Marketing sau đại dịch: Philip Kotler nói về tương lai của Marketing và lời khuyên cho doanh nghiệp
Philip Kotler – ‘Cha đẻ của Tiếp thị Hiện đại’ đã chia sẻ những câu thần chú tiếp thị cho thế giới hậu đại dịch. Tiến sĩ Kotler nói về trách nhiệm của các công ty trong thời hiện đại và vai trò của marketing sau dịch trong kinh doanh và xã hội.
1. Marketing sau đại dịch: Sự hợp nhất của tiếp thị và công nghệ
Nhấn mạnh tiếp thị giữa con người với con người là định hướng tiếp thị mới, Philip Kotler nhận định: “Lập bản đồ hành trình của người tiêu dùng (buyer journey), với các điểm tiếp xúc (touch points) và chân dung khách hàng (persona) sẽ tiết lộ những hiểu biết sâu sắc hơn về khách hàng của bạn.”
Ông cũng nói thêm: “Bên cạnh đó, tiếp thị đến nhóm người ảnh hưởng (influencer marketing), tiếp thị đa kênh (omni-channel marketing), tiếp thị tinh gọn (lean marketing), tiếp thị nội dung (content marketing) và tiếp thị xã hội (social cause marketing) sẽ là những đặc điểm chính của xu thế tiếp thị mới”.
Martech (kết hợp giữa marketing và công nghệ), kết hợp với tự động hóa tiếp thị, in 5D, trí tuệ nhân tạo, nhận dạng giọng nói và khuôn mặt, thực tế ảo và tăng cường, là tương lai của tiếp thị. Ông nói, để đối phó với những thách thức thời hiện đại, các công ty sẽ phải xác định mục đích tồn tại của mình thật rõ ràng.
“Đã đến lúc phải nghĩ đến tiếp thị truyền thống và tiếp thị bền vững. Các công ty cần ngừng tạo ra những nhu cầu giả (tức là kêu gọi khách hàng mua những sản phẩm không cần thiết). Thay vào đó, họ cần nhận ra nhu cầu mà người tiêu dùng muốn – cân bằng tốt hơn giữa công việc và vui chơi – do đó, mua sắm và tiêu dùng chỉ đóng một vai trò nhỏ trong cuộc sống của họ”. Ông gọi đại dịch, biến đổi khí hậu, chênh lệch giàu nghèo, thay đổi công nghệ và phân cực là năm lực lượng sẽ tác động đến nền kinh tế toàn cầu và marketing sau đại dịch.
2. Sự thay đổi của khách hàng hậu COVID
Phân tích các đặc điểm của doanh nghiệp và người tiêu dùng trong thế giới hậu COVID, Philip Kotler nói: “Nhiều công ty trở nên dễ bị tổn thương khi tình hình biến chuyển quá đột ngột. Các công ty sẽ phải tập trung vào việc thu thập dữ liệu chi tiết về người tiêu dùng để áp dụng máy học nhằm tạo ra thông tin chi tiết để làm nền tảng cho các quyết định tiếp thị.
Việc xây dựng thương hiệu sẽ không còn phụ thuộc vào marketing truyền thống; thay vào đó nó sẽ pha trộn giữa tiếp thị truyền thống và kỹ thuật số. Các công ty sẽ đóng vai trò là các thương hiệu hoạt động xã hội và vì lợi ích của công chúng. Tăng trưởng doanh số sẽ ngày càng phụ thuộc vào tiếp thị mạng xã hội và trực tuyến, với nhóm khách hàng mục tiêu được xác định có chiến lược rõ ràng”.
Philip Kotler nói về ảnh hưởng từ thay đổi của người tiêu dùng đến marketing sau đại dịch
3. Thương hiệu và tác động xã hội
Xã hội con người đang chịu nhiều tác động và thay đổi quá nhanh chóng. Khái niệm “thời đại VUCA” đã trở nên quen thuộc với hầu hết mọi người (VUCA dùng để mô tả về thế giới đa cực, được xác lập khi thoả các điều kiện: biến động – volatility, không chắc chắn – uncertainty, phức tạp – complexity, và mơ hồ – ambiguity).
Và khi khách hàng ngày một phân cực sâu sắc, làm sao để các công ty có thể thay đổi nhanh chóng và đáp ứng khách hàng trong một sớm một chiều? Rủi ro mất khách hàng là rất lớn, nếu không nói là có thể ảnh hưởng đến sự tồn vong của một doanh nghiệp lớn hay lâu năm, khi mà bộ máy ngày càng cồng kềnh và khó thay đổi.
Về điều này, Philip Kotler khẳng định: “Nếu thương hiệu không thể đại diện nói lên những gì mọi người đang nghĩ, nó sẽ gửi đi một thông điệp rõ ràng là nó không đáng tin cậy. Doanh nghiệp nên tập trung xác lập hệ thống niềm tin của khách hàng vào thương hiệu, hơn là việc chăm chăm tạo ra lợi nhuận không ngừng”.
Ông cũng khuyên các thương hiệu nên tìm hiểu các nhu cầu sâu hơn của khách hàng trước khi thực hiện các chiến lược marketing sau đại dịch, thay vì chỉ nhìn vào các nhu cầu bề mặt hời hợt hay chạy theo việc liên tục tìm các ý tưởng mới để quảng cáo.
4. Thay đổi hay là chết
“Bình thường mới” nghĩa là sẽ không còn như cũ sau khi đại dịch lắng xuống và các công ty muốn giành chiến thắng trong cuộc chơi dài hơi nên bắt đầu xoay trục ngay bây giờ. Trong quyển sách mới xuất bản Chuyển hoá trong thời đại khủng hoảng (Transormation in Times of Crisis), Philip Kotler nêu 8 nguyên tắc áp dụng cho các nhà tiếp thị, nhưng chúng cũng có tác dụng với các nhà quản lý, lãnh đạo tổ chức phi lợi nhuận và thậm chí cả các nhà hoạch định chính sách – bất kỳ ai muốn xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn.
“Điểm mấu chốt là bạn phải thay đổi, nếu không bạn sẽ không tồn tại được” – ông nói. “Quan trọng nhất, bạn phải có can đảm để thay đổi”.
8 nguyên tắc cho marketing sau đại dịch:
- Thách thức các mô hình tư duy hiện tại để luôn dẫn đầu. Mọi công ty trong mọi ngành đều có thể tìm thấy cơ hội trong cuộc khủng hoảng này nếu các giám đốc điều hành xem xét lại và nếu cần, thay đổi mô hình tư duy của họ.
Suy xét và sáng tạo lại cách tiếp cận của bạn với khách hàng và các bên liên quan. Chủ động tương tác với khách hàng một cách sâu sắc là điều bắt buộc phải làm. - Tăng tốc độ chuyển đổi kỹ thuật số và tiếp thị cá nhân hóa trên quy mô lớn. Cá nhân hóa trải nghiệm độc đáo của từng khách hàng bằng cách sử dụng các nền tảng kỹ thuật số nâng cao như tiếp thị tự động hoá.
Đổi mới chiến lược thu hút nhân sự tài năng trong và ngoài công ty, có tư duy đổi mới tích cực và mở rộng cửa với nhân tài. Tìm đúng tài năng bên trong và bên ngoài để thúc đẩy công ty của bạn đổi mới và phát triển mạnh mẽ, bất kể có khủng hoảng hay không. - Nắm được việc gì trong tổ chức cần thay đổi và triển khai với tốc độ nhanh, linh hoạt, thích ứng cao. Trong một môi trường xã hội thay đổi năng động, hãy đảm bảo rằng bạn có thể thích ứng nhanh chóng. Xây dựng khả năng nhanh chóng chuẩn hoá mô hình mới và phát triển trong bất kỳ môi trường nào để hoạt động marketing sau đại dịch diễn ra hiệu quả.
Đổi mới rồi thử nghiệm, thử nghiệm, thử nghiệm. Một cuộc khủng hoảng là một cơ hội tuyệt vời để học hỏi từ các thí nghiệm tự nhiên. Trải nghiệm và đổi mới là rất quan trọng. - Thiết lập các mốc thời gian và xây dựng danh mục đổi mới trên tất cả mọi phương diện. Nếu bạn đang làm rất tốt trong giai đoạn khủng hoảng, nghĩa là doanh nghiệp bạn nắm bắt được mọi nhu cầu và đã thay đổi đúng hướng, bạn cũng cần suy xét lại các cơ hội mà khủng hoảng mang lại, và từ đó rút ra kinh nghiệm để chuẩn bị cho cuộc khủng hoảng sắp đến.
- Thiết lập lại các quy trình lý tưởng hiện có và xây dựng lại cơ cấu tổ chức, mạng lưới quan hệ. Ngay cả khi bạn đang có một quy trình tốt, bạn cũng cần xây dựng các kịch bản mới cho tương lai bằng việc tưởng tượng nó sẽ diễn ra thế nào. Hãy luôn giữ một tư duy cởi mở để thay đổi!
Các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang trải qua thời gian thử thách với tương lai khó đoán bởi dịch bệnh, thiên tai, các mối đe doạ khủng hoảng kinh tế toàn cầu, khủng hoảng năng lượng, thiếu hụt lao động, lạm phát phi mã,…
Trong khi đó, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp vẫn hết sức gay gắt và sự chậm thay đổi theo hướng số hoá của các doanh nghiệp làm cho việc thực hiện hoạt động marketing sau đại dịch trở nên khó khăn hơn.
Tuy nhiên, trong khủng khoảng luôn luôn có cơ hội cho những ai nhanh nhẹn và cởi mở với đổi thay. Metta là một lựa chọn đúng khi doanh nghiệp cần thay đổi nhanh mà chưa có đội ngũ thực thi hiệu quả. Chúng tôi có thể cùng ngồi lại với doanh nghiệp để tìm ra các chiến lược marketing sau đại dịch, và triển khai ngay lập tức các chương trình digital marketing sau đại dịch, bao gồm cả e-commerce để đáp ứng tình hình. Vậy bạn còn chờ gì nữa?
Tìm hiểu thêm về Metta:
- Tư vấn chiến lược xây dựng thương hiệu: Hỗ trợ lãnh đạo/chủ doanh nghiệp và bộ phận marketing xây dựng chiến lược thương hiệu hiệu quả cho thị trường Việt Nam.
- Giải pháp xây dựng thương hiệu: Các giải pháp tiếp thị hỗn hợp tập trung vào kỹ thuật số để xây dựng thương hiệu dẫn đầu.
- Đào tạo về thương hiệu: Khóa đào tạo tập trung quản trị thương hiệu và xây dựng thương hiệu cho chủ doanh nghiệp SMEs và start-ups.
Viết bởi đội ngũ Metta Marketing
Metta Marketing
Chuyên gia tư vấn chiến lược thương hiệu hàng đầu
Đăng ký nhận bản tin, cập nhật những thông tin hay, mới nhất về thị trường và marketing