Human–centric Branding: Chiến lược xây dựng thương hiệu lấy con người làm trung tâm

Chiến lược xây dựng thương hiệu truyền thống

Theo các định nghĩa truyền thống, một thương hiệu sở hữu tập hợp gồm những hình ảnh, tên gọi, logo, tagline,… để phân biệt sản phẩm và dịch vụ của mình với các đối thủ cạnh tranh khác. Thương hiệu cũng đóng vai trò như một hồ sơ lưu trữ tất cả các giá trị được tạo ra từ các chương trình và chiến dịch mà doanh nghiệp đã từng thực hiện.

Trong những năm gần đây, một thương hiệu còn đại diện cho các trải nghiệm mà doanh nghiệp muốn đem đến cho khách hàng của mình. Do đó, xây dựng thương hiệu đóng vai trò nền tảng trong chiến lược doanh nghiệp khi nó gắn liền với tất cả các hoạt động doanh nghiệp tham gia.

Từ hoạt động xây dựng thương hiệu, ta có khái niệm “định vị thương hiệu”. Từ những năm 1980, định vị thương hiệu được xem là cuộc chiến giành tâm trí khách hàng. Một thương hiệu phải có một định vị rõ ràng, nhất quán và một tập hợp các điểm khác biệt để hỗ trợ cho việc định vị thương hiệu. Định vị thương hiệu về cơ bản là một lời hứa hấp dẫn mà các doanh nghiệp muốn truyền đạt để chiếm được tình cảm và trái tim của khách hàng.

Sự trung thực của thương hiệu (Brand Integrity) và danh tiếng của thương hiệu (Brand Reputation) được định nghĩa là việc hoàn thành những gì được thương hiệu khẳng định thông qua các giá trị khác biệt mà thương hiệu mang lại. Đó là việc bạn giữ lời hứa với khách hàng và xây dựng niềm tin của người tiêu dùng đối với thương hiệu của bạn. Mục tiêu cuối cùng của các khái niệm trên là tình cảm và sự ủng hộ của người tiêu dùng.

Thương hiệu là những gì người khác nói về bạn khi bạn không có mặt ở đó – Jeff Bezos
Thương hiệu là những gì người khác nói về bạn khi bạn không có mặt ở đó – Jeff Bezos

Xây dựng thương hiệu lấy con người làm trung tâm

Một yếu tố thành công trong các chiến lược xây dựng thương hiệu truyền thống là việc liên tục truyền tải các nhận diện thương hiệu và định vị thương hiệu một cách đồng nhất và lặp đi lặp lại. Ngày nay các yếu tố trên có thể không còn đủ nữa. Với những công nghệ đột phá, vòng đời sản phẩm ngắn hơn và xu hướng thay đổi nhanh chóng, một thương hiệu phải đủ năng động để ứng xử theo những tình huống khác nhau.

Tuy nhiên, thứ cần được duy trì sự nhất quán vẫn là tính cách của thương hiệu. Những tính cách này là lý do mà thương hiệu tồn tại. Khi các giá trị cốt lõi của thương hiệu được giữ vững, hình ảnh bên ngoài có thể linh hoạt. Ví dụ cụ thể cho trường hợp này: Google đã tạo ra vô số các phiên bản logo khác nhau (được gọi là Doodles); họ đã thể hiện mình là một thương hiệu linh hoạt nhưng vẫn giữ được sự vững chắc của mình.

Tiếp thị 4.0 (Marketing 4.0) khuyến khích sự tham gia và tạo ra giá trị trên tinh thần hợp tác; nơi khách hàng có thể nhận thức, xác nhận và kiểm tra rõ hơn về thương hiệu một cách thực tế. Vì thế, sự trung thực trong những lời hứa của thương hiệu sẽ là những yếu tố xây dựng danh tiếng thương hiệu. Cụ thể, danh tiếng thương hiệu được xây dựng thông qua chất lượng của trải nghiệm khách hàng với sản phẩm và các giá trị mà các nhà sản xuất mang đến cho họ.

Trong nền kinh tế kỹ thuật số, khách hàng được tạo điều kiện và có quyền đánh giá, xem xét kỹ lưỡng lời hứa thương hiệu của các doanh nghiệp. Với sự gia tăng của các phương tiện truyền thông xã hội, các thương hiệu không thể đưa ra những lời hứa sai lầm, họ buộc phải minh bạch trong mọi vấn đề. Các doanh nghiệp có thể tự định vị mình ở bất kỳ nơi đâu, nhưng hình ảnh thương hiệu luôn được đánh giá và xác nhận bởi khách hàng.

Họ sẽ quên những gì bạn nói và những gì bạn làm, nhưng những cảm xúc mà bạn tạo ra cho họ sẽ được ghi nhớ mãi – Maya Angelou
Họ sẽ quên những gì bạn nói và những gì bạn làm, nhưng những cảm xúc mà bạn tạo ra cho họ sẽ được ghi nhớ mãi – Maya Angelou

Xây dựng thương hiệu 4.0 là gì?

Các nghệ sĩ, các nhà thiết kế vĩ đại luôn biết rằng sự kết nối giữa con người với nhau tạo nên những hành động và thay đổi. Điều này cũng đúng với các nhà làm tiếp thị.

Giờ đây, thay vì cung cấp cho người tiêu dùng thứ gì đó để mua, họ còn cung cấp những trải nghiệm đặc biệt có sức mạnh hơn cả marketing và quảng cáo. Hãy suy nghĩ về các thương hiệu yêu thích của bạn. Tại sao họ lại là thương hiệu yêu thích của bạn?

Các thương hiệu dẫn đầu hiện nay ưu tiên thể hiện ý nghĩa thương hiệu (Brand Purpose) hơn thể hiện sản phẩm và đề cao tính nhân văn trong mọi điểm chạm với khách hàng. Bạn sẽ cần lưu ý những vấn đề dưới đây:

Branding 4.0 = Xây dựng Thương hiệu tập trung vào con người 

Làm thế nào để bạn có chỗ đứng trong một thế giới cạnh tranh cao, nơi mà hầu hết các thương hiệu đều trông giống nhau trong cùng ngành hàng? Đừng chỉ nghĩ về sản phẩm, bạn nên nghĩ xa hơn và thiết lập ý nghĩa thương hiệu. Người tiêu dùng không chỉ mua sản phẩm, họ mua các giá trị và nhiều hơn thế.

Làm thế nào để tạo ra một trải nghiệm thương hiệu tập trung vào con người?

Trong thời đại lấy con người làm trung tâm, khách hàng có nguyện vọng, tiếng nói, quan điểm độc lập và trải nghiệm riêng của mình. Do đó, bất kể các hoạt động marketing được thực hiện theo cách tiếp cận nào, quảng cáo hay quan hệ công chúng, nó phải tạo ra các cuộc trò chuyện cá nhân giữa các khách hàng. Để tạo ra những cuộc trò chuyện cá nhân này, chúng ta nên khuyến khích khách hàng tự do nói về bạn, tức là chúng ta nên cung cấp phương tiện để họ tham gia.

Sự tham gia của người tiêu dùng (user’s participation) là là yếu tố mới đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng thị trường. Các thương hiệu không hiểu rằng khách hàng sẽ cảm thấy đồng cảm khi tham gia toàn bộ hành trình của một thương hiệu; họ có thể đồng cảm với các giá trị mà thương hiệu mang lại và cuối cùng là trải nghiệm từ bạn bè và những khách hàng khác. Sự tham gia này cung cấp các giá trị bổ sung cho sản phẩm. Điều này sẽ làm cho một sản phẩm đáng tin cậy và minh bạch hơn.

Để biết liệu tổ chức của bạn có tập trung vào khách hàng hay không, hãy xem 10 thói quen dưới đây do Gartner tổng hợp trong thời đại kinh doanh kỹ thuật số.

xây dựng thương hiệu

Thói quen của các tổ chức lấy con người làm trung tâm:

  1. Luôn luôn lắng nghe khách hàng
  2. Liên tục theo dõi những phản hồi của khách hàng
  3. Chủ động dự đoán các nhu cầu
  4. Xây dựng quy trình tăng đồng cảm của khách hàng
  5. Tôn trọng quyền riêng tư của khách hàng
  6. Chia sẻ các thông tin nội bộ với khách hàng
  7. Khuyến khích nhân viên tăng sự gắn kết
  8. Hoạt động theo hệ thống để cải thiện trải nghiệm khách hàng
  9. Tạo ra các trách nhiệm giải trình (Accountability) để tăng trải nghiệm khách hàng
  10. Linh hoạt thích ứng với nhu cầu và hoàn cảnh của khách hàng

Điều làm cho xây dựng thương hiệu 4.0 khác với cách làm trước đây chính là thương hiệu được coi như một con người có suy nghĩ & cảm xúc chứ không phải chỉ có mục đích tăng giá trị sản phẩm và dịch vụ. Tại Metta, chúng tôi giúp Chủ Doanh Nghiệp hiểu thương hiệu, dẫn dắt doanh nghiệp qua từng bước của quy trình tạo dựng thương hiệu và tư vấn những gì phù hợp nhất với thương hiệu của doanh nghiệp. Liên hệ ngay phung.metta@metta.com.vn để được tư vấn miễn phí ngay hôm nay.

Viết bởi đội ngũ Metta Marketing

Metta Marketing
Chuyên gia tư vấn chiến lược thương hiệu hàng đầu

ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN, CẬP NHẬT NHỮNG THÔNG TIN HAY, MỚI NHẤT VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ MARKETING







Case study tại Fedex Express: Vai trò của trí tuệ cảm xúc trong việc lãnh đạo ưu tiên con người

Tích hợp đánh giá và phát triển Trí tuệ cảm xúc vào quy trình 6 tháng dành cho các nhà quản lý mới trên toàn thế giới, nhóm FedEx Express đang xây dựng chuyên môn và các kỹ năng trong lãnh đạo ưu tiên con người (people-first leadership). Chương trình đang mang lại sự gia [...]

Nhân tố bí ẩn thúc đẩy doanh nghiệp – Sức mạnh kỳ diệu đến từ con người

Theo cách truyền thống, các công ty thường thúc đẩy nhân viên bằng cách lập ra một hệ thống cách chính sách khen thưởng để tạo động lực cho tất cả mọi người làm việc và tuân theo những kế hoạch do lãnh đạo đặt ra. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đối với bất kỳ công việc nào liên quan đến kỹ năng nhận thức hoặc sáng tạo, phần thưởng tài chính không thúc đẩy động lực và hiệu suất.

Xây dựng thương hiệu cho startup nên bắt đầu như thế nào?

Giai đoạn đầu startup, phần lớn các doanh nghiệp đều bận rộn với sản phẩm và tìm kiếm khách hàng. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất của các công ty khởi nghiệp là sự cạnh tranh. Điều này không chỉ đòi hỏi việc tập trung vào sản phẩm mà còn là quá [...]

Xây dựng thương hiệu là câu chuyện của tiền bạc hay câu chuyện của tư duy

Coca-Cola không chỉ là một loại nước ngọt. Starbucks không chỉ là một loại cà phê. Ray-Ban không chỉ là một cặp kính râm. Glossier không chỉ là một tuýp kem che khuyết điểm. Nếu không có thương hiệu, có lẽ những sản phẩm ấy cũng lẻ loi và thoi thóp giữa hàng trăm ngàn [...]

Xây dựng thương hiệu là bắt buộc đối với tất cả doanh nghiệp

Xây dựng thương hiệu không còn là sự lựa chọn, nó là nền tảng cho việc kinh doanh và đã trở thành nhiệm vụ bắt buộc của bất kỳ doanh nghiệp nào. Một số người cho rằng việc xây dựng thương hiệu không dành cho những doanh nghiệp nhỏ, mới, bởi cần một khoản ngân [...]

Xây dựng thương hiệu thế nào để tạo ra sức mạnh thương hiệu, gia tăng lợi nhuận, dẫn đầu cạnh tranh?

Thông thường, người ta hay nhắc đến sự chiến lược khác biệt hoá khi nói về sức mạnh thương hiệu. Điều này không sai nhưng liệu đã đầy đủ, đặc biệt không phải lúc nào bạn cũng có thể tìm ra sự khác biệt hoàn hảo? Và những doanh nghiệp muốn xây dựng thương hiệu [...]