Vì sao các công ty B2B phải thực hiện CSR (trách nhiệm xã hội doanh nghiệp)

Những gì một doanh nghiệp đại diện cũng quan trọng như những sản phẩm/ dịch vụ mà họ cung cấp. CSR (Corporate social responsibility), tạm dịch Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, là cam kết của doanh nghiệp đối với đạo đức kinh doanh và đóng góp vào phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động và gia đình, cộng đồng địa phương và xã hội nói chung.

CSR được coi là một yếu tố quan trọng như những yếu tố truyền thống khác như chi phí, chất lượng và giao hàng trong kinh doanh. CSR được lồng ghép vào chiến lược của doanh nghiệp và trở thành điều kiện bắt buộc để doanh nghiệp tồn tại và phát triển.

Cứ ba người tiêu dùng thì có một người chọn thương hiệu dựa trên tác động xã hội và môi trường của thương hiệu đó, tỷ lệ này vẫn đang tăng lên.

Khi giá trị của một công ty tiêu dùng phù hợp với giá trị của khách hàng, điều này sẽ tốt cho việc kinh doanh. Patagonia – một thương hiệu thời trang nổi bật trong lĩnh vực quần áo tái chế đã thành công tuyên bố mục tiêu nhân văn của mình: “Chúng tôi đang kinh doanh để cứu hành tinh quê hương của chúng tôi.”

Khi giá trị thương hiệu không hoàn toàn khớp với giá trị của người tiêu dùng, thương hiệu đó có thể bị giảm doanh số bán hàng, hoặc thậm chí có thể bị tẩy chay.

Sự liên kết giá trị trở thành một trách nhiệm kinh doanh cốt lõi khi người tiêu dùng dần quan tâm và xem xét đến đạo đức, hành động và dòng tài chính của công ty. Điều này yêu cầu các doanh nghiệp phải hành động và thể hiện các giá trị đúng đắn: trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Điều mới mẻ và đáng ngạc nhiên đối với nhiều công ty là giá trị bắt buộc này đang chuyển sang các công ty dưới hình thức kinh doanh B2B. Các công ty B2B cần tuyên bố mục đích ngoài lợi nhuận và chứng minh họ bền vững về mặt xã hội và môi trường. Đây là một yếu tố quan trọng khi người tiêu dùng dựa chọn các thương hiệu sử dụng. 

Trách nhiệm đối với xã hội và môi trường trở thành yếu tố bắt buộc đối với các doanh nghiệp
Trách nhiệm đối với xã hội và môi trường trở thành yếu tố bắt buộc đối với các doanh nghiệp

Đó là bởi vì người tiêu dùng đang xem xét sâu hơn bao giờ hết các sản phẩm họ có thể mua và tự hỏi:

  • Những người làm công việc đó có kiếm được tiền lương đủ sống không?
  • Nguyên liệu trong sản phẩm này được làm ra như thế nào?
  • Có ai bị ốm hoặc bị thương trong hầm mỏ hoặc nhà máy không?
  • Lượng cacbon mà sản phẩm này sinh ra trong một vòng đời là bao nhiêu?
  • Tôi có cần tất cả bao bì này không?
  • Công ty này có thúc đẩy môi trường đa dạng và hòa nhập, ngay cả ở cấp điều hành và hội đồng quản trị không? Có trả lương cao hơn so với người lao động phổ thông không?

Ưu tiên hoạt động thu mua

Mọi hành động của nhà cung cấp ảnh hưởng trực tiếp đến danh tiếng của các công ty tiêu dùng, chính vì vậy, các thương hiệu ngày càng đưa ra các lựa chọn mua sắm nhằm định vị chuỗi cung ứng của họ là có đạo đức, bền vững với môi trường, công bằng, đa dạng và minh bạch.

“Đối với thế hệ người tiêu dùng tiếp theo (và tỷ lệ phần trăm ngày càng tăng của chúng ta ngày nay), giá cả không còn là yếu tố quyết định việc mua hàng nữa”, Giám đốc điều hành của Raw London, Ryan Wilkins, viết: “Trên thực tế, hoàn toàn ngược lại: Giá siêu thấp đang bắt đầu gióng lên hồi chuông cảnh báo với người tiêu dùng, những người ngày càng đặt câu hỏi về nguồn lực, cá nhân hoặc cộng đồng nào đã bị lạm dụng để cung cấp các sản phẩm may mặc, đồ chơi nhựa hoặc làm đẹp với giá rẻ”.

Tác giả Kevin Bales đưa ra quan điểm tích cực hơn về ý tưởng đó: “Để làm cho nền kinh tế tiêu dùng của chúng ta được nhanh chóng phục hồi và phát triển, chi phí được giảm xuống mức thấp nhất có thể, đặc biệt là ở phần cuối của chuỗi cung ứng; điều này có thể dẫn đến vấn đề lạm dụng người lao động và gây hại cho thế giới tự nhiên. Nói một cách tiêu cực hơn, nó dẫn đến tình trạng biến con người thành nô lệ và sự tàn phá môi trường thảm khốc. Nhưng tất cả những điều này thường xảy ra rất khác với suy nghĩ của chúng ta. Đó là một thế giới ẩn giấu những bí mật của nó”.

Bối cảnh thay đổi

Để đạt được lời kêu gọi hành động hiệu quả hơn, nhiều công ty đã ký kết thực hiện một hoặc nhiều trong số 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc. 181 CEO của Hội nghị Bàn tròn Kinh doanh(Business Roundtable) vào tháng 8 đã ký một tuyên bố xác định lại “mục đích của một tập đoàn” bao gồm “sự đa dạng và hòa nhập”… “đối xử công bằng và có đạo đức với các nhà cung cấp của chúng tôi”… “áp dụng các phương pháp bền vững trong các doanh nghiệp của chúng tôi”… và “sự minh bạch và tương tác hiệu quả với các cổ đông”. Tất cả đều có ý nghĩa đối với các nhà cung cấp đang tìm kiếm hợp đồng từ các thương hiệu tiêu dùng.

Theo đó, các thương hiệu lớn đang đưa ra các quyết định về chuỗi cung ứng nổi bật. Ví dụ:

  • Lego đã bắt đầu chế tạo các khối từ nhựa thực vật.
  • Kể từ mùa hè, McDonald’s Google và Microsoft đã đưa ra các cam kết năng lượng tái tạo cao.
  • Dự án Gigaton của Walmart đã đặt mục tiêu cắt giảm 1 tỷ tấn khí nhà kính khỏi chuỗi giá trị toàn cầu của công ty vào năm 2030. Hai năm đầu tiên, các nhà cung cấp báo cáo rằng đã giảm hơn 93 triệu tấn khí thải. Các nhà cung cấp được khuyến khích đặt mục tiêu trong một hoặc nhiều hơn sáu lĩnh vực chính: năng lượng, chất thải, đóng gói, nông nghiệp, rừng hoặc sử dụng sản phẩm.
Hội nghị bàn tròn về kinh doanh vào tháng 8 là minh chứng cho sự thay đổi của xu hướng CSR
Hội nghị bàn tròn về kinh doanh vào tháng 8 là minh chứng cho sự thay đổi của xu hướng CSR

Để giành được hợp đồng, các nhà cung cấp sẽ cần vượt qua xếp hạng ESG (Environmental, Social and corporate Governance: chỉ nhóm các yếu tố Môi trường, Xã hội và Quản trị công ty) và báo cáo toàn bộ những tác động xã hội và môi trường từ hoạt động của họ. Họ sẽ phải thực hiện các cuộc kiểm toán, điều chỉnh quy trình kinh doanh, tuân thủ và báo cáo giống như các công ty tiêu dùng thực hiện.

Những điều rút ra cho chuyên gia PR

Các công ty B2B sẽ phải tiết lộ và báo cáo về các mục tiêu và tiến độ ESG của họ, kể những câu chuyện của họ trong suốt hành trình. Nếu bạn là một chuyên gia truyền thông B2B, đây là cách để bắt đầu cải thiện danh tiếng ESG của bạn với tư cách là nhà cung cấp ưu tiên:

  • Đánh giá tình hình bên trong doanh nghiệp. Khảo sát nhân viên, khách hàng và đối tác của bạn về nhận thức của họ đối với công ty của bạn trong các lĩnh vực môi trường bền vững, đa dạng và hòa nhập, ảnh hưởng trong cộng đồng và hoạt động quản trị. Xem xét những gì bạn đang làm đúng và sai từ quan điểm của “các khách hàng nội bộ ”.
  • Đánh giá tình hình bên ngoài. Xem liệu bạn có được xếp hạng bởi các cơ quan thứ ba như Chỉ số Bền vững Dow JonesCDP và ecovadis hay không; và nếu có, bạn so sánh với xếp hạng của đối thủ cạnh tranh như thế nào.
  • Tiến hành đánh giá tính trọng yếu. Những thuật ngữ ngành để khám phá khía cạnh nào của tiêu chí môi trường, xã hội và quản trị quan trọng đối với doanh nghiệp, khách hàng, nhân viên, đối tác và ngành của bạn.
  • Xác định chiến lược và đặt mục tiêu. Hãy bắt đầu với những chiến thuật có thể  dễ dàng đạt được và từng bước nâng cao chuỗi thành những sáng kiến ​​có tác động cao.
  • Thu hút và gắn kết công việc kinh doanh. Giúp mọi người trong doanh nghiệp suy nghĩ và quan tâm đến mối liên hệ giữa ESG và danh tiếng của công ty.
  • Báo cáo về sự tiến bộ của bạn. Sáng kiến ​​Báo cáo Toàn cầu (The Global Reporting Initiative) đưa ra các nguyên tắc được chấp nhận trong báo cáo ESG.

Như bạn có thể thấy, thực hiện công việc và làm đúng nhiệm vụ là trách nhiệm của chúng ta. Nhưng một số công ty tiêu dùng xuất sắc đã chỉ ra cho các công ty B2B thấy rằng người tiêu dùng yêu cầu nhiều hơn đối với một sản phẩm, họ cần sản phẩm tuyệt vời cùng với giá rẻ.

Alicia Tilman, giám đốc điều hành tại SAP, cho biết: “Mục đích không thể được xem như một bộ phận hay một sáng kiến. Nó phải được triển khai thành các hoạt động cụ thể của công ty. Mục đích là kim chỉ nam hướng dẫn và truyền cảm hứng cho mọi người cùng nhau tạo ra giá trị kinh tế và xã hội”.

Đã đến lúc các công ty B2B phải bắt kịp xu hướng này và biến nó trở thành nhiệm vụ bắt buộc.

Nguồn: https://www.brodeur.com/how-and-why-b2b-companies-must-embrace-csr/

Metta Marketing
Chuyên gia tư vấn chiến lược thương hiệu hàng đầu

ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN, CẬP NHẬT NHỮNG THÔNG TIN HAY, MỚI NHẤT VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ MARKETING







Cách tạo ra chiến lược marketing B2B đỉnh cao thúc đẩy doanh số bán hàng

Với cương vị là chủ doanh nghiệp B2B, chúng ta đều biết rằng marketing (tiếp thị) là một trong những cách hiệu quả nhất để tạo khách hàng tiềm năng và tăng trưởng doanh thu. Nhưng chính xác thì làm thế nào để chúng ta có thể tạo nên chiến lược marketing B2B hiệu quả? [...]

Những nghiên cứu mới nhất của Gartner có ích cho Giám đốc kinh doanh B2B

Giám đốc kinh doanh thường chịu áp lực tạo ra năng suất và đạt được tăng trưởng theo ưu tiên của CEO (nghiên cứu từ 56% CEO trong Khảo sát CEO năm 2021 của Gartner). Trong bối cảnh môi trường bán hàng đang thay đổi, người mua mong đợi sự tương tác kỹ thuật số [...]

5 điều cần cân nhắc trước khi tái định vị thương hiệu cho doanh nghiệp B2B

Không riêng bất kỳ lĩnh vực nào, nhiều doanh nghiệp B2B đang cân nhắc chiến lược tái định vị thương hiệu của mình trong năm 2022. Bởi sau đại dịch, cách thức làm việc, cách triển khai công nghệ và nhu cầu của khách hàng thay đổi. Tất cả khiến các doanh nghiệp B2B toàn [...]

Hành trình ra quyết định mua hàng B2B

Báo cáo nghiên cứu về những đặc điểm và các bộ phận chức năng có liên quan đến hành trình mua hàng B2B, những yếu tố tác động đến quá trình cũng như mối liên hệ giữa “thương hiệu” và hành trình của khách hàng. Nghiên cứu đưa ra các thông tin quan trọng được thể [...]

12 chiến lược tiếp thị B2B sẽ mang lại thành công cho năm 2022

“Chiến lược mà không có chiến thuật là một sự mơ mộng; chiến thuật mà không có chiến lược là một cơn ác mộng”. Chịu ảnh hưởng từ Binh pháp Tôn Tử, câu nói này ngụ ý rằng có sự khác biệt rõ ràng giữa chiến lược tiếp thị và chiến thuật tiếp thị. Nó [...]

Bốn nguyên tắc để đảm bảo thương hiệu và văn hóa phù hợp cho doanh nghiệp B2B

Sức mạnh của văn hoá đối với thương hiệu được thể hiện rõ ở các doanh nghiệp B2B (Business to Business), nơi thương hiệu có thể “sống” hoặc “chết” trong suy nghĩ, lời nói và hành động của nhân viên. Peter Drucker – nhà tư vấn quản lý huyền thoại, nhà giáo dục và là [...]