Thói quen tiêu dùng đã thay đổi như thế nào sau đại dịch COVID-19?

Đại dịch COVID-19 đã khiến thói quen tiêu dùng của chúng ta thay đổi đáng kể. Tuy nhiên, việc chạy theo những nhu cầu của khách hàng mà không có sự cân nhắc sẽ mang lại rủi ro đáng kể cho các doanh nghiệp. Hơn thế nữa, việc xác định thói quen tiêu dùng của khách hàng sau đại dịch cũng là chuyện không dễ. Bởi nhiều nghiên cứu đã cho thấy luôn có một khoảng cách giữa dự định và thực hiện của con người, đặc biệt là trong một biến động bất ngờ như đại dịch. 

Tin vui cho các marketer là chúng ta vẫn có thể dự đoán được sự thay đổi thói quen tiêu dùng trong dài hạn của con người bằng các yếu tố tâm lý hành vi. Việc hiểu nguyên nhân và cách mọi người hình thành thói quen có thể giúp chúng ta dự đoán tốt hơn về phản ứng của mọi người trong và sau những tình huống mới.

Trong bài viết này, hãy cùng Metta khám phá xem những thói quen tiêu dùng đã được hình thành kể từ khi đại dịch xảy ra và những cơ hội để thương hiệu nắm bắt từ tâm lý hành vi của người tiêu dùng.

thoi quen khach hang sau dich 1 8c282d9b6319491586e9f223aa4ff050 grande

Những thói quen tiêu dùng phổ biến của con người hậu đại dịch

Mua sắm trực tuyến

Người tiêu dùng đang có thói quen tiêu dùng mua sắm trực tuyến nhiều hơn bao giờ hết. Tại Đông Nam Á, 34% khách hàng đã chi tiền lần đầu tiên cho dịch vụ mua sắm online vào năm 2020, 94% khách hàng sử dụng dịch vụ mua sắm trực tuyến có ý định tiếp tục mua hàng online sau đại dịch. Những người tham gia khảo sát cho rằng mua sắm trực tuyến thuận tiện, tiết kiệm thời gian, mang lại hiệu quả về chi phí.

Không dừng lại ở đó, 41% khách hàng mua sắm trên các trang web cho biết nhiều thương hiệu đã mang lại cho họ trải nghiệm phong phú trên nền tảng online. Từ đó giúp họ hình thành sự ưa chuộng những trang web dễ điều hướng, có thông tin sản phẩm rõ ràng trình bày dưới dạng ảnh hoặc video.

Đây cũng chính là thách thức đối với các doanh nghiệp chưa xây dựng được trải nghiệm trực tuyến tốt cho khách hàng dựa trên thói quen tiêu dùng mới này. Những người tham gia khảo sát cho rằng “tiết kiệm thời gian” (76%), “giá cả tốt nhất” (65%) là hai lợi thế lớn nhất của mua sắm trực tuyến và “thời gian giao hàng lâu” (55%) và “phí giao hàng” (57%) là hai nhược điểm hàng đầu.

Để tận dụng thói quen tiêu dùng này và nâng cao trải nghiệm khách mua hàng trực tuyến, các thương hiệu nên xây dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn với khách hàng. Điển hình có thể nhắc đến đó là kênh phát trực tiếp của các sàn thương mại điện tử.

Theo đó, tính năng phát trực tiếp này giúp các nhà bán lẻ có thể kết nối trực tiếp với khách hàng, cho phép người tiêu dùng mua sắm trong khi nhà bán lẻ vẫn đang dẫn dắt và giới thiệu sản phẩm.

Người mua hàng luôn muốn quy trình khám phá, nghiên cứu, các lựa chọn và mua hàng của họ được liền mạch. Vì vậy, điều quan trọng là các thương hiệu phải có sự tìm hiểu tâm lý hành vi khách hàng và áp dụng những nền tảng kỹ thuật số hiện đại để nâng cao trải nghiệm trực tuyến cho người mua sắm.

Học kỹ năng trực tuyến

Trong hai năm qua, số người muốn học các kỹ năng mới trực tuyến không ngừng tăng lên. Từ sau khi đại dịch bắt đầu, đã có 10% người trên toàn thế giới tìm kiếm từ khóa “làm thế nào” trên các công cụ tìm kiếm nhằm tìm cách cải thiện kỹ năng của mình trong khi dành nhiều thời gian ở nhà. Nhiều người đã chỉ ra rằng việc học online bổ ích, thú vị và muốn tiếp tục học hỏi online ngay cả khi đại dịch kết thúc. Từ thói quen tiêu dùng này, dự đoán sắp tới lĩnh vực giáo dục trực tuyến sẽ tăng 32% tăng trưởng thị trường.

Gen Z là những người đóng vai trò quan trọng trong sự thay đổi và phát triển thói quen tiêu dùng này. Là những người lớn lên trong thời đại công nghệ thông tin phát triển vượt bậc, nhận thức của Gen Z về giáo dục không chỉ gói gọn trong lớp học truyền thống.

Sự học hỏi có thể bắt nguồn từ cả những nền tảng mạng xã hội mang lại nguồn cảm hứng như TikTok, Instagram. Đồng thời, những hướng dẫn chuyên sâu từ các video trên YouTube cũng giúp Gen Z học hỏi thêm nhiều điều mới và thúc đẩy sự năng động, tạo ra sự khác biệt của thế hệ trẻ này.

Từ bối cảnh dịch bệnh, nhiều công ty có hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng bởi COVID-19 đã linh hoạt chuyển hướng hoạt động trong thời kỳ thử thách này bằng việc mở các lớp học trực tuyến về chính chuyên môn của họ. Nhờ tận dụng tốt thói quen tiêu dùng này, các thương hiệu có thể tạo ra một kết nối sâu sắc hơn với khách hàng thông qua tâm lý hành vi, nâng cao nhận thức về thương hiệu và tiếp cận thị trường mới thông qua giáo dục.

Nấu ăn tại nhà

Nhu cầu học các kỹ năng bếp núc, cách nấu nướng, chuẩn bị bữa ăn,… đã và đang là thói quen tiêu dùng được phát triển nhờ sức mạnh của mạng xã hội, sở thích và văn hóa ẩm thực của con người. Trong tình hình đại dịch, việc nấu ăn tại nhà mang lại cảm giác thú vị và giúp người tiêu dùng tiết kiệm chi phí hơn. Theo nghiên cứu, trong năm 2020, Đông Nam Á đã có hơn 47% người tiêu dùng lần đầu tiên mua hàng “tạp hóa” online để hỗ trợ cho việc nấu nướng tại nhà.

thói quen tiêu dùng ăn uống sau đại dịch
Một điển hình về sự thay đổi thói quen tiêu dùng trong thời kỳ dịch bệnh

Vì thế, để nắm bắt cơ hội và duy trì thói quen tiêu dùng này, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực liên quan có thể sử dụng những sản phẩm/dịch vụ của mình để hỗ trợ khách hàng được nấu ăn tại nhà, vừa giữ kết nối với khách hàng, vừa gợi nhớ thương hiệu.

Cơ hội đổi mới cho doanh nghiệp

Ảnh hưởng của dịch bệnh khiến khách hàng hình thành những thói quen tiêu dùng mới. Thông thường, mọi người sẽ có nhiều động lực để tiếp tục với những thói quen tiêu dùng mới, nhưng họ vẫn có thể gặp khó khăn khi áp dụng chúng. Để giảm bớt những rào cản này, những thương hiệu có thể giúp đỡ khách hàng qua những vấn đề như:

thói quen tiêu dùng sau đại dịch

Ăn uống lành mạnh

Mặc dù mọi người thấy việc nấu ăn ở nhà là điều bổ ích, nhưng việc ăn uống lành mạnh có thể là một thách thức, tốn thời gian và tốn kém chi phí khi lựa chọn các nguyên liệu an toàn,  tốt cho sức khoẻ hơn. Thực phẩm được sơ chế sẵn chính là những sản phẩm giúp khách hàng có thể duy trì thói quen ăn uống lành mạnh, dễ dàng phân chia khẩu phần và tiết kiệm thời gian chuẩn bị thức ăn.

Tại Hàn Quốc, các nhà sản xuất thực phẩm đã thành lập doanh nghiệp trong lĩnh vực phân phối thực phẩm sơ chế sẵn. CJ CheilJedang, công ty sản xuất các sản phẩm từ gạo đến đậu phụ và hải sản, đã ra mắt dịch vụ Cookit vào năm 2019.

Yakult, thương hiệu nổi tiếng với đồ uống probiotic, đã tìm cách thâm nhập thị trường với thương hiệu EatsOn. Những sản phẩm này đang ngày càng phổ biến và mang lại kỳ vọng rằng những quốc gia khác sẽ tận dụng cơ hội và tung ra các dịch vụ trực tiếp đến những người có thói quen tiêu dùng này.

Hỗ trợ sức khỏe tinh thần

Sức khỏe tinh thần đang là vấn đề ngày càng trở thành ưu tiên trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Tuy nhiên, không phải lúc nào những người đang gặp vấn đề về tâm lý và sức khỏe tinh thần cũng được hỗ trợ vì nhiều lý do. Đây chính là cơ hội cho các thương hiệu tạo ra những cách hỗ trợ sức khỏe tinh thần cho mọi người.

Scent by Six, một nhà sản xuất nước hoa có trụ sở tại Singapore, gần đây đã tái định vị thương hiệu như một thương hiệu hàng đầu cho sức khỏe tinh thần. Từ đó ủng hộ việc sử dụng hương thơm để chữa lành, làm dịu và mang lại sự sảng khoái. Thương hiệu này đã hợp tác với Hiệp hội Sức khỏe Tâm thần Singapore để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của sức khỏe tâm thần và tập hợp những người ủng hộ.

Hỗ trợ địa phương

Khoảng một nửa số người tiêu dùng ở Singapore nói rằng họ thích được bảo trợ từ các doanh nghiệp địa phương và hỗ trợ phục hồi tài chính sau đại dịch. Tuy nhiên, mặc dù mọi người muốn nhận hỗ trợ các doanh nghiệp và dịch vụ địa phương và thấy việc này thuận tiện và tiết kiệm chi phí, nhưng tâm lý họ lại không cho rằng đây là niềm vui thật sự.

Vậy làm thế nào để doanh nghiệp có thể giúp người tiêu dùng vượt qua những rào cản này? Gia tăng nhận thức người tiêu dùng về tinh thần cộng đồng và tung ra các ưu đãi mua sắm là những cách mà doanh nghiệp có thể sử dụng.

Vào năm 2020, Shopee đã thực hiện thành công chiến dịch Mua sắm trực tuyến tại Malaysia, mang lại doanh thu 40 triệu RM cho 80.000 người bán ở Malaysia.

Chiến dịch đã trở lại vào năm 2021 với nhiều mã giảm giá hơn nữa, giao hàng miễn phí và ưu đãi hoàn tiền. Tại Úc, 48% người tiêu dùng cho biết họ muốn sử dụng các chương trình khách hàng thân thiết của các doanh nghiệp địa phương. Điều này đã tạo cơ hội cho các thương hiệu địa phương đầu tư vào những chương trình này.

Xem và phát trực tuyến nội dung trực tuyến

Với khoảng thời gian dài “mắc kẹt” tại nhà do đại dịch, không có gì lạ khi hàng triệu người giải trí qua internet. Trên toàn khu vực Châu Á Thái Bình Dương, hơn 400 triệu người đang sử dụng dịch vụ phát trực tuyến video qua mạng (OTT).

Không khó hiểu khi sự tiện lợi, thú vị của phương tiện này đã thúc đẩy mọi người sẵn sàng tiếp tục xem và phát trực tuyến nội dung trực tuyến và trở thành một trong những thói quen tiêu dùng mới.

Tuy nhiên, nó không được coi là phương pháp giải trí hiệu quả về mặt chi phí và giúp tiết kiệm thời gian. Để giúp mọi người tiếp tục thưởng thức nội dung trực tuyến, các thương hiệu có thể thử đa dạng hóa việc cung cấp nội dung hoặc cung cấp trải nghiệm độc quyền.

Khi những hạn chế của đại dịch ngăn cản các buổi biểu diễn truyền thống, nhóm nhạc nam Hàn Quốc BTS đã tổ chức một buổi biểu diễn trực tuyến, phá kỷ lục thế giới về lượng khán giả đông nhất cho một buổi biểu diễn được phát trực tiếp. Con số khổng lồ 756.000 người hâm mộ từ hơn 100 quốc gia đã theo dõi chương trình.

Bên cạnh BTS, JD.com – sàn thương mại điện tử lớn của Trung Quốc – cũng đã tổ chức thành công sự kiện trực tuyến với dàn DJ cùng khuyến mãi đồ uống xuyên suốt các chương trình. Điều này đã giúp một đối tác thương hiệu của JD.com tăng doanh số bán rượu lên 70% vì sự đáp ứng thói quen tiêu dùng mới của khách hàng một cách nhanh chóng.

Tương lai có thể sẽ có nhiều điều không thể chắc chắn được. Nhưng thói quen tiêu dùng và tâm lý hành vi của con người vẫn là nhất quán. Bằng việc hiểu những hành động và phản ứng cơ bản của con người, các thương hiệu có thể dựa vào khả năng dự đoán này và tự tin thu hút khách hàng, giúp họ nhận ra động lực của mình để đi đến hành động như mong muốn. Từ đó doanh nghiệp có thể vững vàng trong mọi tình hình.

Nguồn: Think with Google

Metta Marketing
Chuyên gia tư vấn chiến lược thương hiệu hàng đầu

ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN, CẬP NHẬT NHỮNG THÔNG TIN HAY, MỚI NHẤT VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ MARKETING







Hiểu về người tiêu dùng khi mua sắm trực tuyến: 3 phát hiện đáng ngạc nhiên có thể bạn chưa biết

Gần đây, Google và Reprise đã nghiên cứu và tìm hiểu về sở thích mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Nghiên cứu của họ đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng, các điểm xung đột trên hành trình mua [...]

10 ví dụ content marketing đỉnh cao cho doanh nghiệp B2B

Không có hoạt động marketing nào, kể cả nội dung, là không thú vị hiệu quả nếu chúng ta nhìn nó theo một góc độ nhất định. Để thành công, các công ty B2B phải luôn sáng tạo, thậm chí là phá vỡ những khuôn mẫu sẵn có để tạo ra những nội dung tuyệt [...]

4 cách mà đại dịch đã thay đổi hành vi mua sắm

Nhiều người tiêu dùng đã từng bước dừng lại một số hành động ban đầu khi đại dịch mới bùng phát như “quét sạch” các cửa hàng hoặc tập những bài thể dục trong nhà,… Tuy nhiên, dù dịch bệnh đã giảm thì đến hiện tại hành vi mua sắm trực tuyến vẫn được duy [...]

Chiến lược doanh nghiệp: Làm sao biến khủng hoảng thành cơ hội để chuẩn bị bứt phá?

Tất cả các công ty đều có những lúc thăng trầm khác nhau. Có thời điểm, mỗi ngày bạn đều chốt được những giao dịch mới. Nhưng đôi khi khách hàng tiềm năng lại trở nên khan hiếm và bạn đột nhiên có quá nhiều thời gian nhàn rỗi, thậm chí là không biết phải [...]

CƠ HỘI KINH DOANH: Biết xu hướng tìm kiếm trên Google của người Việt để biến thách thức thành cơ hội

Việt Nam là một trong những ngành kinh tế số phát triển nhanh nhất Châu Á với 68 triệu người sử dụng internet trong năm 2020, tăng 39% so với năm 2015. Con số này dự kiến sẽ được tăng lên khi chương trình phổ cập điện thoại thông minh với mục tiêu đạt được [...]

Thói quen tiêu dùng đã thay đổi như thế nào sau đại dịch COVID-19?

Đại dịch COVID-19 đã khiến thói quen tiêu dùng của chúng ta thay đổi đáng kể. Tuy nhiên, việc chạy theo những nhu cầu của khách hàng mà không có sự cân nhắc sẽ mang lại rủi ro đáng kể cho các doanh nghiệp. Hơn thế nữa, việc xác định thói quen tiêu dùng của [...]