Văn hóa doanh nghiệp là thương hiệu
Viêc xây dựng một thương hiệu mạnh trên thị trường hiện tại cực kì khác so với 40 năm trước. Tập trung hết nguồn lực để quảng bá thương hiệu ra thế giới không phải là cách duy nhất. Bây giờ nó là “đường hai chiều”, liên quan đến việc duy trì nhận thức của khách hàng trên đường phố và mạng trực tuyến, và kể cả chăm sóc văn hóa doanh nghiệp trong nội bộ. Văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng đến tất cả các quyết định mà bạn đưa ra, giúp thu hút, giữ chân cả nhân viên và khách hàng. Văn hoá thiết lập hình ảnh cho doanh nghiệp của bạn.
Văn hóa có thể ảnh hưởng đến thương hiệu của bạn như thế nào
Thương hiệu và văn hóa của một công ty phản ánh lẫn nhau trong một mối liên hệ mật thiết. Trong khi thương hiệu có thể định nghĩa là biểu hiện bên ngoài của DNA công ty, văn hóa lại là nơi thương hiệu của bạn được sinh ra. Văn hóa doanh nghiệp có thể tác động đến nhìn nhận của cả khách hàng và nhân viên đối với thương hiệu. Văn hóa của bạn ảnh hưởng đến các quyết định quản lý và tất cả các chức năng kinh doanh từ sản xuất, quảng cáo đến kế toán.
Văn hóa của một doanh nghiệp ảnh hưởng đến cách nhân viên tương tác trực tiếp với khách hàng. Văn hóa doanh nghiệp tốt cho phép nhân viên đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng và hình thành nhận thức xây dựng hình ảnh công ty tuyệt vời thông qua các giá trị được chia sẻ
Sự hài lòng của nhân viên là kết quả trực tiếp của một văn hóa doanh nghiệp mạnh và cũng là yếu tố đáng kể quyết định đến việc doanh nghiệp đó có thành công hay không. Nhân viên là tài sản quan trọng nhất của một công ty. Một nền văn hóa doanh nghiệp tốt dẫn đến một đội ngũ tràn đầy năng lượng và năng động, những người sẵn sàng cung cấp các dịch vụ tuyệt vời vì họ yêu và tin tưởng vào công ty.
Một văn hóa doanh nghiệp được xây dựng vững chắc sẽ đảm bảo các nhân viên được đào tạo bài bản để phục vụ khách hàng dù trực tiếp hay là trực tuyến qua các mạng xã hội. Bởi khi nhân viên thấu hiểu và có sự kết nối sâu sắc với công ty, mọi hành động của họ sẽ luôn mang trong mình giá trị của doanh nghiệp. Theo Forbes, chất lượng ứng xử của các nhân viên trong quá trình trao đổi sẽ ảnh hưởng lớn đến mức độ hài lòng của khách hàng.
Văn hóa doanh nghiệp và thương hiệu cho công chúng thấy được bản chất của công ty là đáng tin và đảm bảo sự hài lòng của khách hàng- cũng như nhân viên và các yếu tố xung quanh. Một văn hóa doanh nghiệp mạnh giúp nhân viên cảm thấy thân thuộc, khi mang đến một môi trường làm việc tuyệt vời, nơi mà họ dễ dàng làm việc chăm chỉ, đạt được chỉ tiêu, gặp gỡ khách hàng và phát triển bản thân một cách chuyên nghiệp và tự chủ.
Dù trực tuyến hay trực tiếp, nhân viên của bạn có thể tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và đóng vai trò quan trọng trong nhận thức thương hiệu. Văn hóa của một doanh nghiệp xác định cách mà nhân viên của bạn sẽ tiếp xúc với khách hàng và bên thứ ba, điều này tác động trực tiếp đến hình ảnh mà doanh nghiệp của bạn thể hiện với công chúng.
Khi làm việc với khách hàng với tư cách là một nhân viên, bạn cần áp dụng văn hóa doanh nghiệp để tạo ra một hình ảnh thương hiệu tốt. Tương tác với khách hàng giúp họ hiểu hơn về thương hiệu của bạn và thúc đẩy sự ủng hộ từ họ. Bạn đang cho khách hàng và đối tác một cái nhìn tổng quan về công ty. Họ có được cảm giác thực sự về công ty bạn: không chỉ về sản phẩm hay dịch vụ mà còn về giá trị và niềm tin, mang lại ý nghĩa về sự tồn tại của công ty. Nếu khách hàng tìm thấy sự đồng cảm với ý nghĩa doanh nghiệp, bạn có thể trở thành thương hiệu mà những người liên quan có thể tự hào ủng hộ. Vậy làm thế nào để đạt được điều đó? Hãy bắt đầu bằng việc hiểu rõ được giá trị của bản thân và xây dựng sứ mệnh và tầm nhìn định hướng cho doanh nghiệp.
Bốn cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiệu quả
Vì văn hóa nội bộ của doanh nghiệp có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến cách mà thương hiệu được nhìn nhận, nên việc xây dựng văn hóa là vô cùng quan trọng. Nếu bạn hiểu đúng về văn hóa, những thứ khác như dịch vụ khách hàng đặc biệt, tạo mối quan hệ lâu dài có giá trị và có những nhân viên, đối tác, và khách hàng đầy nhiệt huyết, đều sẽ diễn ra dễ dàng. Trong thực tế, thương hiệu và văn hóa thật sự là hai mặt của một đồng tiền. Bạn cần phải định hình văn hóa doanh nghiệp vì đó là nền tảng cho thương hiệu. Và khi mà bạn đã có một văn hóa xác định, bạn sẽ thấy tự hào mỗi khi nhắc tới.
Sau tất cả, văn hóa cũng là thứ đại điện cho một doanh nghiệp!
Công ty của bạn đại diện cho cái gì? Bạn là ai? Để thương hiệu của bạn có thể tồn tại và phát triển trên thị trường kinh doanh trên thế giới hiện tại, văn hóa doanh nghiệp cần phải đảm bảo rằng các nhân viên cũng là một phần của lời hứa thương hiệu mà công ty đang cố gắng hướng tới. Xây dựng thương hiệu văn hóa doanh nghiệp tạo ra tính nhất quán, tính xác thực và đảm bảo sự trường tồn của một thương hiệu. Khi nhân viên, đối tác, hay khách hàng có cùng một cách hiểu về ý tưởng mà thương hiệu đang thể hiện, nó sẽ làm cho thương hiệu đó không ngừng trở nên mạnh mẽ.
– Xác định thương hiệu bằng cách xem xét lại các dịch vụ hoặc sản phẩm mà công ty cung cấp. Xác định chính xác không gian hay các khoảng trống trong trị trường mà thương hiệu của bạn đang chiếm lĩnh và nghiên cứu các nhu cầu, mối quan tâm và yêu cầu của khách hàng. Bằng cách xác định lại thương hiệu thông qua văn hóa, bạn sẽ tạo ra một đặc điểm thương hiệu mới kết nối với khách hàng và khiến bạn trở nên khác biệt trên thị trường.
– Xác định giá trị cốt lõi là gì và đảm bảo rằng nó được lan tỏa trong hoạt động hàng ngày. Khi giá trị cốt lõi của một thương hiệu được hình thành, nó sẽ giúp định hình một văn hóa để có thể phản ánh thương hiệu. Giá trị cốt lõi được chọn cần phải phù hợp với chiến lược kinh doanh và văn hóa cần phải mô hình hóa để thực hiện các chiến lược này.
– Thương hiệu cần phải phù hợp với văn hóa một cách trực quan. Các hình ảnh và thông điệp sử dụng cần được ưu tiên nêu rõ lý do doanh nghiệp bạn tồn tại và lĩnh vực mà nó hoạt động. Tất cả những điều đó sẽ làm khách hàng cảm thấy thuyết phục và tin tưởng hơn.
– Khi xây dựng thương hiệu, hãy suy nghĩ nó là một con người toàn diện với các giá trị, niềm tin và mục đích. Thể hiện bạn là ai sẽ giúp bạn kết nối với các khách hàng mà bạn đang nhắm đến. Về cơ bản, bằng cách thể hiện bạn là ai đã tạo ra một hình ảnh chân thực sẽ giúp xây dựng lòng tin với khách hàng. Sau khi chứng minh bạn là ai, hãy đảm bảo rằng bạn giao tiếp với thị trường mục tiêu với sự nhất quán.
Điều bạn cần nhớ là văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều khía cạnh của doanh nghiệp, và đặc biệt là nhân viên của bạn. Đó là lý do khi xây dựng và triển khai một văn hóa, bạn cần cho nhân viên được tham gia trực tiếp vào quá trình này. Nhân viên là tài sản quan trọng nhất của doanh nghiệp.
“Thương hiệu là một vật thể sống- và nó sẽ được tích lũy hoặc suy giảm theo thời gian, là sản phẩm của hàng nghìn cử chỉ nhỏ.” – Michael Eisner
Tại sao nhân viên là tài sản quan trọng nhất của doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp thực chất là một phong cách hay mô hình hoạt động của một doanh nghiệp. Văn hóa sẽ được thể hiện trong cách mà nhân viên đối xử với khách hàng và đối tác. Nhân viên là nguồn lực không thể thiếu trong quá trình xây dựng một thương hiệu lớn, họ là người tự đưa ra hàng trăm quyết định hàng ngày. Hãy nhớ rằng văn hóa là bản thiết kế/ hướng dẫn của họ. Văn hóa là tất cả những gì về nhân sự và đảm bảo rằng họ có thời môi trường làm việc vui vẻ và hiệu quả.
Bất kể sản phẩm hay dịch vụ nào mà bạn cung cấp: nhân viên cũng là đại diện cho thương hiệu của bạn. Họ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Khách hàng thường làm việc với các nhân viên đại diện của doanh nghiệp, cách họ tương tác với khách hàng có thể xây dựng hoặc phá vỡ lòng trung thành của người tiêu dùng. Mặc dù khách hàng từng được coi là huyết mạnh của một thương hiệu, lòng trung thành của người tiêu dùng đã trở nên có giá trị hơn, đặc biệt là trong thời đại bị ảnh hưởng bởi các phương tiện truyền thông xã hội. Văn hóa sẽ quyết định cách ứng xử của nhân viên, biến nhân viên trở thành nguồn lực quan trọng trong việc tạo ra bản sắc thương hiệu.
Bây giờ, một số việc cần làm để đảm bảo nhân viên của bạn đang góp phần xây dựng một hình ảnh doanh nghiệp mong muốn.
– Tôn trọng nhân viên. Phấn đấu cho một nền văn hóa kinh doanh dân chủ, hòa nhập hơn là phân chia cấp bậc – một nền văn hóa trịch thượng cô lập tất cả mọi người. Một nền văn hóa kinh doanh dân chủ và hòa nhập sẽ tạo ra một môi trường làm việc có tinh thần thân thiện và tình cảm đó sẽ lan rộng đến các khách hàng và đối tác.
– Tạo ra giá trị của nhân viên. Làm như thế nào? Bằng cách lắng nghe ý kiến của họ – điều này sẽ khiến họ cảm thấy mình là một phần của thương hiệu. Nếu nhân viên của bạn trung thành với thương hiệu của bạn, họ sẽ dễ dàng quảng bá và giới thiệu nó cho khách hàng. Một đội ngũ nhân viên gắn bó và năng động sẽ tự hào chia sẻ tầm nhìn và sứ mệnh của công ty.
– Hướng đến nền văn hóa tổ chức gắn kết. Các thương hiệu khiến tất cả nhân viên cảm thấy là một phần của cộng đồng, vượt trội về khả năng thu hút khách hàng và nhận thức về thương hiệu. Khi các nhân viên bắt đầu coi nhau như một cộng đồng gắn bó, họ sẽ làm việc chăm chỉ hơn và cam kết tạo nên thành công cho thương hiệu.
– Liên tục đào tạo nâng cao cho nhân viên. Hỗ trợ mong muốn cải thiện của nhân viên bằng cách cho họ cơ hội đi hội thảo, tham dự hội thảo và phát triển hơn nữa kỹ năng của họ. Họ sẽ không chỉ cải thiện hiệu suất trong công việc mà còn cảm thấy hạnh phúc và hài lòng hơn.
Làm thế nào để nhân viên thể hiện được thương hiệu doanh nghiệp?
Nhân viên là thương hiệu của bạn! Về cơ bản, nhân viên là đại diện thương hiệu trong mỗi hành động, cử chỉ. Một nhân viên có thể phá vỡ hoặc tạo nên thương hiệu, nhưng nhiều chủ doanh nghiệp vẫn đánh giá thấp điều này. Điều đó có nghĩa là gì? Để thương hiệu của bạn tồn tại và phát triển đặc biệt trong một thị trường cạnh tranh, nhân viên cần thể hiện bản sắc thương hiệu. Bằng cách thể hiện thương hiệu, nhân viên đang trở thành đại sứ thương hiệu đáng tin cậy nhất- để điều đó xảy ra, văn hóa phải hoàn toàn phù hợp với chiến lược kinh doanh nói chung. Dưới đây là những cách mà một nhân viên có thể thể hiện bản sắc thương hiệu;
– Nhân viên nên tự ứng xử phù hợp với tầm nhìn, mục đích, giá trị và niềm tin của doanh nghiệp. Các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp sẽ hỗ trợ tầm nhìn của doanh nghiệp và giúp hình thành văn hóa. Thiết lập các giá trị cốt lõi mạnh mẽ là một cách tuyệt vời để đảm bảo tất cả nhân viên sống theo tầm nhìn, mục đích và niềm tin xác định doanh nghiệp.
– Nhân viên là đại điện trực tiếp cho thương hiệu. Cách họ nói chuyện, cách họ phản hồi lại các lời phàn nàn và lo lắng của khách hàng sẽ có ảnh hưởng lâu dài đến khách hàng. Điều này cũng xảy ra với bất kỳ bên nào mà doanh nghiệp bạn có liên quan. Một khi nhân viên trở thành thương hiệu của bạn trong hành động, văn hóa không còn là một tấm áp phích đơn thuần trên tường – nó sẽ trở thành một phần thực sự của bản sắc thương hiệu.
Sứ mệnh doanh nghiệp là gì và nó đóng góp như thế nào vào văn hóa và thương hiệu?
Sứ mệnh của công ty có thể hoàn toàn vô dụng hoặc là một mỏ vàng! Một sứ mệnh doanh nghiệp truyền đạt những gì công ty hy vọng đạt được và hình ảnh mà công ty dự định sẽ khắc họa đến công chúng. Dưới đây là 3 đặc điểm không thể thiếu của một sứ mệnh doanh nghiệp tốt:
- Phải cụ thể và rõ ràng
Một sứ mệnh doanh nghiệp tốt là nhằm tạo ra một định hướng trọng tâm và cách duy nhất nó có thể đạt được điều này là cụ thể và mang mục đích mạnh mẽ. Sứ mệnh doanh nghiệp cung cấp cái nhìn sâu sắc về những gì mà các nhà lãnh đạo công ty và tất cả nhân viên coi là mục đích chính của việc thành lập doanh nghiệp.
- Phải là kim chỉ nam cho nhân viên
Điều này có nghĩa là nó phải thể hiện mục tiêu của tổ chức theo cách truyền cảm hứng cho tất cả mọi người làm việc tại đó. Một sứ mệnh doanh nghiệp hiệu quả phải khơi gợi và khuyến khích nhân viên suy nghĩ và vượt ra ngoài mô tả công việc và vai trò được giao của họ.
- Phải đại diện cho bản sắc thương hiệu
Sứ mệnh doanh nghiệp có thể dễ dàng được truyền thông tới công chúng, các đối tác kinh doanh, khách hàng tiềm năng về những gì mà thương hiệu bạn đại diện.
Tại sao công khai và minh bạch có thể ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận?
- Mang lại cho thương hiệu một tính cách hấp dẫn
Thị trường luôn ở trong cảnh “Thạch Sanh thì ít, Lý Thông thì nhiều”. Cách tốt nhất để tạo ra một công ty có tính cách đáng tin cậy là hoàn toàn công khai và minh bạch. Tạo ra một nhân cách sáng rõ sẽ làm cho khách hàng tin tưởng vào những gì công ty cung cấp, từ đó dẫn đến lòng trung thành của người tiêu dùng.
- Giúp bạn truyền đạt được bản thân là ai với thị trường mục tiêu
Khi bạn thực hiện cách tiếp cận trung thực và cởi mở trong việc xây dựng thương hiệu, bạn có thể dễ dàng cho thị trường mục tiêu biết bạn là người như thế nào. Các quyết định chiến lược cũng trở nên dễ dàng thực hiện hơn khi bạn có văn hóa làm kim chỉ nam hướng dẫn mọi bước trên con đường dài xây dựng thương hiệu.
Tóm lại, văn hóa là hơi thở của thương hiệu. Đừng quên, không ai có thể sống mà không cần hơi thở!
Bạn cần một chuyên gia cho bạn một lời khuyên và tư vấn những hướng đi đúng đắn, phù hợp. Hãy cho chúng tôi biết những trăn trở của bạn đối với doanh nghiệp của mình thông qua email phung.metta@metta.com.vn, chúng tôi sẽ cho bạn biết bạn nên làm gì và giúp bạn thực thi chúng.
Nguồn: https://smartminds.io/culture-brand/
Metta Marketing
Chuyên gia tư vấn chiến lược thương hiệu hàng đầu