Xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng: Chiến lược thông minh thu hút và giữ chân nhân tài

Một người có thể bắt đầu tìm việc bằng cách tìm kiếm trên Google với những từ khóa như: “Các công ty hàng đầu để làm việc năm 2022”, hay “Các công ty hàng đầu trong ngành X”. Điều này chứng tỏ rằng, các ứng viên ngày càng quan tâm đến danh tiếng của doanh nghiệp mà mình muốn ứng tuyển.

Trên thực tế, 86% người quyết định không ứng tuyển hoặc không tiếp tục làm việc tại một công ty “tai tiếng” với nhân viên cũ hoặc công chúng.

Và bạn bắt đầu dành nhiều thời gian hơn cho việc tạo ra câu chuyện thương hiệu hấp dẫn, thu hút, xoay quanh các sản phẩm và dịch vụ của công ty. Nhưng, bạn có biết xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng mới chính là yếu tố cốt lõi giúp bạn thu hút và giữ chân những nhân tài hàng đầu? Bạn đang dành bao nhiêu thời gian cho việc này?

Thông qua bài viết, Metta sẽ cùng bạn khám phá ý nghĩa của thương hiệu nhà tuyển dụng và cách bạn có thể thực hiện chiến lược xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng cho riêng mình một cách hiệu quả nhất.

Xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng là gì?

Về cơ bản, thương hiệu nhà tuyển dụng là hình ảnh danh tiếng của bạn trong trong mắt lực lượng lao động cũng như nhận thức của nhân viên về bạn với tư cách là nhà tuyển dụng.

Nói cách khác, xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng là cách bạn tiếp thị công ty của mình với những người tìm việc và nhân viên nội bộ. Bạn càng xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng tốt, càng có nhiều khả năng thu hút, đồng thời giữ chân được những nhân tài hàng đầu.

Xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng tác động đến ấn tượng của người tìm việc đối với công ty bạn
Xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng tác động đến ấn tượng của người tìm việc đối với công ty bạn

Việc xây dựng một thương hiệu mạnh liên quan đến sản phẩm và dịch vụ vẫn chưa đủ sức thuyết phục ai đó làm việc hoặc ở lại công ty bạn. Nó cần được kết hợp với một chiến lược xây dựng thương hiệu gắn liền với những thông tin về lãnh đạo, giá trị và văn hóa doanh nghiệp.

Nếu ai đó đang tìm việc và hỏi một nhân viên của công ty bạn rằng: “Làm việc ở đó như thế nào”, nhân viên sẽ không nói rằng “Chúng tôi đã tạo ra những sản phẩm và dịch vụ tuyệt vời”. Thay vào đó, họ đào sâu về cách quản lý nhân viên, các giá trị của công ty và văn hóa nơi làm việc. Chính vì vậy, để xây dựng một thương hiệu nhà tuyển dụng tích cực, bạn cần kể một câu chuyện hấp dẫn. Hơn thế nữa, bạn cũng cần nhấn mạnh văn hóa doanh nghiệp tại tổ chức của bạn và khẳng định đó là một nơi tuyệt vời để làm việc.

Tại sao thương hiệu nhà tuyển dụng lại quan trọng?

Bạn đang tự hỏi điều này có thực sự quan trọng đối với bạn và doanh nghiệp của bạn? Câu trả lời là có.

Một thương hiệu nhà tuyển dụng tốt có thể giảm 28% tỷ lệ thôi việc và cắt giảm một nửa chi phí cho mỗi lần tuyển dụng. Ngoài ra, một nhà tuyển dụng có thương hiệu tốt sẽ có thể thu hút 75% người tìm việc tích cực (chất lượng).

Thương hiệu nhà tuyển dụng cũng giống như da mặt của bạn, luôn hiện diện trong mắt người đối diện cho dù đẹp hay không, vậy tại sao không nỗ lực để đảm bảo bạn có một thương hiệu nhà tuyển dụng tích cực mà mình có thể tự hào?

Tiếp theo, hãy cùng khám phá cách bạn có thể thực hiện chiến lược thương hiệu nhà tuyển dụng ngay bây giờ.

Chiến lược xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng

Chiến lược xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng cho phép bạn kiểm soát và thay đổi tích cực cuộc đối thoại xung quanh công ty để đảm bảo tỷ lệ thu hút và giữ chân nhân tài cao hơn. Về cơ bản, thương hiệu nhà tuyển dụng là cách bạn tiếp thị công ty của mình với những người tìm việc và nhân viên nói gì về công ty của bạn với tư cách là nơi làm việc.

Một chiến lược xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng tốt có thể giúp bạn thu hút nhân tài tốt hơn, cắt giảm chi phí tuyển dụng và giảm sự thay đổi nhân viên.

1. Xác định tuyên bố giá trị độc đáo

Để tạo ra một thương hiệu nhà tuyển dụng mạnh mẽ, hãy bắt đầu bằng cách tập trung vào tuyên bố sứ mệnh, giá trị, tầm nhìn và văn hóa của công ty bạn. Xác định ý nghĩa và mục đích kinh doanh của bạn là gì, từ đó biết được bạn đang cần những nhân tố nào để phát triển các mục tiêu đó.

Ví dụ, hãy xem xét tuyên bố sứ mệnh của Teach for America: “Một ngày nào đó, tất cả trẻ em trên đất nước này sẽ có cơ hội đạt được một nền giáo dục xuất sắc.”

Bằng sứ mệnh này, Teach for America dùng nó như một kim chỉ nam để kể một câu chuyện hấp dẫn khác về thương hiệu nhà tuyển dụng. Họ hứa hẹn với nhân viên cơ hội học hỏi liên tục: “Chúng tôi hoạt động dự trên sự khám phá và nắm bắt những ý tưởng mới để đổi mới và không ngừng cải tiến. Chúng tôi chấp nhận rủi ro và cùng nhau học hỏi từ những thành công và thất bại.”

Bằng cách này, họ đã điều chỉnh các giá trị và thương hiệu nhà tuyển dụng phù hợp với mục tiêu kinh doanh của mình.

2. Tiến hành đánh giá thương hiệu nhà tuyển dụng

Có thể bạn chưa nắm được chính xác thương hiệu của mình trong mắt những người tìm việc, hoặc thậm chí là nhân viên của mình như thế nào. Hãy thực hiện các cuộc khảo sát nội bộ, nghiên cứu những đánh giá trên mạng xã hội và các kênh đánh giá khác.

Nhờ đó, bạn sẽ khám phá ra các khía cạnh yêu thích của nhân viên trong văn hóa công ty mà bạn có thể tập trung làm nổi bật cũng như bất kỳ lĩnh vực nào cần cải thiện để đảm bảo một thương hiệu nhà tuyển dụng mạnh.

Sử dụng khảo sát để đánh giá thương hiệu nhà tuyển dụng
Sử dụng khảo sát để đánh giá thương hiệu nhà tuyển dụng

3. Viết tuyên bố giá trị của nhà tuyển dụng

Khi bạn đã hoàn thành nghiên cứu và xây dựng một danh sách các giá trị và lợi ích mà công ty cung cấp, đã đến lúc tạo ra một tuyên bố giá trị (value proposition) cho nhà tuyển dụng. Tuyên bố giá trị của nhà tuyển dụng là một thông điệp tiếp thị và một lời hứa, vì vậy bạn không nên nói bất cứ điều gì không đúng sự thật hoặc nhân viên của bạn không đồng ý. Bạn có thể thể hiện tuyên bố giá trị của nhà tuyển dụng trên trang web, tài liệu tuyển dụng hoặc LinkedIn của công ty.

Tuyên bố giá trị dựa trên sự thật và sự đồng tình của nhân viên
Tuyên bố giá trị dựa trên sự thật và sự đồng tình của nhân viên

Ngoài ra, tuyên bố giá trị của nhà tuyển dụng là điều mà nhà tuyển dụng và bộ phận nhân sự của bạn có thể thảo luận với các ứng viên tiềm năng.

Nó giúp bạn khơi gợi niềm đam mê của các ứng viên tiềm năng bằng cách thể hiện tác động tích cực của công ty bạn đối với thế giới hoặc ý nghĩa sâu xa hơn của nó. Mọi người thường muốn cảm thấy công việc của họ có ý nghĩa, thậm chí phải trả một khoản lương lớn hơn .

Ví dụ: Accenture, một công ty tư vấn quản lý toàn cầu và dịch vụ chuyên nghiệp, đã tuyên bố giá trị nhà tuyển dụng và hiển thị nổi bật trên trang Tuyển dụng của họ: “Giúp xây dựng tương lai. Hãy là chính bạn, tạo ra sự khác biệt. Hãy làm việc nơi bạn được truyền cảm hứng để khám phá niềm đam mê của bạn, nơi tài năng của bạn được nuôi dưỡng và trau dồi. Đổi mới với các công nghệ tiên tiến hàng đầu tại những dự án thú vị nhất. Và nhận những công cụ bạn cần để tiếp tục học hỏi và phát triển để bạn luôn dẫn đầu trong cuộc chơi tạo ra sự khác biệt”.

4. Thúc đẩy nhân viên hiện tại

Khi người tìm việc muốn tìm hiểu thêm về thương hiệu nhà tuyển dụng, họ sẽ muốn nghe và gặp gỡ những nhân viên thực sự tại công ty bạn. Hãy tận dụng điều này bằng cách thực hiện các cuộc phỏng vấn hoặc khảo sát nhân viên để chia sẻ trên trang web của bạn.

Bạn cũng có thể thúc đẩy nhân viên bằng cách mời họ chia sẻ trên các tài khoản mạng xã hội cá nhân khi công ty tổ chức một buổi tặng quà thú vị hoặc teambuilding. Ví dụ, bạn có thể tổ chức một sự kiện, sau đó, yêu cầu nhân viên của mình đăng một bức ảnh lên Instagram hoặc Facebook và đồng loạt gắn hashtag của riêng bạn. Đây là một cách thú vị nhưng hiệu quả để nhân viên của bạn chia sẻ văn hóa của công ty bạn với network của họ.

Tận dụng nhân viên hiện tại để xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng tốt
Tận dụng nhân viên hiện tại để xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng tốt

5. Nâng cao quy trình onboarding

Onboarding là quá trình hội nhập của nhân viên mới, hay nói cách khác, đây là giai đoạn giúp những nhân viên mới hòa nhập với vị trí và công việc mới. Điều đó có nghĩa là, những ấn tượng xấu trong onboarding có thể ảnh hưởng tiêu cực đến quyết định làm việc tại công ty bạn của những nhân viên mới. Trên thực tế, những người có trải nghiệm onboarding tiêu cực có khả năng tìm kiếm một cơ hội khác cao gấp đôi.

Tóm lại, việc tạo dựng hình ảnh thương hiệu công ty tích cực bắt đầu bằng một quy trình onboarding tốt. Điều quan trọng là bạn phải làm cho nhân viên muốn gắn bó và hào hứng với vai trò của họ và nhóm của họ ngay từ đầu. Bằng cách trang bị cho nhân viên mới các hướng dẫn và công cụ cần thiết để hoàn thành xuất sắc vai trò của họ, đảm bảo quá trình chuyển đổi suôn sẻ, tỷ lệ nghỉ việc thấp và các nhóm làm việc hiệu quả hơn.

6. Mang đến cơ hội học tập và phát triển

Lý do số một khiến mọi người quyết định rời bỏ công việc là vì họ cảm thấy nhàm chán và cần một thử thách mới. Điều này không quá khó để thay đổi.

Hãy cho phép nhân viên của mình theo đuổi các cơ hội học tập và thành thạo những kỹ năng mới, điều đó cũng đồng nghĩa với việc bạn đang thể hiện sự coi trọng sự học hỏi và cải tiến liên tục trong tổ chức của mình. Đưa ra những thử thách mới sẽ đảm bảo họ không cảm thấy nhàm chán trong vai trò của mình – điều này có thể dẫn đến tỷ lệ giữ chân nhân viên cao hơn.

Ngoài ra, khi họ phát triển các kỹ năng mới, họ sẽ trở thành những nhân viên có giá trị hơn cho công ty của bạn. Cả hai cùng có lợi.

7. Sử dụng video, blog, hình ảnh và trình chiếu để kể câu chuyện thương hiệu

Khi thực hiện chiến lược cải thiện nhận thức của thị trường về sản phẩm hoặc dịch vụ, bạn không nên truyền đạt thông điệp của mình chỉ thông qua một kênh. Thay vào đó, sử dụng kết hợp cả video, ảnh, trình chiếu, blog và các hình thức nhắn tin khác để tiếp cận được lượng khán giả tối ưu trên bất kỳ nền tảng nào họ muốn tìm thấy. Điều này cũng đúng với xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng.

Điều quan trọng là bạn phải sử dụng video, ảnh và văn bản chất lượng cao. Bạn có thể cân nhắc đưa các cuộc phỏng vấn nhân viên lên trang “Tuyển dụng” của mình hoặc chia sẻ slide do Giám đốc điều hành của bạn tạo trên trang “Giới thiệu”.

Câu chuyện thương hiệu là công cụ tuyệt vời để cải thiện nhận thức của mọi người đối với thương hiệu
Câu chuyện thương hiệu là công cụ tuyệt vời để cải thiện nhận thức của mọi người đối với thương hiệu

8. Xây dựng môi trường đa dạng và hòa nhập (D&I)

Để tạo ra một thương hiệu nhà tuyển dụng mạnh, cần thể hiện cam kết của mình trong việc xây dựng một môi trường đa dạng và hòa nhập. Có rất nhiều lợi ích khi đầu tư vào các sáng kiến ​​D&I, bao gồm các ý tưởng sáng tạo hơn, văn hóa nơi làm việc mạnh mẽ hơn và dịch vụ khách hàng tốt hơn. Đồng thời, nó cũng cần thiết cho việc xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng tích cực bằng cách đảm bảo bạn đang mở rộng phạm vi tiếp cận thương hiệu của mình đến những nhóm người mới.

Starbucks làm rất tốt trong việc xây dựng một cộng đồng vững mạnh của những nhân viên. Họ coi các nhân viên hiện tại là đối tác, khơi dậy cảm giác tự hào trong mỗi nhân viên. Ngoài ra, Starbucks đã tạo tài khoản Instagram và Twitter dành riêng cho @StarbucksJobs, họ sử dụng tài khoản này để quảng bá thương hiệu nhà tuyển dụng và tương tác với những người tìm việc.

Thay vì đăng về đồ uống của họ, Starbucks sử dụng các tài khoản mạng xã hội của mình để chia sẻ sứ mệnh của công ty, chúc mừng nhân viên tốt nghiệp đại học và chia sẻ những câu chuyện cá nhân của nhân viên. Công ty cũng sử dụng các nền tảng để thể hiện cam kết của mình đối với sự đa dạng và hòa nhập.

Xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng tại Metta Marketing Shared Services

Là chuyên gia trong lĩnh vực tiếp thị, Metta luôn nắm bắt những xu hướng và chiến lược nổi bật, phù hợp với thời cuộc. Đúc kết từ những trải nghiệm và bài học từ các thương hiệu thành công trong và ngoài nước, Metta hiểu rõ đâu là những điều cần thiết cho một doanh nghiệp muốn phát triển. Hơn hết, việc chiêu mộ được những nhân tài là điều cần thiết và hiệu quả để phát triển doanh nghiệp. Chính vì vậy, xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng là một trong những chiến lược mà Metta dành nhiều thời gian nghiên cứu và đào sâu.

xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng Metta

Chúng tôi dựa trên tình hình hiện tại của doanh nghiệp để xây dựng chiến lược thích hợp và khác biệt. Để lại thông tin về doanh nghiệp của bạn tại phung.metta@metta.com.vn, chúng tôi sẽ phân tích và đánh giá cụ thể để đưa ra giải pháp thích hợp. Cam kết bảo mật thông tin cho quý doanh nghiệp.

Metta Marketing
Chuyên gia tư vấn chiến lược thương hiệu hàng đầu

ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN, CẬP NHẬT NHỮNG THÔNG TIN HAY, MỚI NHẤT VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ MARKETING







Khám phá 3 loại hình tiếp thị nhân sự (HR Marketing) phổ biến nhất hiện nay

Đã có một thời gian tiếp thị nhân sự (HR Marketing) chỉ tập trung vào các ngày hội việc làm và các bài đăng tuyển dụng. Tuy nhiên, hiện nay tiếp thị nhân sự đã được số hóa và thay đổi rất nhiều. Trong những năm gần đây, có ba loại hình tiếp thị nhân [...]

Xây dựng văn hoá doanh nghiệp phù hợp với mục tiêu thương hiệu

Nếu bạn chỉ đang hướng tới việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp tốt tại tổ chức của mình thì bạn đang đặt ra mức tiêu chuẩn quá thấp. Một tổ chức chỉ đề cao các giá trị như tính chính trực và tinh thần đồng đội thì không khác gì với những tổ chức [...]

Siêu vũ trụ ảo metaverse: Liệu có “đất” cho doanh nghiệp vật liệu xây dựng hay không?

Nửa cuối năm 2021, khái niệm siêu vũ trụ ảo metaverse bắt đầu trở thành cơn sốt trong lĩnh vực digital. Các xu hướng công nghệ, các chiến lược tiếp thị mới từ metaverse được kỳ vọng giúp các doanh nghiệp và nhà tiếp thị phát triển mạnh mẽ. Với ngành vật liệu xây dựng [...]

Top 5 chiến lược tiếp thị bán hàng B2B hữu ích nhất trong năm 2022

Với những thay đổi xảy ra do đại dịch, người tiêu dùng hiện nay phụ thuộc nhiều hơn vào kỹ thuật số và nền tảng trực tuyến để tìm kiếm những gì họ cần. Vì thế, doanh nghiệp cần thích ứng và áp dụng đúng chiến lược tiếp thị bán hàng B2B để đạt được [...]

Văn hóa doanh nghiệp thúc đẩy sự thành công của việc xây dựng thương hiệu

Mọi tổ chức đều có văn hóa riêng, nhưng văn hóa có góp phần giúp cho họ đạt được mục tiêu kinh doanh không, hay chỉ tạo ra cản trở? Văn hóa doanh nghiệp là dấu hiệu nhận biết đáng tin cậy duy nhất về sự bền vững của doanh nghiệp. Nó giống như dấu [...]

Sự kết hợp thành công giữa thương hiệu mạnh và văn hoá doanh nghiệp giúp gia tăng trải nghiệm khách hàng

Trải nghiệm của khách hàng là một kỷ niệm, ấn tượng có thể tồn tại trong tâm trí một phút hoặc cả đời. Trải nghiệm tích cực có thể tạo cho khách hàng lòng trung thành lâu dài, ủng hộ và giới thiệu với người khác. Mặt khác, một trải nghiệm kém có thể gần đồng [...]