Siêu vũ trụ ảo metaverse: Liệu có “đất” cho doanh nghiệp vật liệu xây dựng hay không?
Nửa cuối năm 2021, khái niệm siêu vũ trụ ảo metaverse bắt đầu trở thành cơn sốt trong lĩnh vực digital. Các xu hướng công nghệ, các chiến lược tiếp thị mới từ metaverse được kỳ vọng giúp các doanh nghiệp và nhà tiếp thị phát triển mạnh mẽ. Với ngành vật liệu xây dựng đặc thù, doanh nghiệp liệu có “đất” trong vũ trụ này hay không?
Sự bùng nổ của metaverse
Ngày 29/10 năm 2021, Giám đốc điều hành Facebook, Mark Zuckerberg, đã quyết định thay đổi tên công ty thành Meta. Thuật ngữ metaverse theo đó đã xuất hiện khắp nơi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Không lâu sau đó, Microsoft cũng công bố hành trình của họ với siêu vũ trụ ảo metaverse. Các công ty Big Tech cũng sẽ góp mặt nhập cuộc vào lĩnh vực này.
Vậy cụ thể thì vũ trụ ảo metaverse là gì? Theo M.Zuckerberg, metaverse là một môi trường ảo, nơi chúng ta có thể hiện diện với mọi người trong không gian kỹ thuật số. Chúng ta tham gia thế giới ảo bằng cách ở bên trong chúng thay vì chỉ nhìn vào từ bên ngoài. Mertaverse cũng được kỳ vọng sẽ là sự kế thừa của internet di động.
Thực tế, thuật ngữ “metaverse” đã được xuất hiện lần đầu tiên trong “Snow Crash” – tiểu thuyết khoa học viễn tưởng của nhà văn người Mỹ Neal Stephenson xuất bản năm 1992. Vũ trụ ảo metaverse là không gian hội tụ của thế giới vật lý, thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR). Tại metaverse, mọi người có thể dạo chơi với bạn bè, làm việc, tham dự sự kiện, tham quan các địa điểm, mua sắm hàng hóa, dịch vụ,…
Các ông lớn trong lĩnh vực công nghệ hàng đầu thế giới đã và đang biến những công nghệ trong tiểu thuyết bước ra ngoài đời thực. Quả thật vậy, Satya Nadella, Tổng Giám đốc Điều hảnh Microsoft đã mô tả rằng, vũ trụ ảo metaverse sẽ “nhúng máy tính vào thế giới thực và nhúng thế giới thực vào máy tính. Vũ trụ ảo metaverse sẽ là nơi thế giới vật chất và thế giới kỹ thuật số giao thoa với nhau, sinh ra thuật ngữ “Physital” (kết hợp giữa phygical và digital).
Siêu vũ trụ ảo metaverse sẽ định hình tương lai của doanh nghiệp và các nhà tiếp thị
Vũ trụ ảo metaverse trở nên phổ biến trong đại dịch COVID-19 khi con người phải ở nhà và nhu cầu giao tiếp online đã trở thành một phần không thể thiếu đối với nhiều người. Theo báo cáo của Blooomberg, ngành công nghiệp metaverse sẽ đạt giá trị 800 tỷ USD vào năm 2024.
Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng ứng dụng siêu vũ trụ ảo metaverse trên thế giới. Hiện nay, nhiều dự án về gaming đã thu hút sự đầu tư không hề nhỏ: Game Axe Infinity với tổng giá trị vốn hóa AXS (token tiện ích của Axie Infinity) vượt mốc 3,5 tỷ USD; Dự án Sipher nhận 6,8 triệu USD cho việc xây dựng tựa game P2P có tên “World of Sipheria”.
Bên cạnh đó, siêu vũ trụ metaverse cũng là một không gian đầy thú vị và có tiềm năng cao nhất cho việc tiếp thị và phát triển của các thương hiệu. Tại Việt Nam, các khái niệm về blockchain, metaverse và thương mại điện tử (TMĐT) được nhắc đến nhiều hơn trong giai đoạn COVID-19 bùng phát dữ dội. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang dần bước vào vũ trụ ảo metaverse bằng sự đầu tư vào TMĐT.
Liệu có quá sớm để chúng ta áp dụng vũ trụ ảo Metaserse cho tiếp thị và xây dựng thương hiệu hay không? Thực tế, trong vũ trụ ảo metaverse có 4 lớp (layer) cấu tạo thành: Foundation Layer (Internet), Infrastructure (phần cứng bao gồm các thiết bị VR/AR/MR/XR), Content Layer (lớp nội dung), True metaverse (trải nghiệm gần với cuộc sống thực được tái hiện trong metaverse). Internet được xem là cơ sở hạ tầng quan trọng nhất trong 4 lớp cấu thành metaverse nói trên.
Phân tích sâu hơn, chúng ta sẽ thấy metaverse mang lại cho người dùng trải nghiệm thú vị bao gồm 7 cấp độ: trải nghiệm (experience), khám phá (discovery), kinh tế sáng tạo (creator economy), điện toán không gian (spatial computing), phân quyền (decentralization), giao diện người dùng (human interface), cơ sở hạ tầng (infrastructure).
Từ những yếu tố và cơ sở hạ tầng có nhiều đặc điểm khớp với hành trình của một khách hàng, có thể thấy metaverse là không gian cực kỳ tiềm năng cho các thương hiệu và các nhà tiếp thị. Thực tế, nhiều doanh nghiệp đã sử dụng metaverse để xây dựng các gian hàng ảo, chi nhánh, showroom ảo nhằm quảng bá và gới thiệu về dịch vụ/sản phẩm của mình, đem đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
Doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng có thể tham gia vào vũ trụ ảo metaverse không?
Ngành vật liệu xây dựng vốn là ngành nhạy cảm với chu kỳ kinh tế vĩ mô, đây cũng là đầu vào của nhiều nhóm ngành khác. Không những thế, ngành xây dựng gắn liền với công nghệ sản xuất – yếu tố đóng vai trò then chốt để tạo nên thế mạnh kinh tế của mỗi doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tính gần gũi, tương đồng và ảnh hưởng lẫn nhau của ngành vật liệu xây dựng và ngành bất động sản – lĩnh vực đang hưởng ứng mạnh mẽ các dự án metaverse – cũng là một lý do để ngành vật liệu xây dựng nên tham gia metaverse.
Với những đặc thù trong lĩnh vực vật liệu xây dựng: gắn liền với công nghệ, các công trình xây dựng; ảnh hưởng nhất định đến kinh tế và nhiều lĩnh vực khác,… ý tưởng sơ khai bước đầu của các doanh nghiệp vật liệu xây dựng có thể là: không gian ảo về mô hình các công trình xây dựng, thực tế ảo về kết cấu vật liệu, thương mại điện tử (e-commerse) và thương mại nhập vai (i-commerse),…
Tuy nhiên, doanh nghiệp nên xác định, để tham gia vào vũ trụ ảo metaverse, chúng ta phải xác định được mô hình vận hành doanh nghiệp, xác định mình thuộc layer nào để định hình metaverse của doanh nghiệp, hình dung được content layer, câu chuyện, các thành tố tham gia vào câu chuyện.
Như những lĩnh vực hay ngành nghề khác, quá trình tham gia metaverse có thể sẽ bắt đầu từ việc xây dựng cơ sở hạ tầng trong vũ trụ ảo này. Tiếp đến là xây dựng các chi nhánh ảo, cửa hàng ảo, đưa nhân viên vào thế giới ảo để bán hàng và tạo luồng thanh toán. Sau cùng là tạo động lực để khách hàng chia sẻ những trải nghiệm của mình trong metaverse trên những kênh khác.
Có thể nói, việc tham gia vào vũ trụ ảo metaverse sẽ là một xu thế mới, những lợi thế và thành công ban đầu sẽ dành cho những doanh nghiệp tiên phong đi nhanh. Hơn thế nữa, hiện nay tại Việt Nam, công nghệ blockchain đã và đang được phát triển bởi nhiều đơn vị có đủ tiềm lực về công nghệ. Trước điều kiện hiện nay, không chỉ doanh nghiệp vật liệu xây dựng và nhiều doanh nghiệp lĩnh vực khác có phải cũng đã nên “tính chuyện tương lai” hay không?
Trước khi thế giới bước vào metaverse, doanh nghiệp cần làm gì?
Metaverse vẫn chưa bùng nổ tại Việt Nam, nhưng chắc chắn vấn đề chỉ là thời gian. Và hiển nhiên việc sở hữu một nền tảng kinh doanh kỹ thuật số là bắt buộc và là điều cơ bản nhất mà doanh nghiệp phải chuẩn bị.
Trước khi đối thủ của bạn bắt đầu hành trình này, doanh nghiệp cần ngay lập tức nhìn lại toàn bộ nền tảng kỹ thuật số của mình một cách toàn diện, từ website đến các kênh truyền thông xã hội đã thực sự được khai thác hiệu quả và đầu tư đúng mức hay chưa? Nếu chưa thì đây là lúc “làm ngay kẻo lỡ” vì doanh nghiệp đã không còn nhiều thời gian.
Nếu doanh nghiệp vẫn còn đang lúng túng trong việc chuyển đổi kỹ thuật số, thì cần tìm kiếm ngay một đội ngũ để nền tảng của mình có thể hoàn thành trọn gói trong vòng 3 tháng. Và chắc chắn rằng, Metta Marketing với dịch vụ xây dựng nền tảng digital là một lựa chọn tốt để bạn cân nhắc.
Viết bởi đội ngũ Metta Marketing
Metta Marketing
Chuyên gia tư vấn chiến lược thương hiệu hàng đầu
Hãy để Metta Marketing tư vấn chiến lược cạnh tranh bền vững đồng hành cùng bạn xây dựng doanh nghiệp của bạn trong ngành vật liệu xây dựng:
Gửi đến đội ngũ tư vấn