16 lỗi trang web phổ biến mà doanh nghiệp cần tránh
86% khách hàng sử dụng internet để tìm kiếm thông tin về doanh nghiệp. Vì thế, việc sở hữu một trang web là điều không phải bàn cãi đối với doanh nghiệp, cho dù hình thức kinh doanh của bạn là gì. Tuy nhiên, để trang web mang lại trải nghiệm tốt cho khách hàng, doanh nghiệp cần tránh những lỗi trang web phổ biến như sau.
1. Tiêu đề trang quá dài
Tiêu đề trang là phần hiển thị trong kết quả tìm kiếm của Google như hình bên dưới, cho khách truy cập biết được nội dung của trang sẽ là gì.
Các công cụ tìm kiếm và trình duyệt có thể cắt tiêu đề trang của bạn nếu nó quá dài. Nhìn từ góc độ tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), một tiêu đề trang súc tích sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người đọc. Nếu tiêu đề trang quá dài, chúng có thể làm loãng tầm quan trọng của thuật ngữ trong tiêu đề. Thậm chí chúng còn có thể là nguyên nhân cản trở doanh nghiệp có được vị trí xếp hạng tốt trên trang hiển thị kết quả tìm kiếm.
Vì thế, cách khắc phục cho lỗi trang web này là hãy giữ tiêu đề trang dưới 70 ký tự. Dung lượng này là vừa đủ để khách hàng có thể xem hết toàn bộ tiêu đề và quyết định có nhấp vào bài đăng của doanh nghiệp hay không. Bên cạnh đó, hãy thử tạo ra nhiều tiêu đề khác nhau để lựa chọn ra được một tiêu đề thu hút, ấn tượng nhất. Sử dụng một số công cụ phân tích tiêu đề trang cũng là một cách hay để doanh nghiệp khắc phục lỗi trang web này.
2. Mô tả Meta dài
Mô tả meta rất cần thiết để thu hút khách truy cập từ công cụ tìm kiếm. Mô tả meta là văn bản ngay bên dưới tiêu đề trang trong kết quả tìm kiếm. Giống như tiêu đề trang, mô tả meta sẽ bị cắt và thay thế bằng “…” nếu chúng quá dài. Đây cũng là một lỗi trang web phổ biến mà doanh nghiệp cần lưu ý.
Để khắc phục lỗi trang web này, bạn chỉ cần sử dụng bộ đếm từ/ký tự để kiểm tra số ký tự trong thẻ meta, sau đó tinh chỉnh nội dung và biên tập cho phù hợp.
3. Nhồi nhét từ khóa
Nhiều người thường gây ra lỗi trang web khi cố gắng nhồi nhét các từ khóa (thậm chí là các từ khóa không liên quan) vào trong tiêu đề trang. Việc sử dụng quá nhiều từ khóa trong nội dung sẽ tạo ra trải nghiệm khó khăn để người dùng tiếp cận nội dung.
Đồng thời đối với các công cụ tìm kiếm cũng sẽ không đánh giá cao việc nhồi nhét từ khóa này và gây hại cho thứ hạng trang web của bạn. Mặt khác, những trang web nhồi nhét từ khóa có nhận được lượng truy cập cao đi chăng nữa thì khả năng chuyển đổi cũng rất thấp.
Để khắc phục lỗi trang web này, doanh nghiệp cần bắt đầu tạo danh sách chứa tất cả thuật ngữ có liên quan được sử dụng để mô tả doanh nghiệp của bạn. Sau đó, bạn có thể chia nhỏ các thuật ngữ này thành nhóm nội dung hoặc chủ đề.
Tiếp đến, hãy “lấp đầy” các nhóm chủ đề lớn này bằng nhiều cụm từ khóa mà khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp có thể sử dụng khi tìm kiếm loại nội dung đó. Khi đã nhận được một số lượt truy cập website nhất định, doanh nghiệp có thể xem xét sử dụng công cụ Google Analytics để tìm các từ khóa mà mọi người sử dụng để truy cập trang web của mình, từ đó phát triển hơn nữa hệ thống các từ khóa liên quan.
Ngoài Google Analytics, doanh nghiệp cũng có thể dùng các công cụ nghiên cứu từ khóa và SEO như Ahrefs, SEMrush,… để có thêm ý tưởng từ khóa.
4. Từ khóa gây nên “nội chiến”
Đó là khi hai hoặc nhiều trang trên trang web của bạn đang nhắm vào cùng một từ khóa. Đây là một lỗi trang web mà nhiều doanh nghiệp thường mắc phải dẫn đến nhiều trang trong cùng một web cạnh tranh với nhau trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm. Điều này khiến cho tỷ lệ nhấp chuột thấp và làm giảm giá trị của mỗi trang.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể khắc phục được lỗi trang web này bằng cách thử mô hình nhóm nội dung/cột chủ đề để tổ chức lại website của mình. Mô hình này giúp doanh nghiệp nhóm được các nội dung cùng lĩnh vực, chủ đề cụ thể thay vì các từ khóa dài bị dàn trải. Sử dụng cách này, các bài đăng trên website sẽ được liên kết trở lại trang chuyên mục chính, giúp tổng thể nội dung trên website được phân bố có lớp lang, hệ thống rõ ràng.
5. Không có văn bản thay thế hình ảnh (Alt Text)
Công cụ tìm kiếm vốn không thể “đọc” hình ảnh. Thay vào đó, chúng chủ yếu quét văn bản. Thẻ Alt (văn bản thay thế hình ảnh) là công cụ giúp chúng ta liên kết hình ảnh với văn bản. Đây cũng được xem là yếu tố thu hút nhiều người dùng truy cập vào website kể cả những người dùng có khả năng trực quan còn hạn chế. Bởi chúng sẽ được hiển thị thay cho hình ảnh, khi hình ảnh trên trang web bị lỗi hiển thị. Thiếu đi Alt Text, doanh nghiệp sẽ mất rất nhiều lượng truy cập vào trang web của mình.
Cải thiện lỗi trang web này rất đơn giản, bạn chỉ cần thêm văn bản thay thế vào hình ảnh có trên website của mình. Chẳng hạn như: alt = “người tiêu dùng mua sắm online” là văn bản thay thế cho hình ảnh dưới đây:
6. Văn bản quá ít (hoặc quá nhiều)
Công cụ tìm kiếm có khả năng đọc văn bản cực kỳ tốt. Vì vậy, điều quan trọng là phải có văn bản trên trang web của bạn. Biết được điều này, một số người nhồi nhét càng nhiều văn bản vào một trang càng tốt. Kết quả là các công cụ tìm kiếm sau đó phải “vật lộn” để trích xuất văn bản có liên quan cho người tiêu dùng.
Thực tế, doanh nghiệp chỉ cần đảm bảo rằng trang của mình có thể đọc được và chứa các từ khóa mà mình đang nhắm làm mục tiêu để không mắc lỗi trang web này. Tất nhiên điều này không bao gồm việc thêm những nội dung không quan trọng chỉ để đạt được số từ mà mình mong muốn.
7. Không sử dụng Analytics
Ngay cả khi doanh nghiệp đã tạo được những nội dung hấp dẫn trên trang web của mình, được tối ưu hóa và chuyển đổi lưu lượng truy cập thành khách hàng tiềm năng, thì công việc của doanh nghiệp vẫn chưa hoàn thành. Bởi công việc theo dõi và phân tích trang web vẫn còn ở đó.
Phân tích trang web rất cần thiết, công việc này giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về khách truy cập và cách họ tương tác với trang web của doanh nghiệp và tránh những lỗi trang web không đáng có.
Nếu không có theo dõi thích hợp, bạn sẽ không thể biết những trang nào trên trang web của mình có lưu lượng truy cập nhiều nhất hay ít nhất, những thiết bị nào mà khách truy cập đang sử dụng để truy cập trang web,… Không nắm được những chỉ số báo cáo này, doanh nghiệp khó có thể đưa ra những quyết định thật sự đúng đắn cho trang web tiếp tục phát triển.
Hãy tập trung vào các chỉ số phù hợp với mục tiêu kinh doanh của mình. Đối với người mới bắt đầu, bạn nên theo dõi và phân tích các số liệu của trang web như số lần xem trang duy nhất, tỷ lệ thoát, số lượng khách truy cập trở lại và nguồn lưu lượng truy cập.
8. Tốc độ tải chậm
Nếu quá trình tải trang có thể mất hơn một vài giây, doanh nghiệp có thể mất đi những khách hàng có giá trị bởi lỗi trang web không đáng có này. Các nhà nghiên cứu của Google cho thấy, chỉ một giây chậm trễ trong quá trình tải trang, tỷ lệ chuyển đổi có thể bị ảnh hưởng lên đến 20%. Bởi không ai thích chờ đợi trong khi họ có thể có lựa chọn tốt hơn.
Trang web tải chậm có nhiều nguyên do: kho lưu trữ ít, web chứa nhiều hình ảnh dung lượng lớn, chứa nhiều link chuyển hướng (redirect), cài đặt quá nhiều plugin không cần thiết,…
Để cải thiện lỗi trang web tải chậm, bạn có thể thực hiện các cách sau đây:
- Chọn một nền tảng lưu trữ web được thiết kế để tải nhanh
- Nén hình ảnh trên trang web
- Nhúng video thay vì tải chúng trực tiếp lên trang web
- Giảm chuyển hướng
- Bật duyệt qua bộ nhớ cache
- Tận dụng mạng phân phối nội dung (CDN)
- Gỡ cài đặt mọi plugin không cần thiết
9. Trang web không phản hồi
Hiện nay, thiết bị di động chiếm hơn 54,8% lưu lượng truy cập trang web toàn cầu. Vì thế, doanh nghiệp cần làm cho trang web của mình phản hồi nhanh trên màn hình di động. Thế nhưng nhiều doanh nghiệp lại chỉ ưu tiên tối ưu hóa trang web của mình cho máy tính để bàn, làm mất đi một lượng lớn người xem và ảnh hưởng đến việc truy cập trang web.
Để tối ưu hóa trang web cho thiết bị di động, doanh nghiệp cần tránh bao gồm những nội dung chỉ có thể truy cập trên máy tính để bàn, tránh những phần tiêu đề lớn để người dùng di động truy cập nội dung nhanh chóng.
Ngoài ra, chúng ta cũng cần phải đảm bảo các yếu tố hình thức như phông chữ, tỷ lệ thành phần trong trang web khi hiển thị trên thiết bị nhỏ,… Bạn có thể tham khảo một số tính năng của Google Search Console giúp chúng ta kiểm tra mức độ thân thiện với thiết bị di động của trang web.
10. Liên kết nội bộ (internal linking) kém
Liên kết là điều cần thiết để cải thiện thẩm quyền của trang web trên các công cụ tìm kiếm. Tuy nhiên, nhiều chủ sở hữu trang web mắc sai lầm khi sử dụng quá nhiều hoặc quá ít liên kết nội bộ.
Quá nhiều liên kết trong một trang có thể khiến cho người đọc bị mất tập trung, nhưng quá ít liên kết nội bộ lại khiến cho trang web và các nội dung không có nhiều độ tin cậy. Một lỗi trang web có thể kể đến nữa là web không sử dụng văn bản neo khi chèn liên kết vào. Thực tế, có rất ít người làm theo các lời kêu gọi có chèn liên kết như “Nhấp vào đây”, “Tìm hiểu tại đây”.
11. Lỗi trang web bảo mật kém
Thật khó có thể ngủ ngon khi hay tin ngôi nhà của mình chưa khóa cửa cẩn thận. Người mua sắm trực tuyến và khách truy cập trang web cũng thế, cũng đều cảm thấy lo lắng và khó chịu khi được điều hướng đến một trang web có vẻ không an toàn.
Hiện nay, các trình duyệt web như Chrome và Firefox đều hiển thị cảnh báo cho người dùng khi họ truy cập một trang web không an toàn. Là chủ sở hữu trang web, chúng ta cần tránh lỗi trang web này và nên bảo vệ khách hàng của mình bằng cách cài đặt chứng chỉ SSL (Secure Sockets Layer) – một giao thức bảo mật tạo liên kết được mã hóa giữa máy chủ của web và trình duyệt của khách hàng trên trang web.
12. Biểu mẫu trang web dài
Biểu mẫu (form đăng ký) rất quan trọng để chuyển đổi người truy cập trang web thành khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, khách hàng tiềm năng chỉ có thể được chuyển đổi khi các biểu mẫu được trình bày dễ nhìn, ngắn gọn. Tuy nhiên, hầu hết các biểu mẫu trang web ngày nay yêu cầu rất nhiều thông khiến cho khách truy cập cảm thấy bối rối, khó chịu.
Khắc phục lỗi trang web này, doanh nghiệp chỉ cần giới hạn nội dung biểu mẫu với những thông tin cần thiết nhất, giảm số lượng trường bắt buộc và thêm văn bản trợ giúp mặc định.
13. Không có lời kêu gọi hành động (Call To Action – CTA)
Một lỗi trang web phổ biến khác mà nhiều người thường mắc phải chính là không bao gồm CTA trên trang web của họ. Bạn có thể đã dành rất nhiều thời gian và nỗ lực để hướng mọi người đến trang web. Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi họ đến trang web của bạn? Mua hàng? Đăng ký nhận bản tin? Chia sẻ những gì họ đã đọc? Bất cứ điều gì bạn muốn khách hàng hành động, hãy kêu gọi họ.
Nếu bạn đang bán một sản phẩm, hãy làm nổi bật các nút mua hàng và hướng dẫn khách truy cập các bước tiếp theo. Nếu chúng ta muốn đăng ký nhận bản tin hoặc hành động tương tự, hãy tạo một biểu mẫu đăng ký nổi bật thu hút trước khi khách hàng rời khỏi trang web của bạn. Bên cạnh đó, chúng ta cũng nên đặt CTA trong màn hình hiển thị đầu tiên của trang web.
14. Lỗi trang web không có ô tìm kiếm
Ô tìm kiếm là một tính năng đơn giản mà nhiều trang web thiếu hiện nay. Nếu không có hộp tìm kiếm, khách truy cập sẽ khó tìm thấy các trang cụ thể mà họ đang tìm kiếm trên trang web của bạn. Từ đó gây ra trải nghiệm người dùng kém và làm giảm đi thời gian lưu lại của người dùng trên trang web của bạn.
Vì thế, nếu website của bạn có nhiều trang, bạn nên tạo ô tìm kiếm. Khi trang web phát triển hơn, khách hàng sẽ chỉ cần sử dụng ô tìm kiếm này để nhận về kết quả mà mình mong muốn chỉ trong vài giây. Thông thường, ô tìm kiếm được đặt ngay trang chủ của website.
15. Thông tin liên hệ khó tìm
Đây là một lỗi trang web đặc biệt gây tốn kém cho các trang web thương mại điện tử. Bởi một khi khách hàng tiềm năng cảm thấy khó liên lạc với bạn, họ có thể mất lòng tin vào sản phẩm và dịch vụ. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu.
Thế nên hãy giúp khách hàng truy cập dễ dàng hơn với doanh nghiệp từ những thông tin liên hệ cụ thể như email, số điện thoại, địa chỉ,… Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nên liên kết thông tin các trang mạng xã hội của mình vào website để tăng độ tin cậy và giúp khách hàng có thêm nhiều nguồn tham khảo hơn.
16. Không chú trọng về hình ảnh
Thật khó phân biệt trang web của bạn với nhiều trang web khác sử dụng cùng hình ảnh miễn phí. Những ảnh này cũng không mang lại cảm giác nguyên bản và có thể tạo ra trải nghiệm kém cho khách truy cập. Bất cứ khi nào có thể, hãy chụp và sử dụng những bức ảnh gốc để giới thiệu sản phẩm hoặc văn hóa doanh nghiệp của bạn. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể sử dụng giải pháp thiết kế logo hoặc những poster khác như Canva để tạo ra những sản phẩm để lại ấn tượng cho người xem.
Trong quá trình xây dựng thương hiệu, doanh nghiệp có thể vướng một trong những lỗi trang web đã nêu trên. Vì thế, hãy thử nghiệm những giải pháp khắc phục lỗi trang web trên để tối ưu hóa trang web, giúp tăng lượt truy cập và tỷ lệ chuyển đổi.
Nguồn: Hubspot.com
Metta Marketing
Chuyên gia tư vấn chiến lược thương hiệu hàng đầu