Khám phá LinkedIn Group – Công cụ tiếp thị đầy tiềm năng

Chúng ta ai cũng có cho mình một tài khoản LinkedIn – mạng xã hội được thiết kế riêng cho cộng đồng doanh nghiệp. Điểm đặc biệt của mạng xã hội này là sự kết nối giữa những người dùng chuyên nghiệp. Người dùng trên LinkedIn có nhiều cơ hội tìm kiếm, kết nối, và xây dựng mối quan hệ với những khách hàng tiềm năng trên mạng. 

LinkedIn Group là một công cụ tuyệt vời để kết nối các liên hệ cùng ngành và tận dụng tối đa mạng lưới rộng lớn này. Bài viết sẽ giúp bạn khám phá các khái niệm, cách tham gia và những phương pháp để sử dụng công cụ một cách hiệu quả.

LinkedIn Group là gì?

LinkedIn Group là không gian được thiết kế dành riêng cho các chuyên gia chia sẻ kiến thức chuyên môn, tìm kiếm lời khuyên và xây dựng các mối quan hệ mới. Đây không phải là một công cụ mới xuất hiện. Tuy nhiên khi người dùng trên các phương tiện truyền thông xã hội có xu hướng lựa chọn các cộng đồng có chủ đích, tầm quan trọng của LinkedIn Group được nâng tầm và phát triển.

Mỗi nhóm là một cơ hội nhằm mục tiêu xây dựng thương hiệu cá nhân mạnh mẽ và xây dựng một cộng đồng chuyên nghiệp trên LinkedIn. Chỉ các thành viên của nhóm mới có thể xem, đăng hoặc nhận xét về các cuộc trò chuyện trong nhóm đó. Các nhóm có thể thiết lập tiêu chí thành viên của riêng mình và thành lập các quản trị viên để quản lý.

khám phá linkedin group

Các liên kết nhóm (groups) mà bạn tham gia sẽ được hiển thị mặc định ở mục “Interests” trong hồ sơ LinkedIn. Bạn cũng có thể điều chỉnh chế độ hiển thị cho các nhóm này để tùy chỉnh hồ sơ của mình theo hướng chuyên nghiệp và thể hiện thương hiệu cá nhân mạnh mẽ.

Nhóm không công khai không xuất hiện trong kết quả tìm kiếm và chỉ các thành viên trong nhóm mới thấy thông tin của nhóm trên Hồ sơ của bạn. Để truy cập các cộng đồng riêng tư này, bạn được yêu cầu phải có một liên kết trực tiếp hoặc một lời mời quản trị viên.

Hoạt động hiệu quả trên LinkedIn Groups

Để tận dụng tối đa các cộng đồng của LinkedIn Groups, hãy trở thành một thành viên tốt của cộng đồng. Hãy xem xét việc đó như một “Quy tắc vàng” khi hoạt động trong hệ sinh thái này. Bạn hãy truyền tải thông tin một cách khéo léo, tránh quảng cáo trắng trợn hoặc spam.

Các phương pháp để trở thành một thành viên có giá trị bao gồm:

  1. Đầu tiên, hãy đóng góp và mang lại giá trị cho nhóm: Điều này tạo dựng niềm tin và mang lại giá trị lâu dài hơn cho bạn. Tham gia với các bài đăng lạc đề hoặc liên kết đến nội dung của riêng bạn khiến bạn có thể bị ngó lơ hoặc bị cấm trên nhóm.
  2. Lắng nghe và tương tác: Hãy nhớ rằng bạn đang tham gia một cuộc trò chuyện trực tuyến. Hãy dành một chút thời gian để lắng nghe và quan sát. Chú ý đến các chủ đề, giọng điệu và những người mà nhóm công nhận là chuyên gia hoặc những người chuyên nghiệp. Hãy tương tác và bình luận một vài bài đăng trước khi bạn đưa ra một số quan điểm trái ngược hoặc phản đối.
  3. Khuyến khích các thảo luận và đặt câu hỏi. Sau đó, lắng nghe và phản hồi, tìm cách tiếp tục cuộc trò chuyện.
  4. Đây là một nền tảng để làm việc, hãy thể hiện sự chuyên nghiệp hết mức có thể: Hãy suy xét nội dung trước khi đăng tải chúng lên nhóm. Nếu bạn không nói điều đó với đồng nghiệp hoặc sếp của mình, đừng nói điều đó ở đây.
  5. Xem xét kỹ các đường link liên kết trước khi bạn đăng lên nhóm: Bất kỳ URL nào đến các trang web thương mại cố gắng bán sản phẩm hoặc dịch vụ sẽ bị báo cáo và bị xóa, tương tự với những URL chuyển hướng đến nội dung không phù hợp hoặc spam.
  6. Sử dụng các công cụ: Để tiết kiệm thời gian làm quen với LinkedIn Groups, bạn hãy cân nhắc ứng dụng Leadjet. Leadjet là một tiện ích mở rộng của trình duyệt giúp nhân viên bán hàng làm việc nhanh hơn và hiệu quả hơn. Bạn cũng có thể sử dụng công cụ của Hubspot tích hợp với LinkedIn’s Sales Navigato để theo dõi các khách hàng tiềm năng trên LinkedIn.

Cách tìm nhóm trên LinkedIn

1. Tìm kiếm nhóm trực tiếp trên thanh tìm kiếm (Search bar), tương tự như cách bạn tìm các kết nối, công ty hoặc bất kỳ thứ gì khác trên LinkedIn.

khám phá linkedin group

2. Trên trang kết quả tìm kiếm, nhấp vào tùy chọn bộ lọc “Nhóm” (Group)

khám phá linkedin group

3. Xem xét các nhóm và click vào những nhóm bạn muốn tham gia.

khám phá linkedin group

Nếu bạn không chắc mình muốn tham gia nhóm nào và muốn duyệt qua tất cả các nhóm có sẵn trên LinkedIn, hãy click vào Danh mục “LinkedIn Groups Directory”.

Về cơ bản, đây là lối tắt dẫn đến trang kết quả tìm kiếm của Nhóm và cho phép bạn duyệt qua hơn 2 triệu Nhóm đang hoạt động. Nhược điểm của tùy chọn này là bạn không thể lọc kết quả của mình theo ngành, khu vực, sở thích hoặc kết nối.

Cách tham gia các nhóm trên LinkedIn

Bạn có thể tham gia một Nhóm trên LinkedIn bằng cách nhấp vào “Yêu cầu tham gia” (Request to Join) trên trang chủ hoặc trang hồ sơ của Nhóm.

khám phá linkedin group

Yêu cầu của bạn được gửi trực tiếp đến Quản trị viên (Group Admins) của Nhóm, họ sẽ đánh giá sự phù hợp của bạn với Nhóm. Nếu một kết nối mời bạn tham gia một nhóm, chỉ cần nhấp vào ‘Chấp nhận’ (Accept) trên lời mời từ hộp thư đến hoặc màn hình thông báo của bạn.

Nhóm của tôi hiển thị ở đâu trên LinkedIn?

Bạn có thể tìm thấy Nhóm của mình bằng cách nhấp vào lưới “Công việc” (Work) trên thanh Điều hướng (Navigation bar) của bạn hoặc truy cập linkedin.com/groups.

khám phá linkedin group

Việc tham gia Linked Groups tác động đến hồ sơ LinkedIn của bạn. Như đã đề cập, những người nhìn vào Nhóm có thể biết kết nối nào của họ đã là thành viên của nhóm.

kham pha linkedin group 10

Ngoài ra, mục “Sở thích” (Interest) ở dưới cùng hồ sơ của bạn cũng thể hiện thông tin các nhóm công khai mà bạn tham gia.

khám phá linkedin group

Bạn cũng có thể rời khỏi các nhóm mà mình không còn quan tâm, nhóm đã lỗi thời hoặc không hoạt động… Hoặc nếu bạn muốn tiếp tục nhận tin nhắn từ một số nhóm nhưng không muốn chúng xuất hiện trên hồ sơ của bạn, có một tính năng cho điều đó.

Trên trang liệt kê tất cả các liên kết nhóm của bạn, hãy nhấp vào dấu ba chấm ở bên phải của nhóm và chọn “Cập nhật cài đặt của bạn” (Update your settings).

khám phá linkedin group

Trên trang này, hãy chuyển chế độ “Hiển thị nhóm trên hồ sơ” (Display group on profile) thành “No”, thao tác này duy trì tư cách thành viên của bạn nhưng ẩn nhóm khỏi phần ‘Sở thích’ trong hồ sơ của bạn.

khám phá linkedin group

Chế độ này đảm bảo rằng chỉ những thành viên của nhóm hoặc những người trực tiếp tìm kiếm nhóm đó mới có thể nhìn thấy liên kết của bạn.

Mặt khác, các nhóm không công khai không thể tìm kiếm công khai và sẽ không xuất hiện trên hồ sơ của bạn, ngoại trừ các thành viên khác trong nhóm. Thành viên chỉ có thể xem hoặc truy cập Nhóm sau khi nhận được lời mời từ thành viên hiện tại hoặc Quản trị viên.

Cách tìm nhóm tốt nhất để tham gia trên LinkedIn

Hãy bắt đầu tìm kiếm các nhóm phù hợp với ngành và sở thích của bạn bằng cách tìm kiếm các tiêu đề, từ khóa hoặc cụm từ có liên quan. Bạn cũng có thể nghĩ xa hơn về các nhóm chuyên nghiệp khác để tận dụng công cụ tiếp thị thương hiệu miễn phí này. Đừng giới hạn bản thân chỉ tham gia các nhóm liên quan trực tiếp đến ngành của bạn. Nếu bạn đang cố gắng thâm nhập vào một lĩnh vực mới hoặc xây dựng mối quan hệ trong một khu vực mới, các nhóm của những cựu học sinh/sinh viên cũng có thể rất hữu ích với bạn.

Tìm kiếm các nhóm nơi các khách hàng mục tiêu của bạn hoạt động. Sau đó, hãy trở thành một thành viên tích cực và gắn bó của nhóm để tối đa hóa tiềm năng bán hàng trên mạng xã hội và tạo các mối quan hệ sâu sắc. Bạn có thể bắt đầu với một hoặc hai nhóm trong ngành của bạn và các nhóm khác: trường học hoặc sở thích cá nhân.

Hãy coi những nhóm này là phiên bản trực tuyến của các câu lạc bộ mà bạn thực sự tham gia thực tế. Hãy quan sát các cuộc trò chuyện, tìm cách đóng góp và đánh giá xem bạn có thể hòa nhập vào cộng đồng của nhóm như thế nào.

Việc trở thành một người tích cực tham gia vào một nhóm có thể giúp bạn và mạng lưới kinh doanh của bạn tạo quan hệ với các chuyên gia và doanh nghiệp khác trong lĩnh vực. LinkedIn Group là nơi hoàn hảo để phát triển cộng đồng trực tuyến và mang lại các giá trị đích thực.

Nguồn: https://blog.hubspot.com/blog/tabid/6307/bid/4710/5-tips-for-creating-promoting-and-managing-a-linkedin-group

Metta Marketing
Chuyên gia tư vấn chiến lược thương hiệu hàng đầu

ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN, CẬP NHẬT NHỮNG THÔNG TIN HAY, MỚI NHẤT VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ MARKETING







Khám phá mô hình 5Cs trong thiết kế logo

Vì hiểu được sức mạnh của logo đối với thương hiệu nên bất cứ doanh nghiệp nào cũng mong muốn xây dựng cho mình một logo ấn tượng và chuyên nghiệp trong mắt công chúng. Tuy nhiên, thiết kế logo hoàn hảo lại vốn không phải điều dễ dàng và chủ doanh nghiệp thường không hiểu [...]

Hiểu đúng về bản sắc thương hiệu để xây dựng thương hiệu nhanh và mạnh

“Bản sắc thương hiệu” (hay còn gọi là nền tảng thương hiệu – Brand platform) là khái niệm không mấy xa lạ. Tuy nhiên, để hiểu đúng về khái niệm này và biết cách tận dụng chúng để nâng cao khả năng nhận diện thương hiệu, từ đó sở hữu tệp khách hàng trung thành [...]

Cạnh tranh thông minh: Tại sao cần một câu chuyện thương hiệu đáng nhớ?

Câu chuyện thương hiệu hay brand story là thuật ngữ đã không còn quá xa lạ đối với các nhà tiếp thị xây dựng thương hiệu. Internet và thương mại điện tử mang lại sự tiện lợi cho chúng ta nhưng cũng làm các công ty mất đi sự tương tác trực tiếp với khách [...]

Information Design (thiết kế thông tin) là gì? Nó có thể giúp bạn ra sao với tư cách là một nhà tiếp thị?

Hãy nghĩ về lần bạn đọc một tài liệu hướng dẫn nhưng lại có quá nhiều thông tin lẫn lộn. Nếu có thể theo dõi thật kỹ, bạn có thể hiểu chúng. Nếu không, bạn dễ bị lạc trong sự hỗn loạn thông tin. Information Design (thiết kế thông tin) sẽ giúp chúng ta tránh [...]

Kết hợp Inbound Marketing và Marketing Automation? Tại sao & làm thế nào?

Inbound Marketing và Marketing Automation là hai khái niệm không còn xa lạ với các chuyên gia marketing. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp có thể vẫn sẽ còn bỡ ngỡ và chưa biết cụ thể hai khái niệm này có gì khác nhau. Cùng Metta tìm hiểu ngay ở nội dung bên dưới nhé!  [...]

5 bước để tạo một kế hoạch tiếp thị hiệu quả cho doanh nghiệp

Bạn có xem xét kỹ chiến lược tiếp thị cho doanh nghiệp của mình hàng năm không? Chắc chắn là có! Bất kỳ công ty nào cũng xây dựng chiến lược tiếp thị hàng năm để sau đó thiết lập kế hoạch tiếp thị của mình đúng hướng. Có thể xem nó như một hoạt [...]