6 xu hướng quan trọng trong năm 2022 để có chiến lược digital marketing thành công

Năm 2021 là một năm của những sự thay đổi làm rung chuyển toàn bộ ứng dụng và hệ sinh thái tiếp thị kỹ thuật số (digital marketing). Điều này làm ảnh hưởng rất nhiều đến việc xây dựng chiến lược digital marketing của các doanh nghiệp đã và đang cố gắng vượt qua ảnh hưởng của đại dịch.

Dưới đây là tổng hợp danh sách 6 xu hướng chính của khách hàng khi lên chiến lược digital trong năm 2022 mà doanh nghiệp cần quan tâm để có một năm 2022 thành công.

Xu hướng #1: Tầm quan trọng của đa kênh trong chiến lược digital

Trải nghiệm đa kênh được xem là xu hướng giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược digital marketing hiệu quả. Hơn bao giờ hết, khách hàng của chúng ta đang đặt giá trị vào trải nghiệm đa kênh một cách liền mạch và thỏa mãn.

Người tiêu dùng hiện đã quá quen với việc tương tác với các sản phẩm/dịch vụ trên nhiều kênh và thiết bị, từ ứng dụng trên thiết bị di động, trình duyệt web đến Smart TV, SMS,… Kỳ vọng khách hàng ngày một tăng cao đã thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn vào việc tạo ra trải nghiệm “xuyên kênh” nhất quán.

Một số công ty lớn như Amazone đã đặt ra tiêu chuẩn cao nhằm giúp các giao tiếp đa kênh được cá nhân hóa. Người tiêu dùng theo đó cũng đang mong đợi các doanh nghiệp nhỏ hơn sẽ sớm có thể đo lường theo tiêu chuẩn này.

Chẳng hạn như khách hàng có thể đặt đơn hàng mua thực phẩm qua trang web Amazon, nhận thông tin cập nhật về đơn đặt hàng qua thông báo đẩy hoặc tin nhắn trong ứng dụng, nhận biên lai giao dịch qua email.

Toàn bộ hành trình mua hàng được thiết lập một cách có hệ thống, liên tục và “mượt mà”. Theo đó, trải nghiệm người dùng trên nhiều kênh cũng phải được gắn kết liền mạch và mượt mà như thế.

Sự bùng nổ digital khiến người dùng cần có trải nghiệm đa kênh trong cùng một thương hiệu
Sự bùng nổ digital khiến người dùng cần có trải nghiệm đa kênh trong cùng một thương hiệu

Sự gia tăng của các ứng dụng giao đồ ăn trong thời kỳ đại dịch cũng khiến người dùng trông đợi hơn vào các tính năng khi mỗi đơn hàng được thiết lập, đó là tính cập nhật theo thời gian thực. Cho dù bạn đang giao một món ăn ngon hay một mặt hàng thực phẩm, người dùng vẫn muốn theo dõi tiến trình đơn hàng của họ từ đầu đến cuối, nhận được các thông báo cập nhật về đơn hàng trên các kênh.

Có thể thấy, để phát triển, các doanh nghiệp không thể bỏ qua trải nghiệm đa kênh của người tiêu dùng ra khỏi chiến lược digital marketing của mình. Bởi cơ hội để chinh phục và gia tăng lượng khách hàng trung thành ở xu hướng này là rất lớn.

Để hỗ trợ sự thay đổi này hướng tới trải nghiệm người dùng đa kênh, các doanh nghiệp cũng phải trở nên thống nhất hơn và ít bị bó buộc hơn trong cách hoạt động của mình. Việc tạo thuận lợi cho sự hợp tác giữa sản phẩm, chiến lược marketing và kỹ thuật sẽ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết để tạo ra trải nghiệm thống nhất đa kênh mà khách hàng khao khát. Nguyên tắc đó cũng sẽ mở rộng sang các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ. Các công ty sẽ cần một hệ thống công nghệ thống nhất hơn  để có thể cung cấp khả năng tích hợp và chia sẻ dữ liệu phong phú cho người dùng.

Xu hướng #2: “Cái chết” của quảng cáo cá nhân hóa

Trong thập kỷ qua, việc xác định người dùng duy nhất trên các ứng dụng và trang web dành cho thiết bị di động đã đặt nền tảng cho quảng cáo được cá nhân hóa. Ngày nay, các công ty quản lý các nền tảng di động đang ra sức chấm dứt những khả năng này.

Với những thay đổi mới nhất của hệ điều hành iOS, Apple đang gây khó khăn trong việc thu thập IDFA (giá trị nhận dạng cho nhà quảng cáo) và yêu cầu người dùng đồng ý với các hình thức theo dõi khác.

Song song đó, Google cũng đang loại bỏ cookie của bên thứ ba làm cơ chế theo dõi. Từ thực tế trên, doanh nghiệp có thể xem xét những dự báo sau để có thể xây dựng chiến lược digital marketing một cách hiệu quả:

  • Gia tăng mạnh các chi phí quảng cáo
  • Gia tăng các vụ mua lại công ty và hợp nhất các doanh nghiệp phụ thuộc vào quảng cáo
  • Tăng cường tập trung vào tỷ lệ giữ chân người tiêu dùng và giá trị lâu dài (Lifetime Value)

Xu hướng #3: Sự gia tăng của Subscription Models (tạm dịch Mô hình đăng ký danh tính)

Với quyền truy cập ít hơn vào dữ liệu của bên thứ ba, các mô hình tương tác có đăng ký sẽ tiếp tục phổ biến. Thay vì có được càng nhiều người dùng càng tốt thông qua quảng cáo, nhiều doanh nghiệp hiện tại buộc phải suy nghĩ làm sao để xây dựng chiến lược digital marketing để có thể giữ chân khách hàng hiện tại và tăng giá trị lâu dài của mình để đạt được mức tăng trưởng như mong đợi.

Do đó, các doanh nghiệp sẽ giảm chi tiêu cho quảng cáo và thay thế các nỗ lực phát triển sản phẩm của họ, đây là một tin tốt đối với người tiêu dùng. Bởi trước đây, nhiều công ty ứng dụng đã “rót” một phần lớn ngân sách của mình vào chi tiêu cho quảng cáo. Giờ đây, trải nghiệm sản phẩm được cá nhân hóa “lên ngôi”, thay thế cho lựa chọn cũ.

Những nền tảng lớn như YouTube đã sớm tập trung vào trải nghiệm người dùng bằng gói đăng ký YouTube Preminum
Những nền tảng lớn như YouTube đã sớm tập trung vào trải nghiệm người dùng bằng gói đăng ký YouTube Preminum

Giữ chân người dùng trong mô hình thuê bao có nghĩa là đầu tư nhiều vào trải nghiệm khách hàng và nâng cao các giá trị, tính năng của ứng dụng theo thời gian. Trong bối cảnh mới này, các doanh nghiệp cũng sẽ tương tác với số lượng người dùng ít hơn, do đó, việc xây dựng chiến lược digital marketing như thế nào để mang lại trải nghiệm ý nghĩa, được cá nhân hóa sẽ là điều tối quan trọng, giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu sau cùng.

Kết quả của những thay đổi trên sẽ là:

  • Dữ liệu của bên thứ nhất và bên thứ hai sẽ trở nên ngày càng quan trọng khi internet nhấn mạnh hơn vào quyền riêng tư.
  • Mô hình kiếm tiền từ các ứng dụng yêu cầu đăng ký danh tính sẽ trở thành tiêu chuẩn mới trong hệ sinh thái các ứng dụng dành cho thiết bị di động. Sự thay đổi này sẽ kéo theo một loạt tác động khác nhưng không đáng kể.
  • Các doanh nghiệp sẽ tăng cường hợp nhất.
  • Các gói sản phẩm và dịch vụ được gia tăng và cải thiện.
  • Ảnh hưởng của hiệu ứng truyền miệng và ảnh hưởng của virus ngày càng thúc đẩy sự phát triển của các ứng dụng.

Thực tế đây cũng không phải là xu hướng quá mới. Với việc phát triển của inbound marketing, đặt trọng tâm vào việc nuôi dưỡng khách hàng và liên tục cung cấp các giá trị để duy trì vòng đời khách hàng trong marketing 4.0, các doanh nghiệp dẫn đầu xu hướng chiến lược digital marketing hiện nay đang gặt hái các kết quả rõ ràng so với đối thủ vẫn đang thực hiện các hoạt động marketing truyền thống.

Xu hướng #4: Số hóa việc tương tác với khách hàng phát triển đầu tiên ở thiết bị di động và sự bùng nổ của danh mục chính trong các ứng dụng

Tăng tương tác với khách hàng kỹ thuật số

Năm vừa qua đã thúc đẩy việc áp dụng tương tác chuỗi cung ứng và khách hàng kỹ thuật số nhanh chóng. Một cuộc khảo sát toàn cầu về các giám đốc điều hành của các ngành và quy mô công ty cho thấy tỷ lệ các sản phẩm kỹ thuật số hoặc hỗ trợ kỹ thuật số trong danh mục đầu tư của các công ty đã tăng tốc kinh ngạc trong bảy năm trở lại đây. Và những người có kết quả tăng trưởng gấp ba lần so với trước cuộc khủng hoảng đã nói rằng ít nhất 80% tương tác với khách hàng của họ đến từ kỹ thuật số.

Điều đó có thể thấy, những bước nhảy vọt về số hóa này đã góp phần vào tầm quan trọng của các ứng dụng và trải nghiệm đa kênh đối với người dùng, thúc đẩy các doanh nghiệp tập trung hơn cho các chiến lược digital.

Tăng trưởng trên thiết bị di động đầu tiên và tăng trưởng danh mục ứng dụng

Vào năm 2021, người tiêu dùng ngày càng sử dụng nhiều ứng dụng để chia sẻ nội dung, làm việc với đồng nghiệp, giữ liên lạc với gia đình và bạn bè, trò chơi, hẹn hò và giao lưu. Không quá ngạc nhiên khi chi tiêu của người tiêu dùng toàn cầu cho các ứng dụng đã tăng lên 133 tỷ USD, tăng gần 20% so với cùng kỳ năm trước.

Các báo cáo gần đây khác cũng tiết lộ rằng lượt tải xuống ứng dụng mới đã tăng gần 8% và thời gian hàng ngày dành cho các ứng dụng đã tăng hơn 20% vào năm 2021. Kết quả cuối cùng là gì? Người tiêu dùng đã dành nhiều thời gian hơn 8% trên thiết bị di động của họ so với thời gian họ xem truyền hình trực tiếp vào năm 2021.

Kết quả trên cũng phần nào cho thấy rằng, các doanh nghiệp hiện nay đã biết đáp ứng nhu cầu của người dùng theo bối cảnh xã hội và xây dựng chiến lược digital marketing phù hợp trên mọi nền tảng để thu hút người dùng.

Các doanh nghiệp không thể bỏ qua các ứng dụng trên thiết bị di động cho chiến lược digital marketing của mình
Các doanh nghiệp không thể bỏ qua các ứng dụng trên thiết bị di động cho chiến lược digital marketing của mình

Các lĩnh vực trò chơi di động, tài chính, mua sắm trên thiết bị di động và giao thức ăn di động có mức tăng trưởng ấn tượng. Các danh mục mạnh khác bao gồm ứng dụng kinh doanh, ứng dụng khám phá ngoài trời và ứng dụng di động siêu nhỏ, ứng dụng tập thể dục tại nhà và sách điện tử. Sự tăng trưởng được kỳ vọng sẽ tiếp tục khởi sắc vào năm 2022.

Xu hướng #5: Mọi thứ phải được cập nhật theo thời gian thực

Năm nay, chúng ta đã chứng kiến sự gia tăng chóng mặt về tốc độ xử lý máy tính, độ tin cậy của phần mềm và công nghệ mạng. Trải nghiệm khách hàng trong thời gian thực không chỉ được đánh giá cao mà còn được mong đợi sẽ trở thành yếu tố “hiển nhiên” trong các ứng dụng.

Ngoài ra, người dùng tương tác với hầu hết các ứng dụng do nhận được thông báo. Họ mong đợi nhận được thông tin liên lạc và cập nhật chủ động từ ứng dụng hơn là tìm kiếm thông tin hoặc tương tác với thương hiệu.

Nhận thông tin cập nhật, nội dung và giao dịch theo thời gian thực hiện đã trở thành một thói quen của người dùng – điều mà mọi thương hiệu sẽ cần đáp ứng để cạnh tranh, chiếm lấy sự chú ý và lòng trung thành của người dùng so với các đối thủ khác. Và các chiến lược digital marketing trở thành xu hướng mà các doanh nghiệp cần nắm bắt kịp thời.

Xu hướng #6: Người dùng tăng khả năng hiểu biết về công nghệ

Trong suốt hai năm qua, các cá nhân ở mọi lứa tuổi đã tăng cường hiểu biết về công nghệ. Không chỉ vậy, người tiêu dùng qua nhiều thế hệ đang dành nhiều thời gian hơn trên thiết bị di động. Trong suốt năm 2021, Gen Z, Millennials và GenX / Baby Boomers đã dành thêm 16, 18 và 30% thời gian so với cùng kỳ năm ngoái cho các ứng dụng được sử dụng nhiều nhất.

Người dùng hiểu biết về công nghệ sẽ có nhiều khả năng tìm nguồn đánh giá trực tuyến hơn và xem qua các “mẹo” khi sử dụng ứng dụng để tránh lãng phí thời gian và tiền bạc. Do đó, trải nghiệm người dùng rõ ràng và quy trình hỗ trợ khách hàng chuyên nghiệp thậm chí sẽ còn quan trọng hơn việc làm sao để nổi bật trong các thị trường mục tiêu.

Ngoài việc thay đổi bối cảnh kỹ thuật số, năm 2021 đã thay đổi cách các thương hiệu giao tiếp với khách hàng. Vì thế doanh nghiệp cần tìm hiểu những gì đã thay đổi và những nguyên tắc giao tiếp nào quan trọng nhất để có thể ứng dụng chúng không chỉ vào các chiến lược thương hiệu mà còn sử dụng vào chiến lược digital marketing, đánh vào đúng tâm lý và nhu cầu của khách hàng, chinh phục những khách hàng đang ngày một thông minh với những xu hướng công nghệ mới.

Nguồn: Onesignal.com

Metta Marketing
Chuyên gia tư vấn chiến lược thương hiệu hàng đầu

ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN, CẬP NHẬT NHỮNG THÔNG TIN HAY, MỚI NHẤT VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ MARKETING







Agility là một siêu năng lực để chuyển đổi số trong doanh nghiệp thành công

*Agility (danh từ), agile (tính từ): khả năng dự đoán và nhanh chóng đáp ứng các cơ hội thị trường mới. Agility kết hợp khả năng thay đổi, học hỏi liên tục, hành động nhanh của tổ chức và cá nhân trong một thế giới siêu biến động. Agility là yếu tố quan trọng để [...]

Thương mại điện tử – Xu hướng tất yếu cho doanh nghiệp trong tương lai

Mua sắm trực tuyến mang lại nhiều trải nghiệm và cơ hội cho người tiêu dùng. Đặc biệt khi trải qua thời kỳ khủng hoảng do đại dịch COVID-19 mang lại, thương mại điện tử dường như đã trở thành một xu hướng tất yếu cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.  Số [...]

Hiểu về người tiêu dùng khi mua sắm trực tuyến: 3 phát hiện đáng ngạc nhiên có thể bạn chưa biết

Gần đây, Google và Reprise đã nghiên cứu và tìm hiểu về sở thích mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Nghiên cứu của họ đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng, các điểm xung đột trên hành trình mua [...]

5 xu hướng công nghệ lớn nhất trong năm 2022

Vào năm 2022, đại dịch COVID-19 sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta theo nhiều cách. Điều này có nghĩa là chúng ta sẽ tiếp tục chứng kiến tốc độ số hóa và ảo hóa doanh nghiệp và xã hội ngày càng nhanh. Và hơn thế, khi chúng ta bước sang [...]

Các xu hướng digital marketing mới của thế giới năm 2022

Để đạt được lợi thế so với đối thủ trên thị trường giữa bối cảnh digital marketing đang phát triển với tốc độ “chóng mặt”, doanh nghiệp cần phải bắt kịp các xu hướng mà ngành digital marketing đang theo đuổi. Dưới đây là 5 xu hướng digital marketing dự báo sẽ làm mưa làm [...]

5 xu hướng content marketing nào lên ngôi trong năm 2021?

Đại dịch xảy ra trong hai năm vừa qua là thách thức nhưng cũng mở ra nhiều cơ hội để các doanh nghiệp thấy được tầm quan trọng của marketing online. Nhờ đó mà content marketing được chú trọng và xuất hiện những xu hướng được ưa chuộng trong năm. Cùng điểm qua 5 xu [...]