Hiểu đúng về bản sắc thương hiệu để xây dựng thương hiệu nhanh và mạnh

“Bản sắc thương hiệu” (hay còn gọi là nền tảng thương hiệu – Brand platform) là khái niệm không mấy xa lạ. Tuy nhiên, để hiểu đúng về khái niệm này và biết cách tận dụng chúng để nâng cao khả năng nhận diện thương hiệu, từ đó sở hữu tệp khách hàng trung thành là điều mà không phải doanh nghiệp nào cũng thực hiện được. 

1. Bản sắc thương hiệu có phải chỉ thể hiện qua logo?

Trong một bộ nhận diện thương hiệu, logo được xem là “con dấu” chứng minh sự tồn tại của doanh nghiệp và là yếu tố thể hiện bản sắc thương hiệu được ghi nhớ trước nhất. Việc thiết kế logo cần được chú trọng đầu tư kỹ càng, bởi đây là công cụ giúp doanh nghiệp khẳng định giá trị và tiếng nói của mình với công chúng.

Để có một logo đẹp, một đội ngũ chuyên gia truyền thông chuyên nghiệp phải xác định được nhu cầu, cá tính của doanh nghiệp bạn và kết hợp cùng các yếu tố đồ họa để tạo nên một logo chứa đựng thông điệp thương hiệu mạnh mẽ. Logo chuyên nghiệp sẽ là tiền đề để tạo nên bộ nhận diện thương hiệu mạnh mẽ, truyền đạt giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, mang lại cho thương hiệu sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh.

Đối với doanh nghiệp muốn thể hiện rõ bản sắc riêng của mình, việc thiết kế bộ nhận diện thương hiệu là vô cùng cần thiết. Điều này vừa giúp doanh nghiệp nhất quán trong tất cả thiết kế, sản phẩm, vừa giúp cá tính thương hiệu luôn được cất lên “tiếng nói” của mình thường xuyên. Vì thế đừng ngần ngại liên hệ với Metta được thiết kế bộ nhận diện thương hiệu hiệu quả nhất. Chúng tôi là những người có thể hỗ trợ bạn trong quá trình tư vấn nhận diện thương hiệu lẫn thực thi.

Tuy nhiên, bản sắc thương hiệu không chỉ được thể hiện qua logo và bộ nhận diện thương hiệu mà còn là toàn bộ hành trình của thương hiệu phía sau: mục tiêu, tầm nhìn, sứ mệnh, tagline, slogan, brand story,… Tất cả những yếu tố đó được chia thành yếu tố nhận thức cảm tính và lý tính giúp thương hiệu xác định rõ hơn câu chuyện đằng sau cá tính của mình.

Bộ nhận diện thương hiệu cần sự kết hợp giữa kiến thức đồ họa và thông điệp cần truyền tải.

2. Khám phá khái niệm “bản sắc thương hiệu”

Như đã nói, bản sắc thương hiệu là tập hợp những yếu tố nhận thức về cảm tính và lý tính mà doanh nghiệp xây dựng cho thương hiệu của mình. Cùng Metta khám phá chi tiết những yếu tố đó là gì nhé!

2.1. Nhận thức cảm tính

Giống như việc bạn có cảm tình với một người bạn ngày từ lần gặp đầu tiên, nhận thức cảm tính của thương hiệu chính là sự thành công của doanh nghiệp khi xây dựng hình ảnh và nhận diện thương hiệu khiến khách hàng có thiện cảm. Đây cũng là lý do giải thích tại sao có những món đồ được người tiêu dùng tình cờ mua trong khi họ chưa có nhu cầu sử dụng.

Nhắm đến cảm xúc cá nhân theo định hướng bản sắc thương hiệu, những sản phẩm như logo, tagline, tầm nhìn, sứ mệnh, lời hứa thương hiệu,… chính là yếu tố tạo nên nhận thức cảm tính đối với khách hàng.

nhận thức cảm tính
Thương hiệu có thể tác động đến nhận thức cảm tính của khách hàng thông qua bộ nhận diện thương hiệu

 2.2. Nhận thức lý tính

Khác với nhận thức cảm tính, nhận thức lý tính là quá trình khách hàng bước qua nhận thức cảm tính, để sang một bên những cảm xúc tức thời cho thương hiệu mà xem xét các khía cạnh khác của dịch vụ, sản phẩm. Nhận thức lý tính chính là quá trình mà hành vi của người dùng được thay đổi.

Để đạt được điều này, thương hiệu cần truyền tải đến người tiêu dùng những giá trị về chất lượng sản phẩm, câu chuyện thương hiệu và cách mọi người nhìn nhận về văn hóa doanh nghiệp – yếu tố quan trọng mà doanh nghiệp nào cũng cần xây dựng ngay từ những ngày ban đầu.

nhận thức lý tính trong bản sắc thương hiệu
Nhận thức lý tính đòi hỏi sâu hơn về đặc tính sản phẩm đằng sau bản sắc và nhận diện thương hiệu

Nhìn chung, bản sắc thương hiệu phải được tạo nên trong thế cân bằng giữa nhận thức lý tính và nhận thức cảm tính. Thế nhưng hiện nay, việc chỉ tập trung vào phát triển nhận thức cảm tính lại điểm chung của rất nhiều công ty chưa được một đội ngũ hỗ trợ xây dựng thương hiệu chuyên nghiệp. Điều này dẫn đến việc khách hàng được dẫn dắt nhờ cảm tính ban đầu, sau đó lại tiếp tục được thúc đẩy cảm tính đến “chán chê” nên từ bỏ thương hiệu.

Vì thế, xây dựng bản sắc thương hiệu không đơn giản chỉ là sự “hô hào” hay qua loa dựa vào những yếu tố cốt lõi. Tất cả phải được xây dựng một cách nhất quán, có phong cách riêng và thể hiện “triệt để” nhất những thế mạnh của doanh nghiệp.

Bản sắc thương hiệu không chỉ đơn giản là cá tính doanh nghiệp. Bởi cá tính là khái niệm có giới hạn nhất định. Giữa rất nhiều những doanh nghiệp có cá tính giống thương hiệu của bạn trên thị trường, bản sắc thương hiệu sẽ là câu chuyện phía sau giúp khách hàng nhận ra những giá trị sát với nhu cầu của khách hàng mà bạn có thể mang lại.

3. Cách tạo bản sắc thương hiệu

3.1. Nghiên cứu đối tượng khách hàng, đề xuất xác định giá trị cốt lõi và lợi thế cạnh tranh

Doanh nghiệp cần tìm hiểu những mong muốn của khách hàng trong ngành mình đang hoạt động để có thể tạo ra một thương hiệu “đánh trúng” nhu cầu của mọi người, Từ đó dẫn đến dễ dàng chiếm được thiện cảm cả về nhận thức cảm tính lẫn lý tính. Từ đó doanh nghiệp có cho mình tuyên bố rõ ràng sứ mệnh (Mission) và Tầm nhìn (Vision) của thương hiệu.

Cũng cần nhớ rằng xây dựng thương hiệu không chỉ dựa trên những lời tuyên bố, nên việc triển khai các chiến lược tiếp thị phải nhất quán dựa trên lợi thế cạnh tranh và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, từ đó dần dần khẳng định giá trị thương hiệu của mình với khách hàng.

3.2. Hiểu rõ thương hiệu bằng SWOT

Việc phân tích SWOT sẽ giúp thương hiệu tự hiểu rõ về mình. Cụ thể, những đặc điểm của thương hiệu sẽ được nằm trong những yếu tố sau:

  • Điểm mạnh (Strengths): Các điểm tích cực của doanh nghiệp mang lại lợi thế so với các đối thủ đang cùng cạnh tranh trên thị trường.
  • Điểm yếu (Weaknesses): Những điều kiện không thuận lợi có thể kìm hãm sự phát triển của thương hiệu.
  • Cơ hội (Opportunities): Lĩnh vực/ngành hàng này sẽ mang lại chịu tác động bởi những thay đổi và xu hướng gì từ thị trường, xã hội, và hưởng lợi gì phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp bạn.
  • Thách thức (Threats): Các yếu tố có thể là “chướng ngại vật” trên con đường thành công của thương hiệu.

3.3. Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu

Màu áo xanh cùng logo của Grab, biểu tượng chú ong cùng màu vàng của xe công nghệ Be,… là những dấu hiệu giúp khách hàng dễ dàng nhận ra một thương hiệu. Mỗi công ty cần có hình ảnh thương hiệu đủ mạnh để tách biệt sản phẩm, dịch vụ với các đối thủ cạnh tranh của mình.

Bộ nhận diện thương hiệu giúp doanh nghiệp tăng cường khả năng được nhận biết trong mắt khách hàng. Đối với khách hàng lần đầu trải nghiệm một loại hình sản phẩm/dịch vụ, thương hiệu nào có bộ nhân diện đủ khả năng tạo sự khác biệt sẽ tác động đến quyết định mua hàng của người dùng.

3.4. Sử dụng ngôn ngữ của thương hiệu trên các phương tiện truyền thông

Bên cạnh việc thiết kế nhận diện thương hiệu, doanh nghiệp cần tạo ra những “sân khấu” để cất lên tiếng nói, ngôn ngữ riêng của mình. Lựa chọn ngôn ngữ phù hợp sẽ khẳng định bản sắc thương hiệu của mình đúng đắn. Nếu bộ nhận diện thương hiệu và sản phẩm của bạn là cao cấp, bạn cần dùng ngôn ngữ chuyên nghiệp, chuẩn mực.

Nếu bạn theo đuổi sự thoải mái, hãy trò chuyện nhiều hơn với khách hàng. Lựa chọn giọng điệu (brand voice) phù hợp cũng giống như việc bạn lựa chọn đúng người, đúng chủ đề trong một cuộc trò chuyện vậy.

tiếng nói hản sắc thương hiệu
Đồng nhất tiếng nói thêt hiện bản sắc thương hiệu trên mọi “mặt trận” giúp thương hiệu tăng độ nhận diện

Dù là quảng cáo ở bất kì hình thức nào, tờ rơi, phát thanh, truyền hình hay trên nền tảng digital, bản sắc thương hiệu của doanh nghiệp cũng cần được thể hiện một cách nhất quán. Điều này sẽ giúp công chúng mục tiêu của thương hiệu thấy và lắng nghe thông điệp hiệu quả, tăng cường thái độ tích cực đối với thương hiệu.

3.5. Giám sát và điều chỉnh

Cũng như những hoạt động tiếp thị khác, việc xác định doanh nghiệp có đang thật sự làm đúng hay không cần phải dựa vào những công cụ giám sát, khảo sát và điều chỉnh. Việc tổ chức hoạt động giám sát và điều chỉnh các hoạt động marketing nói chung sẽ giúp bản sắc thương hiệu được phù hợp nhất với thể hiện nhất quán mọi lúc, mọi nơi và ghi sâu vào tâm trí khách hàng nhanh và mạnh.

Khi bản sắc thương hiệu, cá tính và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp được thể hiện rõ ràng qua bộ nhận diện thương hiệu, doanh nghiệp có thể tự tin thực hiện các chiến lược marketing và các hoạt động kinh doanh khác.

Tại Metta, chúng tôi biết rằng mỗi doanh nghiệp là duy nhất. Và chúng tôi, những con người “thực chiến” luôn xem thương hiệu của bạn quý giá như tài sản của chính mình để tư vấn, đề ra và thực thi từ việc bộ nhận diện thương hiệu đến chiến lược thương hiệu. Đừng chần chờ cho đến khi đối thủ mạnh hơn, hãy để Metta cùng bạn làm nên chiến thắng cạnh tranh. Liên hệ phung.metta@metta.com.vn để chúng tôi lắng nghe và thực thi mong muốn của bạn.

Tìm hiểu thêm về các dịch vụ trọn gói của Metta:

Metta Marketing
Chuyên gia tư vấn chiến lược thương hiệu hàng đầu

ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN, CẬP NHẬT NHỮNG THÔNG TIN HAY, MỚI NHẤT VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ MARKETING







Mất bao lâu để có thể xây dựng thương hiệu mạnh

Có câu nói: “Rome không được xây trong một ngày” được rất nhiều nhà kinh doanh tâm đắc, bởi câu từ đơn giản nhưng hàm ý lại chuẩn xác trong nhiều khía cạnh của cuộc sống. Việc xây dựng thương hiệu mạnh cũng vậy, đó là một hành trình dài và cần có sự đầu [...]

Xây dựng thương hiệu là bắt buộc đối với tất cả doanh nghiệp

Xây dựng thương hiệu không còn là sự lựa chọn, nó là nền tảng cho việc kinh doanh và đã trở thành nhiệm vụ bắt buộc của bất kỳ doanh nghiệp nào. Một số người cho rằng việc xây dựng thương hiệu không dành cho những doanh nghiệp nhỏ, mới, bởi cần một khoản ngân [...]

CHIẾN LƯỢC KINH DOANH: Tăng tốc chiến lược đa kênh (omni channel) sau đại dịch

Trong khi người tiêu dùng phải ở nhà trong thời kỳ đại dịch, càng có nhiều hoạt động kinh tế chuyển sang trực tuyến. Điều này thúc đẩy các doanh nghiệp phải khẩn trương áp dụng chiến lược đa kênh (omni-channel) để nắm bắt xu hướng. McKinsey nhấn mạnh trong một báo cáo vào tháng [...]

Chiến lược Marketing: Quản trị nhân sự là một hình thức tiếp thị mới

Trong một thế giới có vô số lựa chọn về phương tiện truyền thông, cách tốt nhất để tiếp cận những khách hàng mới và khách hàng tiềm năng có thể nằm ngay trong phạm vi gần của bạn. Chính những nhân viên trong một doanh nghiệp là tiềm lực lớn nhất để tạo ra [...]

Xây dựng thương hiệu là câu chuyện của tiền bạc hay câu chuyện của tư duy

Coca-Cola không chỉ là một loại nước ngọt. Starbucks không chỉ là một loại cà phê. Ray-Ban không chỉ là một cặp kính râm. Glossier không chỉ là một tuýp kem che khuyết điểm. Nếu không có thương hiệu, có lẽ những sản phẩm ấy cũng lẻ loi và thoi thóp giữa hàng trăm ngàn [...]

Tái cấu trúc thương hiệu: Làm mới nhận diện hay làm mới giá trị cốt lõi

Theo Forbes, doanh nghiệp của bạn có bảy giây để tạo ấn tượng đầu tiên. Đôi khi các thương hiệu không thu hút được sự chú ý của khách hàng vì sử dụng sai logo, có tên khó hoặc không bắt mắt, hoặc làm việc với tầm nhìn và sứ mệnh không rõ ràng. Chúng [...]