Cách cải thiện năng lượng tại nơi làm việc của bạn

Có một khoa học đằng sau việc tạo ra ‘sự rung cảm’ lý tưởng trong không gian làm việc — và thiết kế đóng một vai trò quan trọng

Không gian là một công cụ mạnh mẽ để thúc đẩy sự gắn kết của nhân viên, truyền cảm hứng cho sự đổi mới và thúc đẩy năng suất. Nhưng chính xác thì một không gian tối ưu trông như thế nào? Trong khoa học về không gian, chúng ta khám phá cách khoa học về thiết kế có chủ đích có thể biến bất kỳ môi trường làm việc nào thành một trải nghiệm toàn diện.

Tạo không gian làm việc tích cực và hạnh phúc
Tạo không gian làm việc tích cực và hạnh phúc

Tất cả chúng ta đều biết cảm giác bước vào một không gian làm việc với sự rung cảm phù hợp. Bạn cảm thấy tích cực và hạnh phúc. Những người xung quanh bạn đang tương tác với nhau và trông thư giãn. Có thể có nhạc đang phát; có lẽ mùi thơm của cà phê mới pha bay lơ lửng trong không khí. Có một cảm giác nào đó mà bạn không thể diễn tả được.

Thật tuyệt khi hiểu được cách tạo không gian làm việc mà trong đó các nhóm của bạn luôn cảm thấy làm việc hiệu quả, gắn kết và tràn đầy năng lượng phải không? Nó không chỉ là lý thuyết. Tại WeWork, chúng tôi thực hiện phương pháp tiếp cận dựa trên nghiên cứu để tạo điều kiện cho năng lượng của không gian làm việc tốt nhất, cho phép nhân viên của bạn cảm thấy vui vẻ, thư giãn và làm việc hiệu quả. Hãy đọc tiếp để khám phá cách làm nhé.

Tác động đáng ngạc nhiên của năng lượng không gian làm việc đối với doanh nghiệp của bạn

Trước khi đi vào chi tiết cụ thể, điều quan trọng là phải hiểu lý do tại sao mọi công ty cần đầu tư vào năng lượng của không gian làm việc. Nói cách khác, tại sao công ty của bạn nên xem xét sự rung cảm trong không gian làm việc của bạn? Có phải việc đầu tư thời gian và nguồn lực để giải quyết điều này là đúng đắn không?

Câu trả lời là “có” được trả lời một cách mạnh mẽ và vì nhiều lý do.

Đảm bảo môi trường làm việc có năng lượng phù hợp
Đảm bảo môi trường làm việc có năng lượng phù hợp

Đầu tiên, hãy nghĩ về bất kỳ nhân viên và khách hàng tiềm năng nào có thể đến thăm công ty của bạn. Họ đang bước vào môi trường nào? Bạn có thể đảm bảo rằng môi trường này sẽ luôn có năng lượng thích hợp không? Hay là nó có những ngày năng lượng trong môi trường công ty bạn trồi sụt thất thường?

Nhiều công ty cung cấp môi trường làm việc di động (hoặc ít nhất là được tùy chọn thỉnh thoảng làm việc tại nhà), điều này có thể mang lại rất nhiều lợi ích cho nhân viên. Nhưng có phải văn phòng của bạn bây giờ rất vắng vẻ không? Sự thật là, nếu nhân viên của bạn có thể làm việc từ bất cứ đâu, họ cần có lý do để xuất hiện trong không gian làm việc của bạn.

Cuối cùng, hãy nghĩ về tác động của không gian đối với sức khỏe của nhân viên. Ở một công ty cấp doanh nghiệp trung bình, thường có một người thay mặt hàng nghìn người đưa ra các quyết định về bất động sản. Các chuyên gia bất động sản có khả năng nhìn, lắng nghe và quan sát — giống như một nhà nhân chủng học — cách mà các quyết định về không gian mà họ đưa ra ảnh hưởng đến cuộc sống của tất cả nhân viên của họ như thế nào. Khi bạn thấy mọi người không vui vẻ ở không gian của họ, điều đó thường có nghĩa là ai đó đã không lắng nghe nhu cầu của nhân viên. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến tinh thần và năng suất của nhân viên.

Tại WeWork, chúng tôi có khả năng khám phá năng lượng của không gian làm việc theo những cách mà hầu hết các công ty thiết kế kiến ​​trúc không làm. Và, may mắn thay, chúng tôi có một số ý tưởng để chia sẻ.

Tạo điều kiện cho năng lượng: sự gần gũi, minh bạch và sự khác nhau về văn hóa

Mọi người bị thu hút một cách tự nhiên bởi sự cân bằng phù hợp giữa trạng thái bình tĩnh và năng lượng cao, vì vậy có vẻ như sự cân bằng năng lượng phù hợp chỉ đơn giản là “xảy ra”. Nhưng nó thiên về khoa học nhiều hơn bạn có thể nghĩ. Trên thực tế, nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng ba yếu tố tạo ra năng lượng: sự gần gũi về khoảng cách vật lý, tính minh bạch và sự khác nhau về văn hóa.

Lý thuyết cầu thang

Khi chúng ta nói chuyện về sự gần gũi, chúng ta sẽ đặt ra những câu hỏi như: Có bao nhiêu người ở trong không gian này? Những người đó là ai? Họ đang làm gì? Không gian được bố trí như thế nào?

Khi chúng ta nghĩ về năng lượng, chúng ta thích đào sâu vào một vài lý thuyết được đặt trong khoa học xã hội và trong chính nghiên cứu của chúng ta. Thomas Allen, giáo sư tại Trường Quản lý MIT Sloan và là tác giả của nhiều nghiên cứu về không gian làm việc, đã đi tiên phong trong một lý thuyết gọi là “Đường cong Allen”, mà theo đó tính toán khoảng cách, sự gần gũi về khoảng cách vật lý giữa các nhân viên (cụ thể là giữa các kỹ sư, trong nghiên cứu của ông).

Đường cong Allen tiết lộ rằng có một mối tương quan tiêu cực mạnh mẽ giữa khoảng cách vật lý và tần suất giao tiếp giữa con người với nhau. Điều này cho thấy mọi người luôn tràn đầy năng lượng khi ở cạnh nhau. Dựa trên khái niệm này, nhóm nghiên cứu WeWork của chúng tôi đã bắt đầu khám phá làm thế nào mức độ gần gũi xét về khoảng cách giữa nhân viên với nhau trong các tòa nhà của chúng tôi ảnh hưởng đến năng lượng không gian làm việc như thế nào.

Những nhân viên càng ở gần càng kết nối mạnh mẽ
Những nhân viên càng ở gần càng kết nối mạnh mẽ

Xác nhận Đường cong Allen, chúng tôi nhận thấy rằng các thành viên của WeWork cảm thấy có sự kết nối mạnh mẽ hơn với những người mà họ ở gần; trên thực tế, sự gần gũi về vật lý ảnh hưởng đến khả năng mọi người trở thành bạn của nhau.

Chúng tôi đã nghiên cứu tác động của cầu thang nội bộ và mở và đã đầu tư thêm vào thiết kế cụ thể của cầu thang. Tại sao? Bởi vì sự gần gũi của mọi người làm tăng khả năng kết bạn của họ, và cầu thang rộng mở cũng vậy.

Nhận được sự minh bạch

Hãy mở rộng suy nghĩ đằng sau lý thuyết cầu thang thành khái niệm tổng thể về tính minh bạch để cải thiện sự cân bằng năng lượng — nói cách khác, khả năng nhìn thấy những gì xung quanh bạn, từ vị trí của bạn.

Ví dụ: trụ sở chính của WeWork tại New York có khu vực lãnh đạo kế bên phòng khách chờ và phòng để thức ăn trung tâm của tòa nhà; vách ngăn bằng kính trong suốt tạo sự minh bạch giữa nhân viên WeWork và lãnh đạo điều hành. Điều này là có chủ đích – bằng chứng cho thấy những nhà lãnh đạo có thể được nhìn thấy thì họ sẽ có sự tương tác thường xuyên hơn với cấp dưới, điều này làm giảm khoảng cách tâm lý.

Ngoài ra, những bức tường làm bằng kính (giống như những bức tường chúng tôi sử dụng tại WeWork) củng cố khái niệm của nhà tâm lý học xã hội Stanley Milgram về “những người lạ quen thuộc” và sự đóng góp của nó đối với ý thức cộng đồng và sự tin tưởng ở nơi làm việc. Milgram nói: “Những cá nhân có nhiều lần gặp gỡ, thậm chí cả những người không liên kết trực tiếp với nhau, có thể trở nên gắn kết chặt chẽ với nhau theo thời gian”.

Sự gần gũi khác nhau giữa các nền văn hóa

Hoạt động kinh doanh của WeWork là toàn cầu. Nhưng bất kể văn phòng của chúng tôi được đặt ở đâu, mục tiêu của chúng tôi là tạo điều kiện cho năng lượng tối ưu. Đó là lý do tại sao nhóm của chúng tôi cũng xem xét sự đa dạng văn hóa và những cách khác nhau mà trong đó sự gần gũi đóng một vai trò nào đó — hay còn được gọi là không gian giao tiếp. Trong các thiết kế của mình, chúng tôi cân nhắc mức độ gần gũi của đồng nghiệp tại nơi làm việc và cách mà mức độ gần gũi của đồng nghiệp có thể thay đổi tùy thuộc vào văn hóa và quốc gia.

Chẳng hạn, chúng tôi nhận thấy rằng các cuộc họp ở Trung Quốc có xu hướng lớn hơn và nghi thức hơn, và thường diễn ra trong các phòng lớn hơn, trong khi các cuộc họp ở Brazil có xu hướng lớn bất ngờ và không chuẩn bị trước hơn, và thường được tổ chức trong các phòng nhỏ hơn hoặc các cơ sở không chính thức. Khi đến giờ nghỉ trưa, chúng tôi nhận thấy rằng các thành viên ở Mexico và Brazil có xu hướng ăn cùng nhau trong các nhóm lớn hơn, trong khi ở Argentina và Hà Lan, các thành viên có xu hướng ăn theo nhóm nhỏ hơn hoặc một mình.

Chúng tôi đang tiếp tục tìm hiểu cách thiết kế không gian làm việc của chúng tôi có thể bổ sung cho các nền văn hóa mà họ đang hoạt động trong đó, hỗ trợ sự cân bằng năng lượng tổng thể của một không gian.

Năng lượng và không gian làm việc của bạn: kết hợp tất cả lại với nhau

Khi bạn cảm thấy mất cân bằng năng lượng, có những đòn bẩy hoặc điều kiện cụ thể mà bạn có thể làm việc để thiết kế lại và cân bằng năng lượng đó. Như chúng ta đã thấy, nó có thể không chỉ là một sự thay đổi về không gian; nó có thể là sự kết hợp của các điều kiện xã hội — chẳng hạn như ngôn ngữ được sử dụng khi truyền đạt ý định thiết kế, sự khác biệt về văn hóa hoặc tính minh bạch — mà bạn có thể kiểm tra. Khi tiếp cận không gian làm việc của riêng bạn, hãy tự hỏi bản thân mình:

  1. Bạn đã tạo ra sự linh hoạt giữa không gian làm việc và con người của bạn chưa?

Môi trường làm việc của chúng ta sẽ phát triển cùng với chúng ta. Những đối tượng cư ngụ linh hoạt nhất của một tòa nhà là con người; tòa nhà nên được thay đổi để phù hợp với nhu cầu của mọi người.

Hãy tự hỏi bản thân: Nhân viên của bạn có thể sắp xếp không gian (di chuyển ghế, bàn, v.v.) cho phù hợp với nhu cầu của họ không?

  1. Không gian làm việc của bạn có cung cấp các tùy chọn không?

Các không gian cần cung cấp nhiều tùy chọn phù hợp với nhu cầu của nhân viên. Một nơi làm việc nên dự kiến ​​cung cấp các lựa chọn, phù hợp và hài hòa với mọi tình huống.

Hãy tự hỏi bản thân: Bạn có tối đa hóa các tương tác và thiết kế để cho phép mọi người rút lui khỏi nguồn năng lượng cao (để phục hồi và làm mới) so với tham gia tích cực vào nguồn năng lượng cao (để cộng tác và thảo luận) không?

Các không gian cần cung cấp nhiều tùy chọn phù hợp với nhu cầu của nhân viên
Các không gian cần cung cấp nhiều tùy chọn phù hợp với nhu cầu của nhân viên

Khi bạn xem năng lượng là đầu ra của các điều kiện cụ thể, bạn sẽ thấy rằng các yếu tố đầu vào cũng nằm trong tầm kiểm soát của bạn. Đã đến lúc biến cảm giác mà bạn không thể mô tả được thành một kế hoạch hữu hình, có thể hành động — một kế hoạch sẽ mang lại những thay đổi tích cực cho mọi người trong không gian làm việc của bạn.

Làm sao để cải thiện năng lượng tại nơi làm việc của bạn? Hãy cho chúng tôi biết ý kiến và phần bình luận của bạn thông qua email  phung.metta@metta.com.vn để chúng tôi có thể hỗ trợ và giúp đỡ doanh nghiệp của bạn nhé.

Nguồn: https://www.wework.com/ideas/research-insights/expert-insights/workplace-energy

Metta Marketing
Chuyên gia tư vấn chiến lược thương hiệu hàng đầu

ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN, CẬP NHẬT NHỮNG THÔNG TIN HAY, MỚI NHẤT VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ MARKETING







Thẻ tag:

Top 10 xu hướng về nơi làm việc năm 2022

Khi chúng ta bước vào năm 2022, những thay đổi về cách chúng ta làm việc, nơi chúng ta làm việc, người mà chúng ta làm việc cùng, lý do chúng ta làm việc và các công nghệ chúng ta sử dụng thì liên tục thay đổi. Nhiều thay đổi trong số này đã bắt [...]

10 cách đơn giản để tìm thấy hạnh phúc

Hạnh phúc và cảm xúc viên mãn nằm trong tầm tay bạn. Chúng ta đều mong muốn được cảm thấy hạnh phúc và mỗi người đều có một cách riêng để có thể đạt được điều đó. Dưới đây là 10 cách để bạn có thể tăng niềm vui trong cuộc sống: 1. Ở cạnh [...]

Làm sao để tái gắn kết nhân viên không hài lòng về công ty

Nhân viên xuất sắc nhất của bạn gõ cửa phòng làm việc của bạn và nộp đơn xin từ chức. Điều đầu tiên bạn sẽ làm là gì? Một cách giải quyết phổ biến là cho họ mức lương cao hơn, đặc quyền tốt hơn để giữ chân họ. Nhưng 6 tháng sau, bạn có [...]

Bài toán thu hút nhân tài: Xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng như thế nào?

Khi mới bắt đầu công việc marketing của mình, bộ phận nhân sự (HR) đã đến gặp tôi để nhờ giúp đỡ quảng bá trang Tuyển dụng của công ty. Khi ấy, tôi đã từ chối và trả lời đại khái rằng: “Công việc của tôi là thúc đẩy và mang lại khách hàng tiềm [...]

Làm sáng tỏ sự hạnh phúc tại nơi làm việc

Nhiệm vụ tối ưu hóa mức độ hạnh phúc của nhân viên đã khiến một số tổ chức phải bổ nhiệm các giám đốc hạnh phúc. Ví dụ, nhiều năm trước, Google đã bổ nhiệm Chade-Meng Tan, một kỹ sư, làm “Người bạn tốt bụng vui vẻ” của họ, và kể từ đó, ông đã [...]

Làm thế nào mà những nhân viên hạnh phúc có thể làm tăng lợi nhuận của bạn

Mọi người đều nhận thức được sự thật rằng căng thẳng là nguyên nhân giết chết sự sáng tạo. Nếu một người hạnh phúc, người đó có khả năng tiết ra năng lượng và mức độ sáng tạo cao hơn. Thật không may, hạnh phúc của nhân viên chưa bao giờ là một ưu tiên [...]