Thương hiệu nội bộ là giải pháp để tuyển dụng hiệu quả

Xây dựng thương hiệu nội bộ chính là hoạt động mà hầu hết các doanh nghiệp cần chú trọng, bởi đó được xem là giải pháp hiệu quả trong kế hoạch thu hút nhân tài. Cùng Metta khám phá rõ hơn về mối liên kết giữa thương hiệu nội bộ và tuyển dụng nhân tài nhé.

Câu chuyện thương hiệu là cốt lõi của những gì được thực hiện tại doanh nghiệp. Quá trình làm việc trực tiếp với các CEO và ban lãnh đạo có thể giúp doanh nghiệp xác định được những khó khăn về vấn đề tiếp thị và kinh doanh của họ, điều mà khách hàng và nhân viên đều phải trải qua. Khi phát hiện được những thách thức đó, doanh nghiệp có thể thiết kế những chiến lược phù hợp để giảm bớt khó khăn.

Ngoài những chiến lược, họ cũng có thể tạo ra các chiến dịch tin nhắn (messaging campaign) mang đến những câu chuyện thương hiệu một cách rõ ràng, hấp dẫn và có mục đích. Đối với nhiều doanh nghiệp, việc phát triển một kế hoạch kinh doanh mới không phải là điều quan trọng nhất, mà đó chính là việc tuyển dụng.

Câu chuyện thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút các ứng viên tài năng
Câu chuyện thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút các ứng viên tài năng

Ngày nay, các doanh nghiệp không ngừng tìm kiếm cách tốt nhất có thể làm cho thương hiệu của họ trên hấp dẫn hơn trong mắt những ứng viên tương lai. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng đang nỗ lực khám phá chính mình trong những cuộc đua với đối thủ cạnh tranh để có thể thu hút và tuyển dụng được những tài năng hàng đầu. Đạt được điều này cũng đồng nghĩa với việc, nhân viên khi đó được thúc đẩy mức độ quan tâm đến nhiều thứ khác hơn là tiền lương.

Millennials và Gen Z nói rằng, điều quan trọng hơn là được làm việc trong một doanh nghiệp có mục đích và nền văn hoá tuyệt vời. Trong một nghiên cứu, 64% thế hệ của Millennials cho biết rằng, họ sẽ không nhận việc nếu doanh nghiệp không có chính sách CSR (Corporate social responsibility – Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp: liên quan đến chính sách cho người lao động) vững chắc; đồng thời, Gen Z được tiết lộ là thế hệ đầu tiên ưu tiên mục đích hơn tiền lương.

Jonathan Bell, người sáng lập thương hiệu WANT và một đồng nghiệp khác có một câu nói rất tuyệt vời chính là: Xây dựng thương hiệu bao gồm 2 yếu tố:

  • Thu hút hành vi mua hàng
  • Thu hút sự tin tưởng của nhân viên

Trước đây, mục tiêu chính của hầu hết các doanh nghiệp là thu hút hành vi mua hàng của khách. Tuy nhiên, doanh nghiệp đang dần thay đổi mục tiêu đó trong thời gian gần đây, họ tập trung nhiều hơn vào việc thu hút nhân viên hiện tại và tương lai; đồng thời xây dựng sự tin tưởng của nhân viên đối với doanh nghiệp. Để làm được điều đó, nhiều doanh nghiệp cần phải chú trọng vào cách họ xây dựng thương hiệu trong nội bộ công ty.

Thương hiệu nội bộ là gì? Tại sao nó lại quan trọng?

Truyền đạt câu chuyện thương hiệu là một cách tốt để mọi người hiểu hơn về doanh nghiệp của bạn
Truyền đạt câu chuyện thương hiệu là một cách tốt để mọi người hiểu hơn về doanh nghiệp của bạn

Thương hiệu nội bộ là cách bạn truyền đạt câu chuyện thương hiệu của doanh nghiệp đến mọi người, cho họ biết doanh nghiệp của bạn hoạt động về lĩnh vực gì? Tại sao nó lại tồn tại? Hoặc doanh nghiệp của bạn có thể làm gì khác biệt và tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh? Và để truyền đạt câu chuyện thương hiệu một cách hiệu quả, thương hiệu nội bộ của doanh nghiệp phải được xây dựng dựa trên một ý tưởng đích thực – liên quan và hướng đến mục đích. 

Truyền đạt câu chuyện thương hiệu không phải là một cách tiếp cận mới bởi những năm 60 trước đây, Wally Olins đã viết và nói về tầm quan trọng của mục đích thương hiệu. Cụ thể, Simon Sinek’s TED đã ủng hộ chủ trương “bắt đầu bằng ‘tại sao’” với lượt xem hơn 50 triệu lần. Doanh nghiệp thường nói về mục đích thu hút khách hàng và điều này cũng có thể được áp dụng trong việc tuyển dụng nhân tài.

Xây dựng thương hiệu nội bộ thành công giúp thu hút những nhân viên tài năng bởi khi đội ngũ nhân viên hiện tại tin tưởng vào thương hiệu, họ sẽ khen ngợi và quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp nhằm thu hút thêm nhiều tài năng giỏi khác. Chiến thuật truyền miệng này được xem là cách tiếp thị cuối cùng mang lại hiệu quả cao.

Cách đây gần 20 năm, quy trình tuyển dụng của các doanh nghiệp có vẻ khác so với hiện tại. Trước đó, hầu hết những ứng viên tiềm năng sẽ giới thiệu bản thân họ, cùng với đó là những thành tích nổi bật và cam kết đảm bảo hoàn thành công việc tốt tại vị trí ứng tuyển.

Ngày nay, các ứng viên muốn biết trước một số thứ như: Tại sao họ lại muốn làm việc ở đây? Họ sẽ làm gì khi ngưng làm việc tại doanh nghiệp? Họ sẽ nhận được gì từ doanh nghiệp? Mặc dù có khá nhiều thắc mắc nhưng nhân viên luôn muốn có được trải nghiệm tốt tại doanh nghiệp và hoàn toàn cố gắng để đạt được điều đó.

Theo dữ liệu khảo sát từ Gallup, thế hệ Millennials và Gen Z hiện đang chiếm 46% lực lượng lao động toàn thời gian của Hoa Kỳ, và những gì họ muốn đạt được ở một doanh nghiệp khá giống nhau. Những người trẻ tuổi hơn thuộc thế hệ Millennials, Gen Z (từ năm 1989 – 2001) và thuộc thế hệ thiên niên kỷ lớn hơn (từ năm 1980 – 1988) đã chia sẻ hai ưu tiên hàng đầu của họ đối với việc chọn doanh nghiệp, đó là:

  1. Tổ chức quan tâm đến hạnh phúc của nhân viên
  2. Một tổ chức đề cao tính đạo đức

Lý do thứ ba đa dạng hơn là: 

  • Đối với thế hệ thiên niên kỷ trẻ hơn và Gen Z: “Tổ chức đa dạng và bao gồm tất cả mọi người”
  • Đối với thế hệ thiên niên kỷ lớn hơn: “Ban lãnh đạo của tổ chức được công khai và minh bạch”

Khi doanh nghiệp cho nhân viên thấy rằng họ đang được quan tâm và đầu tư vào một mục đích nào đó, nhân viên sẽ đạt được ROI (Return on Investment: kết quả hiệu suất lợi nhuận do đầu tư mang lại). Mục đích và ý nghĩa của việc thúc đẩy sự tương tác giữ nhân viên và tổ chức gia tăng đáng kể về lợi nhuận, khả năng giữ chân và mức độ tương tác với khách hàng. 

3 cách cải thiện thương hiệu nội bộ

Doanh nghiệp cần chú trọng nhiều hơn vào mục đích, giá trị và văn hoá doanh nghiệp mà họ đang theo đuổi
Doanh nghiệp cần chú trọng nhiều hơn vào mục đích, giá trị và văn hoá doanh nghiệp mà họ đang theo đuổi

Tiếp cận thương hiệu nội bộ cũng giống với việc doanh nghiệp thực hiện các chiến dịch tiếp thị và thương hiệu bên ngoài. Doanh nghiệp có thể bắt đầu với các bước sau:

Xác định vấn đề (pain points) của khách hàng nội bộ

  • Thực hiện đánh giá nội bộ để khám phá những điều nhân viên yêu thích và những điều họ muốn thay đổi
  • Đảm bảo an toàn cho nhân viên kể cả khi họ bày tỏ ý kiến của mình một cách chân thực, dù đó là khảo sát ẩn danh hay phản hồi 360 độ (phương pháp đánh giá dựa trên ý kiến phản hồi từ nhiều hướng khác nhau)
  • Tạo quá trình thu thập và phân tích thông tin chi tiết, sau đó triển khai các giải pháp cho các vấn đề: Vấn đề chung của khách hàng là gì? Một doanh nghiệp có thể thực hiện những kế hoạch ngắn hạn hay dài hạn nào để giảm bớt những vấn đề? Mục tiêu nào mà doanh nghiệp dễ đạt được và những thay đổi lớn mà họ có thể thực hiện ngay lúc đó là gì?

Chiến dịch nội bộ

  • Tìm câu chuyện thương hiệu của doanh nghiệp được bắt nguồn từ mục đích thương hiệu và những hoạt động trong nội bộ
  • Xác định đầy đủ ”lý do” và “mục đích” của doanh nghiệp, xây dựng câu chuyện thương hiệu và truyền đạt nhằm tạo nên sự tin tưởng của nhân viên
  • Hãy nhớ rằng người tuyển dụng tốt nhất chính là đội ngũ nhân viên
  • Khi mục đích doanh nghiệp được truyền đạt một cách hiệu quả, nó sẽ thu hút nhiều khách hàng tiềm năng hơn

Tạo ra các chiến dịch có mục tiêu hướng ra bên ngoài

Chiến dịch quảng cáo không phải lúc nào cũng phải nói về các sản phẩm và dịch vụ. Thay vào đó, doanh nghiệp nên chọn những quảng cáo có thể quảng bá văn hóa doanh nghiệp. Quảng cáo “Nghĩ khác biệt” nổi tiếng của Apple không chỉ cho khách hàng biết được họ là ai khi sử dụng sản phẩm của Apple, mà còn khéo léo truyền tải hình ảnh công ty. Hãy tạo các chiến dịch bên ngoài để tập trung vào quan điểm của doanh nghiệp về ngành hoặc thế giới. Hãy nói với những người mà doanh nghiệp thật sự quan tâm về các giá trị mà bạn mang lại cho họ. Một khi làm được điều đó, họ sẽ quay lại và ủng hộ bạn. 

Nếu việc tuyển dụng là một thách thức quan trọng, doanh nghiệp của bạn cần phải cùng nhau lên ý tưởng và thiết kế lại câu chuyện thương hiệu của mình. Từ đó, thương hiệu nội bộ của doanh nghiệp sẽ hoàn toàn được lột xác. Nói đơn giản, doanh nghiệp chỉ cần chú trọng vào mục đích, giá trị và văn hoá doanh nghiệp. Khi đó, những phần thưởng cho sự đầu tư và nỗ lực của doanh nghiệp sẽ được đền đáp.

Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về chiến lược xây dựng câu chuyện thương hiệu sao cho thu hút, hấp dẫn; hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua email: phung.metta@metta.com.vn. Đội ngũ chuyên gia của chúng tôi sẽ đồng hành cùng bạn khám phá những giá trị, ý nghĩa và mục tiêu của doanh nghiệp để tạo nên những câu chuyện thương hiệu có tính hiệu quả cao nhất.

Nguồn: https://www.forbes.com/sites/forbesagencycouncil/2021/06/15/when-recruitment-is-the-problem-internal-branding-is-the-solution/

Metta Marketing
Chuyên gia tư vấn chiến lược thương hiệu hàng đầu

ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN, CẬP NHẬT NHỮNG THÔNG TIN HAY, MỚI NHẤT VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ MARKETING







Khách hàng nội bộ và khách hàng bên ngoài, ai quan trọng hơn?

Chúng ta đang sống trong bối cảnh nền kinh tế liên tục phát triển, nhiều doanh nghiệp cung cấp cùng một sản phẩm – dịch vụ. Điều này khiến các doanh nghiệp chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ đối thủ trong cùng lĩnh vực ngành nghề. Một số người cho rằng mục tiêu của [...]

Tìm hiểu về thương hiệu nhà tuyển dụng & những gợi ý xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng

Ngày nay thuật ngữ thương hiệu hoặc những biến thể của thuật ngữ này rất dễ gặp thấy ở bất kì nơi nào. Các khái niệm thương hiệu khác nhau khá phổ biến hiện nay như thương hiệu cá nhân, thương hiệu nhà tuyển dụng, thương hiệu nội bộ, v.v. Các biến thể này có [...]

Tại sao đo lường sự hài lòng của khách hàng nội bộ là chìa khóa quan trọng để thành công?

Khách hàng nội bộ là tệp khách hàng quan trọng của doanh nghiệp. Sự hài lòng của nhóm khách hàng này có thể ảnh hưởng đến thành công hoặc thất bại của doanh nghiệp. Trước tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu khái quát về khách hàng nội bộ. Khách hàng nội bộ là các cá [...]

Khách hàng nội bộ – Trụ cột trong chiến lược phát triển doanh nghiệp

Ai là người quan trọng hơn đối với một tổ chức: khách hàng (bên ngoài) hay “khách hàng nội bộ”? Đây là một cuộc tranh luận chưa có điểm dừng và cần xác định từ bây giờ. Trong hơn một thập kỷ qua, các công ty đã nhận thức được tầm quan trọng của việc [...]

Digital HR – Chuyển đổi số nhân sự là gì?

AI (Artificial intelligence – trí tuệ nhân tạo) trong Nhân sự là một chủ đề bạn sẽ tìm thấy trong khá nhiều bài viết về xu hướng Nhân sự trong tương lai. Một thứ khác mà bạn chắc chắn sẽ tìm thấy trong các danh sách xu hướng này là số hóa Nhân sự hay Digital HR. [...]

“Số hóa” dịch vụ Nhân sự

Cuộc cách mạng kỹ thuật số đã và đang xâm nhập vào mọi lĩnh vực: con người sử dụng điện thoại thông minh và máy tính bảng hàng ngày, sử dụng mạng xã hội ở nơi làm việc, số hóa các tài liệu,… Công nghệ số đã xâm nhập vào cuộc sống hàng ngày của [...]