Xây dựng thương hiệu cho startup nên bắt đầu như thế nào?

Giai đoạn đầu startup, phần lớn các doanh nghiệp đều bận rộn với sản phẩm và tìm kiếm khách hàng. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất của các công ty khởi nghiệp là sự cạnh tranh. Điều này không chỉ đòi hỏi việc tập trung vào sản phẩm mà còn là quá trình xây dựng thương hiệu cho startup để thu hút nhà đầu tư và khách hàng tiềm năng. 

Nếu bạn là chủ doanh nghiệp mới bắt đầu kinh doanh, rất có thể bạn không có đủ thời gian và tiền bạc để làm mọi thứ cùng một lúc. Nhưng không vì thế mà thương hiệu chúng ta đang tâm huyết gầy dựng lại mất đi cơ hội được biết đến nhiều hơn. Với một công ty khởi nghiệp, điều quan trọng phải làm là tìm một đơn vị xây dựng thương hiệu chuyên nghiệp hỗ trợ. Bởi việc xây dựng thương hiệu cho startup là không hề dễ dàng, và doanh nghiệp cũng chưa đủ sức/rất khó để có một team marketing hoạt động hiệu quả cho riêng mình.

Thương hiệu là gì? Tại sao nó lại quan trọng với các công ty khởi nghiệp?

Thực tế, các công ty khởi nghiệp đều có mẫu số chung là:

  • Sở hữu ý tưởng độc đáo, mới mẻ trên thị trường
  • Nguồn lực sản xuất, tài chính và nhân lực còn hạn chế
  • Quá trình phát triển có thể diễn ra nhanh chóng nhưng khó bền vững.

Đa số các công ty khởi nghiệp thường thiếu kế hoạch và chưa biết cách đầu tư thích hợp. Theo thống kê tại Việt Nam có 70% startup sẽ đóng cửa trong vòng 5 năm bởi các lý do liên quan đến quản lý tài chính, sales và marketing thất bại.

Số liệu này thậm chí còn cao hơn nếu tính cho cả khu vực Châu Á, với trên 90% doanh nghiệp startup rời bỏ thị trường sau hai năm, trong đó có khoảng 42% doanh nghiệp xác định sai thị trường mục tiêu hoặc ra sản phẩm không phù hợp với nhu cầu của khách hàng mục tiêu.

Có một cách để khắc phục tình hình trên và nâng cao cơ hội thành công cho doanh nghiệp, đó chính là có một chiến lược marketing hoàn chỉnh, bao gồm nghiên cứu thị trường, nghiên cứu người tiêu dùng và lập chiến lược thương hiệu, kế hoạch tung hàng hoàn chỉnh. Đặc biệt cần thiết lập các giá trị của thương hiệu ngay từ đầu. Đây là một quá trình nghiên cứu nhiều yếu tố về thị trường, người tiêu dùng, đặc điểm thu hút của sản phẩm/dịch vụ.

Lưu ý xây dựng thương hiệu cho startup không chỉ là truyền thông và quảng cáo, nó bao hàm sự thấu hiểu sâu sắc về người tiêu dùng, từ đó điều chỉnh sản phẩm cho phù hợp, tạo ra hình ảnh thương hiệu nhất quán phù hợp với khách hàng, và cuối cùng mới đến việc xây dựng thông điệp và truyền thông.

Do vậy, một công ty khởi nghiệp chỉ chú ý đến việc ra mắt sản phẩm một cách nhanh chóng mà quên đi xây dựng định vị thương hiệu sẽ dẫn đến hệ lụy là các sản phẩm không có một hình ảnh thống nhất hoặc thiếu sự khác biệt, hoặc không đúng nhu cầu. Từ đó dẫn đến một hành trình phát triển “hỗn loạn” và làm tăng khả năng thất bại của doanh nghiệp.

Một doanh nghiệp startup sẽ bận rộn với rất nhiều thứ, nhưng đừng “làm lơ” với xây dựng thương hiệu
Một doanh nghiệp startup sẽ bận rộn với rất nhiều thứ, nhưng đừng “làm lơ” với xây dựng thương hiệu

Nếu chúng ta quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ của mình và cũng muốn khách hàng tiềm năng quan tâm đến, hãy xây dựng thương hiệu cho startup. Điều này sẽ giúp công ty khởi nghiệp sở hữu nền tảng vững chắc và nắm rõ vòng đời của sản phẩm, dịch vụ; là tiền đề để doanh nghiệp có thể tiếp tục phát triển thương hiệu của mình trong tương lai.

Mặt khác, hoạt động xây dựng thương hiệu cho startup ngay từ những ngày đầu tiên vừa mới ra đời sẽ giúp doanh nghiệp tránh những chi phí không cần thiết cho hoạt động tiếp thị (marketing), gom ngân sách về “đúng nơi, đúng chỗ”, mang lại hiệu quả cao.

Nên bắt đầu xây dựng thương hiệu cho startup như thế nào?

Thông thường, việc xây dựng thương hiệu cho startup có thể được chia thành 3 giai đoạn: xây dựng chiến lược, định hình thương hiệu và tiếp thị thương hiệu. Doanh nghiệp cần thực hiện những công việc điển hình sau đây:

1. Bắt đầu với một sứ mệnh và mục đích

Mọi chiến lược và quyết định của doanh nghiệp đều dựa vào sứ mệnh của thương hiệu. Doanh nghiệp cần xác định rõ ràng mình là ai và cách mình định vị trên thị trường. Mọi sản phẩm của doanh nghiệp không chỉ có giá trị ở tính năng và trải nghiệm khách hàng mà còn là văn hóa và lý tưởng của công ty. Hãy xem cách sản phẩm của mình đang giải quyết vấn đề của khách hàng như thế nào, sản phẩm thương hiệu hiện tại có gì đặc biệt, từ đó biến chúng thành bản sắc, mục đích hoạt động và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp.

Từ những điểm khác biệt của sản phẩm/dịch vụ, hãy sáng tạo chúng thành mục tiêu, sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi của thương hiệu
Từ những điểm khác biệt của sản phẩm/dịch vụ, hãy sáng tạo chúng thành mục tiêu, sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi của thương hiệu

Bên cạnh việc hợp tác với đơn vị xây dựng thương hiệu cho startup, doanh nghiệp nên tiến hành khảo sát khách hàng bằng cách đặt ra những câu hỏi như lý do tại sao họ sử dụng sản phẩm của bạn mà không phải của đối thủ cạnh tranh. Bởi trên thực tế, sẽ rất khó để công ty khởi nghiệp tìm đúng sứ mệnh thực sự của mình nếu không có sản phẩm hoặc phản hồi từ khách hàng.

2. Xây dựng tính cách thương hiệu

Tính cách thương hiệu (brand personality) là tập hợp những phẩm chất và đặc điểm mà thương hiệu sở hữu giống với một con người. Nói cách khác, đó là những đặc tính mà thương hiệu muốn được khách hàng và công chúng nhìn nhận: vui vẻ, trách nhiệm, năng động, sáng tạo,… Đây là một trong những yếu tố không thể thiếu khi xây dựng thương hiệu cho startup.

Sẽ dễ dàng hơn cho một thương hiệu có cá tính nổi bật phù hợp với đặc điểm của sản phẩm/dịch vụ trong việc đấu tranh giành được sự chú ý của khách hàng. Cá tính nổi bật không hẳn là sự gai góc, mạnh mẽ hay “nổi loạn”. Đó đơn giản chỉ là sự phù hợp trong cách thương hiệu thể hiện tiếng nói, bản sắc, đặc điểm sản phẩm cùng rất nhiều yếu tố khác một cách nhất quán, bài bản. Một công ty khởi nghiệp không có cá tính sẽ dễ bị xem là một mảng màu “vô hồn” giữa rất nhiều đối thủ trên thị trường và nhanh chóng bị lãng quên.

3.    Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp

Để hoạt động tốt, một công ty phải phát triển bản sắc riêng của mình dựa trên thiết kế độc đáo và đồ họa rõ ràng, tất cả yếu tố này thể hiện qua bộ nhận diện thương hiệu, tạo nên “bản sắc trực quan” cho công ty. Logo, phông chữ, màu sắc, hình ảnh,… chính là những giá trị mà công ty muốn truyền tải đến mọi người.

Đối với một công ty muốn thể hiện rõ bản sắc riêng, đồng thời khẳng định sẽ duy trì những giá trị này lâu dài, việc thiết kế bộ nhận diện thương hiệu là vô cùng cần thiết. Điều này vừa giúp doanh nghiệp nhất quán trong tất cả thiết kế, sản phẩm, vừa giúp cá tính thương hiệu luôn được nhắc đi nhắc lại. Đừng ngần ngại liên hệ đơn vị hỗ trợ thiết kế bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp để nắm phần lợi thế về mình trong cuộc đua chinh phục khách hàng với những thương hiệu khác.

4. Tối đa hóa khả năng hiển thị doanh nghiệp trên website và các kênh mạng xã hội

Quảng bá sản phẩm mà không có trang web là một thiếu sót cực kỳ lớn đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Một trang web tốt là điều kiện tiên quyết và rất quan trọng đối với các công ty khởi nghiệp. Trang web doanh nghiệp cần có khả năng hiển thị tốt, mang lại trải nghiệm mượt mà, thuyết phục “khách ghé thăm”.

Bởi website cũng giống như “ngôi nhà online” của doanh nghiệp vậy, hãy trưng bày những gì tốt nhất, có ích nhất cho khách hàng và cho họ biết bạn là ai. Nếu không, khách hàng tiềm năng (thậm chí là những nhà đầu tư) sẽ khó có thể xem thương hiệu của bạn là một địa chỉ đáng tin cậy để lựa chọn.

Ngoài việc khởi chạy website cho doanh nghiệp, bạn cũng cần đầu tư vào các kênh truyền thông mạng xã hội. Đây là nơi cực kỳ lý tưởng để phát triển thương hiệu và doanh nghiệp, giúp chúng ta xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng hiện tại và một cơ số khách hàng tiềm năng rộng lớn trên môi trường này.

Điều doanh nghiệp có thể làm khi bắt đầu xây dựng thương hiệu cho startup trên các trang mạng xã hội là xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển rõ ràng cho từng kênh (chỉ tập trung vào những kênh phù hợp với khách hàng mục tiêu để tránh lãng phí), làm cho tài khoản của doanh nghiệp trở nên hấp dẫn trong mắt khách hàng bằng những nội dung, liên kết hữu ích, hình ảnh, video thú vị,…

5.    Một cái tên ấn tượng và tối ưu

Đúng thế, tên thương hiệu không đơn giản là một cái tên mà chủ sở hữu yêu thích. Nó phải đáp ứng được các yêu cầu trong việc giúp khách hàng dễ ghi nhớ, vừa tạo nên sự tối ưu trên mặt trận digital. Bởi hiện nay, khách hàng xem các công cụ tra cứu thông tin là một phương tiện để tìm đến sản phẩm và thương hiệu mà mình muốn.

Một cái tên thương hiệu chung chung, dễ gây nhầm lẫn với các tên tuổi khác sẽ khó giúp khách hàng tìm thấy thương hiệu bạn giữa hàng nghìn liên kết đổ về khi họ tìm kiếm từ khóa tương tự tên của thương hiệu bạn – một thất bại trong việc xây dựng thương hiệu cho startup mà không ai mong muốn.

6.    Hãy bán câu chuyện cùng với sản phẩm

Khoa học đã chứng minh rằng, não bộ của con người luôn phản ứng rất mạnh với những câu chuyện, điều này tác động đến việc hình thành cảm xúc, tác động đến các giác quan và giúp chúng ta có những hành động tích cực thông qua câu chuyện. Chính vì thế, một câu chuyện thương hiệu ấn tượng sẽ thu hút khách hàng, giúp họ ghi nhớ tốt hơn, sâu hơn câu chuyện, thậm chí có thể phần nào thay đổi được hành vi của mình – điều mà doanh nghiệp startup nào cũng khao khát.

startup xây dựng thương hiệu
Một câu chuyện thương hiệu hay hoàn toàn đủ sức mạnh để chinh phục khách hàng

Khi nào nên bắt đầu xây dựng thương hiệu cho startup?

Hầu hết cha mẹ đều suy nghĩ về việc đặt tên con, hướng nuôi dạy con, những gì mình muốn gửi gắm cho con,… ngay trong thời kỳ thai nghén. Tương tự như vậy, hãy nghĩ đến việc xây dựng thương hiệu cho startup trước khi bạn thật sự bắt đầu, vì thương hiệu chính là đứa con tinh thần của bạn cần được đầu tư tâm sức trước khi nó ra đời.

Tóm lại, việc xây dựng thương hiệu cho startup là điều bắt buộc và cần thiết đối với mọi doanh nghiệp. Tuy nhiên, như đã nói, việc xây dựng thương hiệu cho startup vốn không dễ dàng, và doanh nghiệp cũng có thể chưa đủ sức để xây dựng một đội ngũ chuyên nghiệp. Thế nên, hãy liên hệ ngay đến một đơn vị hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho startup  một cách bài bản, chuyên nghiệp để mang lại thành quả tốt nhất với mức chi phí tối ưu nhất.

Đội ngũ Metta với các chuyên gia marketing có kinh nghiệm nhiều năm “thực chiến” sẽ là nơi bạn có thể tin tưởng lựa chọn. Liên hệ ngay email: phung.metta@metta.com.vn để được chúng tôi tư vấn.

Viết bởi đội ngũ Metta Marketing

Metta Marketing
Chuyên gia tư vấn chiến lược thương hiệu hàng đầu

ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN, CẬP NHẬT NHỮNG THÔNG TIN HAY, MỚI NHẤT VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ MARKETING







Xây dựng thương hiệu là câu chuyện của tiền bạc hay câu chuyện của tư duy

Coca-Cola không chỉ là một loại nước ngọt. Starbucks không chỉ là một loại cà phê. Ray-Ban không chỉ là một cặp kính râm. Glossier không chỉ là một tuýp kem che khuyết điểm. Nếu không có thương hiệu, có lẽ những sản phẩm ấy cũng lẻ loi và thoi thóp giữa hàng trăm ngàn [...]

Mất bao lâu để có thể xây dựng thương hiệu mạnh

Có câu nói: “Rome không được xây trong một ngày” được rất nhiều nhà kinh doanh tâm đắc, bởi câu từ đơn giản nhưng hàm ý lại chuẩn xác trong nhiều khía cạnh của cuộc sống. Việc xây dựng thương hiệu mạnh cũng vậy, đó là một hành trình dài và cần có sự đầu [...]

Xây dựng thương hiệu là bắt buộc đối với tất cả doanh nghiệp

Xây dựng thương hiệu không còn là sự lựa chọn, nó là nền tảng cho việc kinh doanh và đã trở thành nhiệm vụ bắt buộc của bất kỳ doanh nghiệp nào. Một số người cho rằng việc xây dựng thương hiệu không dành cho những doanh nghiệp nhỏ, mới, bởi cần một khoản ngân [...]

DIGITAL TRANSFORMATION: Các doanh nghiệp nhỏ có thể chuyển đổi số không?

Daniel-Zoe Jimenez, AVP, trưởng nhóm nghiên cứu về chuyển đổi kỹ thuật số & SMB tại IDC cho biết: “Đại dịch COVID-19 đã làm gia tăng thêm khoảng cách kỹ thuật số giữa các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp lớn có lợi thế để gia tăng tốc độ số hoá và làm tăng [...]

Marketing à? Dễ như ăn bánh! Dành cho những ai chưa hiểu về marketing

Nếu bạn cũng đang lầm tưởng marketing (tiếp thị) chính là quảng cáo thì bạn không cô đơn đâu. Rất rất nhiều người chia sẻ “bé cái nhầm” này. Hi vọng bài viết này cho bạn một hình dung rõ hơn về tiếp thị.  Ừm… Vậy marketing là cái quái gì? “Marketing là một chuỗi [...]

Marketing là gì? Tầm quan trọng của marketing với mỗi doanh nghiệp?

Bạn muốn biết khách hàng nghĩ gì về mình? Bạn băn khoăn rằng sản phẩm của mình có đủ tin tưởng đối với khách hàng hay không? Lần cuối bạn thấy khách hàng phản hồi về chất lượng sản phẩm, dịch vụ của mình là khi nào? Đó là một lời phàn nàn hay khen [...]