Kỹ thuật số nhân sự: thách thức và cơ hội

“Số hóa” Nhân sự là một chủ đề nóng ngày nay. Các công ty mong đợi điều gì? Tối ưu hóa quy trình, nâng cao hiệu quả và tốc độ, cuối cùng là chức năng Nhân sự được tự động hóa. Nhưng “số hóa” các quy trình hiện cũ liệu có đủ để doanh nghiệp cải thiện hiệu quả? 

Ngày nay, các công ty phải đối mặt với những thách thức mới trong quy trình tuyển dụng, duy trì và gắn kết nhân viên.

Các nguyên tắc tiêu dùng kỹ thuật số mới được lồng ghép vào doanh nghiệp dẫn đến các thay đổi trong sự kỳ vọng của nhân viên. Nhân sự sẽ dẫn đầu những thách thức mới này hay sẽ bị bỏ lại?

Nhân sự cần phải tự tái tạo tổ chức

Lịch sử

Về mặt lịch sử, chức năng của Nhân sự (HR) được tạo ra để quản lý nhân viên. Họ theo dõi việc tuân thủ quy định của công ty, việc tuyển dụng, xử lý, giới thiệu, đánh giá, bồi thường và sa thải nhân viên….

Nhân sự là nơi truyền tải thông tin
Nhân sự là nơi truyền tải thông tin

Một chuyên gia Nhân sự giỏi về bản chất là một chuyên viên kế toán với nhiều kỹ năng pháp lý; xác định và quản lý hơn 30 quy trình riêng biệt liên quan đến hoạt động của một nhân viên bình thường trong công ty.

Lịch sử đã tạo nên tiếng xấu mà bộ phận Nhân sự phải đối mặt ngày nay. Trong một thị trường việc làm tập trung vào quyền lợi công ty hơn quyền lợi nhân viên, Nhân sự (HR) được xem như là tiếng nói của sếp hơn là một người bạn của nhân viên.

“Số hóa” sẽ là cái kết của Nhân sự?

Ở hầu hết các quốc gia, việc tuân thủ pháp luật rất phức tạp và thay đổi liên tục khiến cho công việc quản lý nhân viên vẫn chiếm phần lớn trong công việc hàng ngày của bộ phận Nhân sự. Do đó, các quy trình Nhân sự là một trong những quy trình đầu tiên được “số hóa” và thuê dịch vụ bên ngoài (outsourced).

Ở Bắc Mỹ và Tây Âu hiện nay, ít nhất 30% công ty đã thuê các dịch vụ Nhân sự để quản lý tiền lương và xu hướng này đang phát triển. Ở Bỉ, tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ Nhân sự bên ngoài là 90%.

Hiện nay trên thị trường có vô số các giải pháp kỹ thuật số mới được áp dụng để cải thiện các quy trình của bộ phận Nhân sự. Chúng ta có thể kể đến Clustree, một giải pháp tích hợp trí tuệ nhân tạo vào xử lý dữ liệu nhân sự, Assessfirst trong tuyển dụng dự đoán, Talentsoft cung cấp một loạt các công cụ quản lý nhân tài hay Workday với giải pháp trả lương SaaS (Software as a Service, có nghĩa là phần mềm dạng dịch vụ).

Trong bối cảnh đó, liệu doanh nghiệp có còn cần một chức năng riêng để quản lý nhân viên, như phòng Nhân sự hiện tại? Việc “số hóa” quy trình và sử dụng các dịch vụ thuê ngoài có phải là dấu chấm hết cho bộ phận Nhân sự.

Những thách thức mới trong việc tuyển dụng, giữ chân và thu hút nhân viên

Cuộc chiến nhân sự toàn cầu

Sự đa dạng của nhân khẩu học ngày nay tạo nên một thị trường nhân tài rất căng thẳng. Khi những người thuộc Thế hệ X (những người sinh năm 1965 đến năm 1980) đến tuổi nghỉ hưu, họ cần được thay thế bởi các thế hệ sau.

Bên cạnh đó, nền kinh tế ngày càng toàn cầu hóa và càng có nhiều nhân tài. Trước đây, các bộ phận Nhân sự chỉ cạnh tranh với các đồng nghiệp địa phương thì ngày nay, sự cạnh tranh đó đã vượt qua mọi biên giới, tạo ra những nhu cầu mới về chiến lược xây dựng thương hiệu doanh nghiệp.

Thay đổi kỳ vọng của nhân viên

Sự gia nhập thị trường việc làm của Millennials (hoặc Thế hệ Y- những người sinh năm 1981 đến năm 1996) là một thách thức khác mà bộ phận Nhân sự cần phải xử lý.

Millennials đại diện cho phần lớn lực lượng lao động ngày nay và sẽ chiếm khoảng 75% lực lượng lao động vào năm 2030.

Kỳ vọng của thế hệ Millennials về nơi làm việc dường như khá khác so với các thế hệ cũ.

Những vấn đề như di chuyển, làm việc từ xa, giờ làm việc linh hoạt, tìm kiếm ý nghĩa và phát triển bản thân ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quyết định lựa chọn công việc của họ.

Cùng với tầm quan trọng của sự phát triển cá nhân, nhân viên cũng mong đợi nhiều hơn từ công ty của họ về mặt cộng đồng.

Khi các cộng đồng cũ (làng, xóm) biến mất, mọi người có xu hướng tìm kiếm các cộng đồng trên nền tảng trực tuyến, đặc biệt là tại nơi làm việc của họ.

Áp lực gắn kết nhân viên

Ngày nay, hầu hết các công ty phải đối phó với tình trạng nhân viên nghỉ việc ồ ạt, một phần là do sự không phù hợp giữa các quy trình làm việc và kỳ vọng của nhân viên.

Lực lượng lao động tại Mỹ được xem là một trong những nhóm có lượng tương tác cao nhất, nhưng chỉ có 30% tỷ lệ nhân viên gắn kết với công ty. Ở Tây Âu, tỷ lệ gắn kết thậm chí còn thấp hơn với chỉ 10% nhân viên Pháp thực sự đặt tâm vào công việc của họ. (Nguồn: Gallup)

Mức độ gắn kết giảm mạnh trở thành yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất mạnh mẽ. Trong bối cảnh thị trường thiếu hụt nhân tài và sự cạnh tranh toàn cầu, chắc chắn những doanh nghiệp chiến thắng sẽ là những doanh nghiệp biết tận dụng sự gắn kết của nhân viên.

“Số hóa” – Cơ hội cho Nhân sự triển khai các chiến lược điều hành

Trong những năm gần đây, “số hóa” đã làm thay đổi sâu sắc cách thức hoạt động của các công ty. Nhưng trong tất cả các kế hoạch chuyển đổi kỹ thuật số, con người là chìa khóa thành công. Dựa trên quan điểm này, “số hóa” là cơ hội duy nhất để Nhân sự tự tái tạo lại chức năng chính mình với một vai trò chiến lược hơn.

Trải nghiệm nhân viên – ai phụ trách?

Để đối mặt với thách thức trong việc tuyển dụng, phát triển và giữ chân nhân tài, các công ty cần phải tái tạo lại toàn bộ trải nghiệm nhân viên.

Cũng như trải nghiệm khách hàng, ai đó cần nhìn mọi thứ từ góc độ của nhân viên ở mỗi bước trong hành trình của nhân viên với công ty.

Và mặc dù điều này rất quan trọng, không ai thực sự làm điều đó. Hầu hết doanh nghiệp đều xem nhân viên như những tài sản của mình và chỉ thực hiện theo đúng chức năng cụ thể.

Các bộ phận của doanh nghiệp được chia và làm theo đúng chức năng
Các bộ phận của doanh nghiệp được chia và làm theo đúng chức năng

Bộ phận CNTT quan tâm đến việc các hệ thống kỹ thuật số sẽ được quản lý và duy trì như thế nào và chi phí này sẽ là bao nhiêu. Bộ phận Truyền thông nội bộ quan tâm đến việc truyền tải thông điệp đến nhân viên một cách hiệu quả như thế nào.

Bộ phận Tài chính liên quan đến tiền và bảo hiểm. Bộ phận Nhân sự cũng thường chủ yếu quan tâm đến việc sẽ vận hành quy trình như thế nào, thay vì tập trung đến việc một nhân viên sẽ hiểu quy trình đó như thế nào.

Trong trong bối cảnh “số hóa” và chuyển đổi kỹ thuật số, điều này đặc biệt đúng. Mọi bộ phận đều tập trung vào việc “số hóa” các quy trình của mình mà không quan tâm đến trải nghiệm kỹ thuật số của nhân viên.

Kết quả là, nhu cầu của nhân viên không được đáp ứng và các kế hoạch chuyển đổi kỹ thuật số thất bại.

Trải nghiệm của nhân viên không có bộ phận phụ trách, đây là cơ hội hoàn hảo để Nhân sự lấp đầy khoảng trống này và chịu trách nhiệm về quyền sở hữu trải nghiệm của nhân viên cũng như các khía cạnh kỹ thuật số của nó.

Chỉ riêng điểm này cũng đủ chứng minh rằng bộ phận Nhân sự có vai trò chiến lược trong C-suite.

Quản lý các thay đổi trong ​chuyển đổi kỹ thuật số

Nhân sự cũng có thể giúp quản lý sự thay đổi liên quan đến các dự án chuyển đổi tổ chức hoặc chuyển đổi kỹ thuật số.

Nhân sự có thể hợp tác với các nhà quản lý vận hành để xây dựng chiến lược dựa trên chuyên môn của họ trong việc quản lý nhân viên. Làm thế nào để đưa các thế hệ cũ tham gia vào các quy trình kỹ thuật số, cách đáp ứng nhu cầu của Millennials, cách nắm bắt và chuyển giao chuyên môn… tất cả những vấn đề liên quan mà Nhân sự có thể đóng vai trò chủ chốt.

Quản lý cộng đồng nội bộ

Nhân sự cũng có thể mang lại giá trị thông qua quản lý cộng đồng nội bộ. Các cộng đồng nội bộ đại diện cho một giá trị chiến lược chưa được khai thác trong công ty. Các cộng đồng nội bộ giúp nắm bắt và chuyển giao kiến ​​thức, phát triển văn hóa doanh nghiệp, giúp nhân viên gắn kết và hài lòng.

Với các cộng đồng bên ngoài cũng cần được xác định và sau đó được nuôi dưỡng để phát triển. Ở đây, bộ phận Nhân sự cũng có một vai trò nhất định.

“Số hóa” các quy trình Nhân sự vẫn đang được thực hiện tốt, nhưng “số hóa” một quy trình cũ có thể không phải là giải pháp phù hợp.

Bộ phận Nhân sự được dự đoán ​​sẽ đóng vai trò dẫn đầu trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của công ty và xác định trải nghiệm kỹ thuật số của nhân viên. Các chuyên gia Nhân sự cần phải đa nhiệm như là một nhà Tiếp thị, một đại sứ thương hiệu, có khả năng quản lý sự thay đổi,… hoặc họ sẽ mất đi vị thế trong doanh nghiệp.

Nguồn: https://www.exoplatform.com/blog/digitization-of-human-resources/

Metta Marketing
Chuyên gia tư vấn chiến lược thương hiệu hàng đầu

ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN, CẬP NHẬT NHỮNG THÔNG TIN HAY, MỚI NHẤT VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ MARKETING







Digital HR – Chuyển đổi số nhân sự là gì?

AI (Artificial intelligence – trí tuệ nhân tạo) trong Nhân sự là một chủ đề bạn sẽ tìm thấy trong khá nhiều bài viết về xu hướng Nhân sự trong tương lai. Một thứ khác mà bạn chắc chắn sẽ tìm thấy trong các danh sách xu hướng này là số hóa Nhân sự hay Digital HR. [...]

Kỹ thuật số Nhân sự

Cuộc cách mạng kĩ thuật số đang diễn ra rất nhanh. Chỉ trong năm nay, các công ty trên thế giới đang lập kế hoạch chi tới 656 tỷ Đô La vào các thiết bị hiện đại mới để chuẩn bị cho kỷ nguyên làm việc mới. Trong khi phần lớn các cuộc thảo luận [...]

“Số hóa” dịch vụ Nhân sự

Cuộc cách mạng kỹ thuật số đã và đang xâm nhập vào mọi lĩnh vực: con người sử dụng điện thoại thông minh và máy tính bảng hàng ngày, sử dụng mạng xã hội ở nơi làm việc, số hóa các tài liệu,… Công nghệ số đã xâm nhập vào cuộc sống hàng ngày của [...]

10 ví dụ thực tiễn về kỹ thuật số nhân sự

Kỹ thuật số Nhân sự là gì? Kỹ thuật số Nhân sự (HR) là thay đổi quan trọng nhất ảnh hưởng đến các tổ chức và đã được áp dụng rộng rãi trong những năm qua. Do đó, bộ phận nhân sự phải thực hiện các phương pháp và quy trình mới để bắt kịp [...]

Kỹ thuật số nhân sự: thách thức và cơ hội

“Số hóa” Nhân sự là một chủ đề nóng ngày nay. Các công ty mong đợi điều gì? Tối ưu hóa quy trình, nâng cao hiệu quả và tốc độ, cuối cùng là chức năng Nhân sự được tự động hóa. Nhưng “số hóa” các quy trình hiện cũ liệu có đủ để doanh nghiệp [...]

Nhân sự (HR) và Marketing: Kết hợp cả hai để kinh doanh tốt hơn

Nhắc đến Nhân sự (HR) và Marketing, chúng ta nghĩ ngay đây là hai bộ phận tách biệt trong một doanh nghiệp. Bộ phận Marketing tập trung vào yếu tố bên ngoài, trong khi đó bộ phận HR lại tập trung vào những vấn đề bên trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, cả hai bộ phận [...]