GIA TĂNG GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU BẰNG CHUYỂN ĐỔI KÉP CÓ KHẢ THI?

Chuyển đổi kép bao gồm chuyển đổi xanhchuyển đổi số là vấn đề hoàn toàn không mới. Chuyển đổi xanh đầu tiên được nhắc đến vào năm 1953, tức là đã 70 năm nhưng trước đây chỉ nói về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (các chương trình CSR). Sau này, các tiêu chí ESG trở thành tiêu chí để đánh giá doanh nghiệp đối với các nhà đầu tư. Tại Việt Nam, chuyển đổi xanh đang được các doanh nghiệp trong nước nghiên cứu, tìm hiểu để thực hiện nhằm đáp ứng các yêu cầu bắt buộc về luật pháp của các nước xuất khẩu, cũng như cam kết của chính phủ Việt Nam về Net-0 đến năm 2050.

Thủ tướng khẳng định Việt Nam thực hiện các biện pháp mạnh mẽ để đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 tại Hội nghị Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu trong khuôn khổ COP26 tại TP. Glasgow, Scotland, Vương quốc Anh.
Thủ tướng khẳng định Việt Nam thực hiện các biện pháp mạnh mẽ để đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 tại Hội nghị Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu trong khuôn khổ COP26 tại TP. Glasgow, Scotland, Vương quốc Anh.

Chuyển đổi số vẫn còn là một thách thức dù đã tương đối hình thành và nhiều doanh nghiệp đã có thành công nhất định. Động lực chuyển đổi ngày mạnh hơn từ sau dịch Covid với sự phát triển bùng nổ của thương mại điện tử và các nền tảng xã hội. Tuy nhiên, chuyển đổi số phục vụ công tác quản trị đã hình thành từ vài chục năm nay với các hệ thống ERP, nền tảng quản lý dữ liệu khách hàng, kinh doanh và tiếp thị tự động.

Chuyển đổi kép tạo nên các giá trị mới

Tuỳ theo nguồn lực của từng doanh nghiệp và phạm vi hoạt động, đáp ứng yêu cầu thị trường mà DN có những mức đầu tư vào việc chuyển đổi, từng phần hoặc toàn phần mang tính cách mạng. Có những doanh nghiệp chủ động thay đổi để tạo lợi thế cạnh tranh và thường đó là các doanh nghiệp dẫn đầu với chiến lược phát triển bền vững, hoặc các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo đi theo chiến lược đột phá (disruptive strategy). Đây cũng là nhóm doanh nghiệp thực sự quan tâm đến việc trở thành những công dân doanh nghiệp có trách nhiệm hơn.

‘Chuyển đổi kép’: xu hướng tạo nên sức mạnh thương hiệu trong thời đại mới được thảo luận trong tọa đàm "Thương Hiệu Vàng TP.HCM năm 2023" do Sở Công Thương và Thời báo Kinh Tế tổ chức
‘Chuyển đổi kép’: xu hướng tạo nên sức mạnh thương hiệu trong thời đại mới được thảo luận trong tọa đàm “Thương Hiệu Vàng TP.HCM năm 2023” do Sở Công Thương và Thời báo Kinh Tế tổ chức.

Chuyển đổi kép bao gồm chuyển đổi số như một điều kiện để đạt được chuyển đổi xanh, và ngược lại, để có chuyển đổi xanh sẽ không thể không có chuyển đổi số. Ví dụ, doanh nghiệp xuất khẩu có thể tạo showroom ảo, trưng bày sản phẩm 3D, tạo video để khách hàng nước ngoài trực quan về sản phẩm và tiết kiệm thời gian giao dịch, đẩy nhanh quyết định mua hàng, sử dụng nền tảng tự động hoá bán hàng để giao dịch được tiến hành nhanh. Việc này giúp giảm việc phải đi lại gặp gỡ, giảm khí thải hàng không, giảm tiêu thụ năng lượng mà lại tăng hiệu quả kinh doanh. Ngoài ra, việc chuyển đổi số trong sản xuất giúp tiết kiệm nguyên liệu, giảm hàng lỗi, tăng chất lượng sản phẩm, từ đó giảm giá thành và tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.

Trong tình hình cạnh tranh khốc liệt và thế hệ khách hàng mới ngày càng quan tâm đến môi trường, chuyển đổi kép là nhiên liệu mới để tạo lợi thế cạnh tranh khác biệt, và từ đó thực hiện chiến lược phát triển bền vững của doanh nghiệp. Nếu chuyển đổi thành công sẽ định hình các giá trị cốt lõi (brand values) mới cho doanh nghiệp, giúp xây dựng các tuyên bố giá trị (value proposition) mới, khẳng định sự tiên phong của doanh nghiệp và tạo vị trí thương hiệu dẫn đầu.

Các thách thức của chuyển đổi kép

Chuyển đổi đòi hỏi sự nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ, trong khi nhiều doanh nghiệp Việt Nam khá yếu và thiếu bộ phận R&D. Thêm vào đó, mọi chuyển đổi đều làm tăng chi phí kinh doanh và yêu cầu đầu tư vốn mà không nhận được kết quả tài chính ngay lập tức.

Ngoài ra, xây dựng một mô hình kinh doanh số hoá và xanh hơn là một quá trình nhiều mặt không thể hoàn thành chỉ trong một đêm – nó đòi hỏi một cam kết lâu dài và ý chí của cả một tập thể. Chuyển đổi kép là quá trình dài hơi. Do vậy, mục tiêu định vị thương hiệu xanh có thể là đích đến, còn việc chuyển đổi là con đường. Để tạo động lực cho đội ngũ và chính cấp lãnh đạo của doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể sử dụng mọi hoạt động chuyển đổi từ trong ra ngoài để tận dụng tạo nội dung truyền thông. Điều đó cũng giúp tập thể cam kết hơn, tránh bỏ cuộc giữa chừng khi gặp các thách thức trong quá trình chuyển đổi.

Workshop chuyển đôi kép Báo Sài Gòn Times
Bà Ngô Phi Phụng – Nhà sáng lập, Giám Đốc Công Ty Cổ Phần Tiếp Thị Chia Sẻ Metta chia sẻ “Chuyển đổi kép” là quá trình dài hơi, đòi hỏi nhiều nguồn lực, một cam kết lâu dài và ý chí của cả một tập thể tại tọa đàm “Thương Hiệu Vàng TP.HCM năm 2023” do Sở Công Thương và Thời báo Kinh Tế tổ chức ngày 8.12.2023

 

Một lưu ý quan trọng là chuyển đổi cần đi từ cốt lõi của doanh nghiệp, không phải là đánh bóng hình thức bên ngoài. Khách hàng cần nhìn thấy các hành động thực tiễn để xây dựng lòng tin. Các hoạt động có thể rất đơn giản: phân loại rác tại công ty và nhà máy, tăng làm việc từ xa để giảm thiểu khí thải xe cộ, sử dụng hệ thống tưới cây tiết kiệm nước, giảm thời gian sử dụng máy lạnh, sử dụng túi giấy tái chế, tắt hẳn máy tính trong công ty chứ không standby, … Tất cả các hoạt động bên trong này thực tế đều có thể dùng để truyền thông ra bên ngoài, nhằm xây dựng uy tín của doanh nghiệp.

Không có công thức thành công chung cho các doanh nghiệp, mà nó phụ thuộc rất nhiều vào nội lực, nguồn lực, môi trường cạnh tranh, xu hướng phát triển của từng ngách thị trường mà doanh nghiệp đang tham gia. Nếu quý doanh nghiệp cần trao đổi thêm, đừng ngần ngại liên hệ với đội ngũ của Metta để được tư vấn một lộ trình phù hợp.

Viết bởi Metta Marketing
Chuyên gia tư vấn doanh nghiệp

Chìa khóa để tăng cơ hội mở rộng doanh nghiệp mà các lãnh đạo thường bỏ quên

Trong khi các công ty khởi nghiệp ở giai đoạn đầu không ngừng tập trung vào việc tinh chỉnh các đề xuất của họ để tìm kiếm sản phẩm phù hợp với thị trường, thì các công ty liên doanh trong giai đoạn ngoại suy thường coi việc mua lại như một cách để mở rộng thị trường

Nhân tố bí ẩn thúc đẩy doanh nghiệp – Sức mạnh kỳ diệu đến từ con người

Theo cách truyền thống, các công ty thường thúc đẩy nhân viên bằng cách lập ra một hệ thống cách chính sách khen thưởng để tạo động lực cho tất cả mọi người làm việc và tuân theo những kế hoạch do lãnh đạo đặt ra. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đối với bất kỳ công việc nào liên quan đến kỹ năng nhận thức hoặc sáng tạo, phần thưởng tài chính không thúc đẩy động lực và hiệu suất.

Xây dựng thương hiệu thế nào để tạo ra sức mạnh thương hiệu, gia tăng lợi nhuận, dẫn đầu cạnh tranh?

Thông thường, người ta hay nhắc đến sự chiến lược khác biệt hoá khi nói về sức mạnh thương hiệu. Điều này không sai nhưng liệu đã đầy đủ, đặc biệt không phải lúc nào bạn cũng có thể tìm ra sự khác biệt hoàn hảo? Và những doanh nghiệp muốn xây dựng thương hiệu [...]

Xây dựng thương hiệu là bắt buộc đối với tất cả doanh nghiệp

Xây dựng thương hiệu không còn là sự lựa chọn, nó là nền tảng cho việc kinh doanh và đã trở thành nhiệm vụ bắt buộc của bất kỳ doanh nghiệp nào. Một số người cho rằng việc xây dựng thương hiệu không dành cho những doanh nghiệp nhỏ, mới, bởi cần một khoản ngân [...]

XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CHO DOANH NGHIỆP NGÀNH VẬT LIỆU XÂY DỰNG VIỆT NAM 2024 – 2050

Thương hiệu là thứ kết nối doanh nghiệp với khách hàng, và cũng là cách để khách hàng nhìn nhận doanh nghiệp và các giá trị mà doanh nghiệp mang lại. Nói cách khác, đó là cách khách hàng phân biệt chúng ta với các đối thủ cạnh tranh. Từ tên gọi, biểu tượng đến [...]