc sống của họ dễ dàng hơn.
  • Điều chỉnh thương hiệu phù hợp các giá trị cốt lõi của khách hàng: 83% thế hệ millennials thích mua hàng từ các thương hiệu phù hợp với giá trị của họ. Việc hiểu rõ các giá trị cốt lõi của đối tượng mục tiêu và điều chỉnh cho phù hợp với họ là rất quan trọng để phát triển lòng trung thành với thương hiệu.

Nói tóm lại, cơ sở khách hàng trung thành là một yếu tố cần thiết để thành công trong thị trường ngách.

7. Tự thiết lập bản thân như là một người có thẩm quyền trong thị trường ngách

Một trong những thách thức lớn nhất khi tham gia thị trường ngách là giành được lòng tin của khách hàng. Nguyên nhân là vì họ có những sở thích rất độc đáo, và họ yêu cầu bạn phải làm đúng như những gì mà bạn cam kết.

Đó là lý do tại sao chiến lược tiếp thị ngách của bạn phải bao gồm việc thiết lập bản thân như một người có thẩm quyền trong thị trường ngách đó.

Bạn có thể thiết lập quyền hạn của mình bằng cách:

  • Tạo ra những tài nguyên có giá trị: Các tài nguyên như bài đăng trên blog, bài học kinh nghiệm và các tài liệu white-paper có thể giới thiệu chuyên môn của bạn và xây dựng tiếng nói của bạn trên thị trường.
  • Đưa ra lời khuyên miễn phí: Tận dụng các diễn đàn và phương tiện truyền thông xã hội dành cho thị trường ngách để tham gia vào các cuộc trò chuyện với khán giả của bạn. Khi đó, bạn hãy đưa ra những lời khuyên miễn phí. Điều này có thể cho khách hàng của bạn thấy rằng bạn hiểu nhu cầu của họ.
  • Tổ chức hội thảo trực tuyến: Lượng thông tin cho các thị trường ngách có thể khan hiếm. Nên việc tổ chức các hội thảo trực tuyến nhằm mục đích giáo dục và cung cấp thông tin cho khán giả của bạn để giúp họ tìm thấy những gì họ cần là điều cần thiết.

Một khi bạn thiết lập bản thân trở thành một người có thẩm quyền trong thị trường ngách của mình, khách hàng sẽ tìm đến bạn và sự truyền miệng của họ có thể tạo ra cho bạn một chiến lược tiếp thị miễn phí.

Kết luận

Tiếp thị ngách có thể khá phức tạp nếu bạn không biết cách thực hiện nó. Khi áp dụng một chiến lược tiếp thị ngách, bạn sẽ được:

  • tối ưu hóa ngân sách tiếp thị
  • tăng tỷ lệ chuyển đổi
  • giảm sự cạnh tranh

Khách hàng thuôc thị trường ngách mà bạn nhắm tới luôn tìm kiếm những người hiểu họ. Vì vậy, bạn cần tiến hành nghiên cứu và phân tích trước khi lập kế hoạch và đưa ra chiến lược cụ thể cho thị trường ngách của mình. Nếu bạn muốn tất cả quá trình này được diễn ra một cách tối ưu và tiết kiệm chi phí, bạn có thể nhờ đến các chuyên gia marketing. Metta Marketing là một đơn vị tư vấn chiến lược và các giải pháp đáp ứng từng nhu cầu của khách hàng. Hãy để lại thông tin tại email phung.metta@metta.com.vn để chúng tôi có thể giúp doanh nghiệp của bạn bứt phá trong thị trường ngách.

Nguồn: https://neilpatel.com/blog/niche-marketing/

Metta Marketing
Chuyên gia tư vấn chiến lược thương hiệu hàng đầu

ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN, CẬP NHẬT NHỮNG THÔNG TIN HAY, MỚI NHẤT VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ MARKETING







SMARKETING: Làm sao phối hợp nhịp nhàng giữa sales và marketing cho hiệu quả kinh doanh tối ưu?

SMarketing là sự kết hợp giữa bán hàng (Sales) và tiếp thị (Marketing). Hiện nay, trong hầu hết các doanh nghiệp, hai bộ phận chính đem lại doanh thu gồm Sales và Marketing thường xuyên phải phối hợp chặt chẽ với nhau, và dễ dẫn đến xung đột. Nguyên nhân chính cho việc này là [...]

Thương mại điện tử – Xu hướng tất yếu cho doanh nghiệp trong tương lai

Mua sắm trực tuyến mang lại nhiều trải nghiệm và cơ hội cho người tiêu dùng. Đặc biệt khi trải qua thời kỳ khủng hoảng do đại dịch COVID-19 mang lại, thương mại điện tử dường như đã trở thành một xu hướng tất yếu cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.  Số [...]

Doanh nghiệp nên tận dụng nguồn lực marketing ra sao thì hiệu quả?

Giữa những biến động mạnh mẽ của thị trường trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã và đang chuyển dần lựa chọn từ “đầu tư” sang “tận dụng” nguồn lực hiện có để ứng phó với những thách thức phía trước. Trong đó, marketing là hoạt động có thể áp dụng khái niệm “tận [...]

Những sai lầm trong chuyển đổi số của các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Chuyển đổi số là một chủ đề nóng, nhưng hầu hết các nhà lãnh đạo vẫn chưa hiểu hết toàn bộ ý nghĩa của nó. Tại một lớp học gần đây trong chương trình MBA của Đại học Drexel, một trong những giám đốc điều hành công nghệ được đánh giá cao của Microsoft và [...]

Xây dựng thương hiệu là câu chuyện của tiền bạc hay câu chuyện của tư duy

Coca-Cola không chỉ là một loại nước ngọt. Starbucks không chỉ là một loại cà phê. Ray-Ban không chỉ là một cặp kính râm. Glossier không chỉ là một tuýp kem che khuyết điểm. Nếu không có thương hiệu, có lẽ những sản phẩm ấy cũng lẻ loi và thoi thóp giữa hàng trăm ngàn [...]

Xây dựng thương hiệu là bắt buộc đối với tất cả doanh nghiệp

Xây dựng thương hiệu không còn là sự lựa chọn, nó là nền tảng cho việc kinh doanh và đã trở thành nhiệm vụ bắt buộc của bất kỳ doanh nghiệp nào. Một số người cho rằng việc xây dựng thương hiệu không dành cho những doanh nghiệp nhỏ, mới, bởi cần một khoản ngân [...]