Xây dựng thương hiệu thế nào để tạo ra sức mạnh thương hiệu, gia tăng lợi nhuận, dẫn đầu cạnh tranh?
Thông thường, người ta hay nhắc đến sự chiến lược khác biệt hoá khi nói về sức mạnh thương hiệu. Điều này không sai nhưng liệu đã đầy đủ, đặc biệt không phải lúc nào bạn cũng có thể tìm ra sự khác biệt hoàn hảo?
Và những doanh nghiệp muốn xây dựng thương hiệu có sức hút mạnh mẽ thì cần phải làm gì? Cùng Metta khám phá qua bài viết dưới đây.
Thương hiệu trở nên “quyền lực” khi nào?
Tại sao một số người chỉ đặt lịch hẹn tại StarBucks? Tại sao bạn tin tưởng và làm theo lời khuyên của Tony Robin hay Warren Buffet? Tại sao bạn mua hàng hóa có giá trị lớn dù cho “đó không phải là thứ quan trọng đến mức tôi phải mua nó ngay trong lần này”?
Điều này là do những thương hiệu, dù là thương hiệu cá nhân hay thương hiệu sản phẩm đều đã có một vị trí trong lòng khách hàng, và chúng có “năng lực” tạo ra cảm xúc mỗi khi chúng ta nghe đến hoặc nghĩ đến nó. Thương hiệu lúc này không đơn giản chỉ là một món hàng, một con người, một sự vật, nó đã trở thành điều gắn liền với con người chúng ta, thậm chí “tôn vinh” chúng ta.
Thương hiệu trở nên “hữu hình” trong tâm trí khách hàng và có vị trí quan trọng trong đời sống của những khách hàng trung thành. Việc xây dựng thương hiệu thế nào để biến thương hiệu trở nên “quyền lực” hơn là một bài toán khó đối với tất cả doanh nghiệp.
Thương hiệu không chỉ là một cái tên
Bạn là một doanh nghiệp startup? Hay sản phẩm của bạn vẫn còn quá mới mẻ? Điều đó không thành vấn đề. Vì một thương hiệu được xây dựng cần có chủ đích và nhất quán trong một khoảng thời gian (thời gian ngắn hay dài phụ thuộc vào sự đầu tư của doanh nghiệp).
Việc xây dựng thương hiệu và sức mạnh thương hiệu cũng giống như việc chúng ta đặt từng viên gạch để xây một bức tường cho đến khi bạn có thể nhìn thấy toàn bộ ngôi nhà theo phong cách của mình, có giá trị thương hiệu (trụ cột), hình ảnh thương hiệu (tường và mái nhà), liên tưởng thương hiệu (cây cối và vườn tược).
Vì vậy, ở giai đoạn mới ra đời của một công ty hoặc một sản phẩm, việc vẽ ra một bức tranh rõ ràng về tương lai thương hiệu và một lộ trình chiến lược để nuôi dưỡng một cách đúng đắn là rất quan trọng.
Một thương hiệu mới cũng giống như đứa trẻ vừa cất những tiếng nói đầu đời. “Đứa trẻ ấy” cần có cần thời gian để lớn lên cho đến khi trở thành một “người đàn ông” trưởng thành, có thể diễn đạt ý tưởng của mình một cách trôi chảy và được người khác lắng nghe. Chủ doanh nghiệp chính là cha mẹ của đứa con thương hiệu non trẻ, và cần đầu tư chăm sóc con mình một cách đúng đắn, hiệu quả để nó lớn lên khoẻ mạnh và thành công. Đó chính là quá trình xây dựng thương hiệu.
Sức mạnh thương hiệu là có thật
Cách đây 7 năm, khi chúng tôi xây dựng thương hiệu cho một công ty trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, chúng tôi đã gặp phải một vị Giám đốc kinh doanh luôn yêu cầu giảm giá mỗi khi đối thủ đang khiêu chiến bằng cách khuyến mãi sâu trên thị trường.
Lý do giảm giá là: sản phẩm có tính năng tương tự với đối thủ; nó chỉ sở hữu vài khác biệt nhỏ; cần bảo vệ doanh số bán hàng của mình và giành được nhiều thị phần hơn,… Điều này nghe có vẻ thật quen thuộc đúng không?
Tuy nhiên, là những marketer, nếu chúng ta không đủ bình tĩnh, đủ mạnh mẽ và đủ sáng suốt, chúng ta có thể bị dẫn đến một cuộc chiến cạnh tranh về giá cả và trở thành nạn nhân của nỗi lo bán hàng.
Chúng tôi đã dành thời gian để giải thích với Giám đốc bán hàng về tình hình và yêu cầu họ giữ vững lập trường. Thị trường đã trở lại bình thường sau một tuần.
Hóa ra đối thủ cạnh tranh của chúng tôi đã cạn kiệt ngân sách để giảm giá sâu. Họ thậm chí không thể trở lại mức giá bình thường sau đợt khuyến mại đó và cuối cùng đã thua. Hãy biết sức mạnh thương hiệu của bạn một cách khôn ngoan và đừng phá hỏng nó chỉ vì một chương trình khuyến mãi ngắn hạn của đối thủ đang chơi trò bẩn!
Xây dựng thương hiệu thông qua trải nghiệm của khách hàng
Kỳ vọng của khách hàng và phân phối thương hiệu phải phù hợp với nhau. Các hoạt động trải nghiệm khách hàng mà không có sự liên kết của thương hiệu thể hiện sự thiếu chiến lược.
Thương hiệu không có trải nghiệm của khách hàng sẽ không thể thực sự tồn tại. Bởi một thương hiệu được trở nên “sống động” hơn là nhờ vào sự tương tác của khách hàng. Thế nên sự liên kết giữa marketing và trải nghiệm khách hàng sẽ góp phần giảm đi sự mất kết nối giữa kỳ vọng về thương hiệu đặt ra đối với khách hàng và kỳ vọng của khách hàng trong việc trải nghiệm thương hiệu.
Để gắn kết thương hiệu và khách hàng và tạo nên sức mạnh thương hiệu, doanh nghiệp nên tập trung vào ba vấn đề sau:
Mức độ thân thiết của khách hàng:
– Hiểu biết sâu sắc về thương hiệu và ảnh hưởng của thương hiệu với trải nghiệm tổng thể của khách hàng
– Hiểu biết sâu sắc về hành trình của khách hàng về cảm xúc và lý trí
– Tổng hợp và truy cập vào tất cả các nguồn dữ liệu khách hàng độc quyền
– Mô tả câu chuyện thương hiệu và thiết lập câu chuyện thương hiệu được kể thông qua trải nghiệm của khách hàng
Thực thi nhanh chóng:
– Biến lời hứa của thương hiệu thành các nguyên tắc/quy tắc khi làm việc
– Tối ưu hóa và cải thiện trải nghiệm dựa trên giá trị của khách hàng
– Nhất quán trong việc tạo ra trải nghiệm khách hàng ở mỗi “điểm chạm”
– Hợp tác tiếp thị, thương hiệu, hiểu biết sâu sắc/nghiên cứu và trải nghiệm khách hàng
Kết nối tổ chức:
– Nhân viên được thúc đẩy, thực hiện lời hứa với khách hàng và thương hiệu trong các tương tác với khách hàng
– Xây dựng ý thức rằng mọi người đều có trách nhiệm như nhau đối với việc tạo nên sức mạnh thương hiệu cả bên trong và bên ngoài tổ chức
– Mức độ gắn kết cao giữa các phòng bộ phận/phòng ban như Brand, Products, Dịch vụ, Bán hàng, Marketing, IT và Operation.
Hy vọng những chia sẻ từ kinh nghiệm “thực chiến” trên của đội ngũ Metta đã mang lại cho bạn những thông tin hữu ích về tầm quan trọng của việc xây dựng sức mạnh thương hiệu. Nếu doanh nghiệp bạn cần được lắng nghe và tư vấn để xây dựng thương hiệu mạnh, Metta là đội ngũ chuyên nghiệp có thể hỗ trợ bạn. Liên hệ ngay với chúng tôi qua email phung.metta@metta.com.vn.
Tìm hiểu thêm về các dịch vụ của chúng tôi:
- Tư vấn chiến lược xây dựng thương hiệu: Hỗ trợ lãnh đạo/chủ doanh nghiệp và bộ phận marketing xây dựng chiến lược thương hiệu hiệu quả cho thị trường Việt Nam.
- Giải pháp xây dựng thương hiệu: Các giải pháp tiếp thị hỗn hợp tập trung vào kỹ thuật số để xây dựng thương hiệu dẫn đầu.
- Đào tạo về thương hiệu: Khóa đào tạo tập trung quản trị thương hiệu và xây dựng thương hiệu cho chủ doanh nghiệp SMEs và start-ups.
Viết bởi đội ngũ Metta Marketing
Metta Marketing
Chuyên gia tư vấn chiến lược thương hiệu hàng đầu