6 đặc điểm của một văn hóa doanh nghiệp mạnh và bền vững

Văn hóa doanh nghiệp mạnh và bền vững là mục tiêu quan trọng của nhiều tổ chức. Một nền văn hoá tốt không chỉ mang lại giá trị to lớn về thương hiệu, tài chính mà còn tạo nên những lợi thế cạnh tranh tích cực cho doanh nghiệp. 

“Chúng tôi muốn có một nền văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ” – Đây có lẽ là một trong những câu nói phổ biến nhất từ nhiều doanh nghiệp. Trong một nghiên cứu với sự tham gia của hơn 1.400 giám đốc điều hành và giám đốc tài chính ở Bắc Mỹ, 90% đều cho rằng văn hóa đóng vai trò quan trọng trong tổ chức của họ; và lý do các giám đốc muốn sở hữu một văn hóa doanh nghiệp mạnh và bền vững là vì nó thường mang đến sự hài lòng cho nhân viên. Những nhân viên cảm thấy hài lòng sẽ làm tốt hơn đối thủ cạnh tranh khoảng 20%, những nhân viên cảm thấy hạnh phúc sẽ có năng suất làm việc cao hơn 12% so với những người không thích vị trí của họ.

Văn hóa doanh nghiệp là gì?

Văn hoá doanh nghiệp tồn tại với nhiều định nghĩa khác nhau, mỗi định nghĩa sẽ thể hiện một phiên bản riêng biệt của nó về cấu trúc trong một tổ chức. Đó là tập hợp các giá trị, thói quen, giả định và tầm nhìn do một tổ chức nắm giữ. Terry Deal và Allan Kennedy – những nhà nghiên cứu đầu tiên đi sâu vào định nghĩa văn hóa doanh nghiệp – cho rằng văn hóa doanh nghiệp là cách mà mọi thứ được thực hiện trong một tổ chức.

Văn hoá doanh nghiệp hiểu một cách tổng quát là các triết lý, các giá trị được chia sẻ, các đặc điểm và thói quen có thể giúp xác định tính chất môi trường xã hội và tâm lý của một tổ chức. Văn hoá doanh nghiệp có thể chi phối cách cư xử, hành động và thực hiện công việc của cấp quản lý, nhân viên và cả bên thứ ba trong một doanh nghiệp. Văn hóa được thiết lập từ ban lãnh đạo của một tổ chức, sau đó được truyền đạt và củng cố liên tục thông qua các phương pháp khác nhau – Từ việc giới thiệu đến cách tiến hành các cuộc họp; cuối cùng là định hình nhận thức, thói quen và hiểu biết của đội ngũ nhân viên. Văn hóa đóng vai trò quan trọng đến cách một công ty tương tác với thế giới bên ngoài.

Một nền văn hóa mạnh và bền vững sẽ tạo nên nhiều giá trị tích cực cho doanh nghiệp của bạn
Một nền văn hóa mạnh và bền vững sẽ tạo nên nhiều giá trị tích cực cho doanh nghiệp của bạn

Văn hóa thường được thể hiện qua hình ảnh của nhân viên trong tổ chức, các hoạt động bên trong doanh nghiệp và kỳ vọng trong tương lai. Đó là cách mỗi cá nhân đồng nhất bản thân với tổ chức. Trách nhiệm của việc quản lý một tổ chức chính là tạo nên một nền văn hóa vững chắc, nhằm thúc đẩy sự phát triển và  tạo ra một hình ảnh thương hiệu tích cực. Thông thường, các tổ chức hoạt động trong các ngành khác nhau sẽ có nền văn hóa khác nhau. Cụ thể, Thế Giới Di Động sở hữu nền văn hóa khác với Masan, hai tổ chức này cũng có điểm khác biệt so với công ty Unilever.

Chìa khóa mang đến sự thành công cho một tổ chức chính là một nền văn hóa mạnh được kết hợp với chiến lược và cấu trúc một cách hiệu quả. Một nghiên cứu được thực hiện bởi Charles A.O’Reilly – Giáo sư Đại học Kinh doanh Stanford, đã chứng minh rằng văn hóa là một thành phần quan trọng giúp thúc đẩy hoạt động tài chính của một tổ chức. Một nghiên cứu khác được công bố trên Tạp chí Hành vi Tổ chức (Journal of Organizational) đã chỉ ra rằng, văn hóa tổ chức có tác động tích cực đến các công ty có tốc độ phát triển nhanh nhất trong bất kể lĩnh vực hoạt động nào. O’Reilly và nhóm của ông đã phát hiện ra rằng các tổ chức có nền văn hóa thích ứng cao luôn có lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ có nền văn hóa cứng nhắc.

Văn hóa doanh nghiệp có thể chi phối cách thức quản lý, nhân viên và các bên liên quan
Văn hóa doanh nghiệp có thể chi phối cách thức quản lý, nhân viên và các bên liên quan

Một nền văn hóa kém hiệu quả sẽ dẫn đến lực lượng lao động không gắn kết, quan hệ với khách hàng kém và lợi nhuận thấp hơn, tất cả đều có thể tạo nên những tác động tiêu cực đến kết quả báo cáo tài chính cuối cùng của công ty. Trong một tổ chức, nguồn nhân lực đóng vai trò cơ bản trong việc hình thành văn hóa của doanh nghiệp, bắt đầu bằng việc tuyển dụng những ứng viên chia sẻ cùng triết lý với tổ chức. Các công ty phát triển vượt bậc thường đầu tư hàng nghìn đô la cho mỗi vị trí tuyển dụng của mình. Việc tuyển dụng được những ứng viên có chung mục tiêu và giá trị với công ty vẫn luôn là thách thức lớn. Hiện nay quy trình tuyển dụng được thực hiện dễ dàng hơn nhờ các  công nghệ sắp xếp và tổ chức quy trình tốt hơn cho cả người quản lý và người nộp đơn.

Điều gì tạo nên một nền văn hóa hiệu quả?

Sự ổn định

Một nền văn hóa ổn định sẽ mang đến sự an toàn cho tổ chức của bạn
Một nền văn hóa ổn định sẽ mang đến sự an toàn cho tổ chức của bạn

Việc tăng trưởng tài chính và sở hữu một thương hiệu mạnh là mục tiêu chính của mọi tổ chức. Tuy nhiên, những điều này chẳng thể xảy ra nếu không có sự ổn định. Một nền văn hóa ổn định sẽ mang đến sự an toàn cho nhân viên và đối tác. Qua đó hình thành nên thái độ, hành vi, giá trị và các mối quan hệ trong công ty. Với sự ổn định, nhân viên có xu hướng quan tâm đến kết quả và họ sẽ cùng chia sẻ một mục tiêu chung nhằm giữ được sự ổn định. Thông thường, các nhà đầu tư, người cho vay và những nhân viên sẵn sàng làm việc với những tổ chức có sự ổn định hơn. Một tổ chức duy trì được mức tăng trưởng nhất quán cuối cùng sẽ hoạt động tốt hơn một tổ chức có những cải tiến nhanh chóng nhưng lại không ổn định. Sự bất ổn doanh số của Wayfair trong năm 2018 được xem là một ví dụ điển hình. Wayfair đã giảm 23% mức giá cổ phiếu của họ chỉ trong một ngày do sự bất ổn về doanh số bán hàng. Do đó, sự ổn định sẽ tạo nên một môi trường an toàn nhằm khuyến khích tăng trưởng.

Chú ý đến chi tiết

Chú ý đến chi tiết đảm bảo tính hiệu quả trong giao tiếp nhằm giảm lỗi, sắp xếp khối lượng công việc hợp lý
Chú ý đến chi tiết đảm bảo tính hiệu quả trong giao tiếp nhằm giảm lỗi, sắp xếp khối lượng công việc hợp lý

Chìa khóa thành công của một tổ chức chính là tập trung vào các chi tiết, từ cách họ chào đón một nhân viên mới vào nhóm cho đến cách họ gửi báo cáo cho các cổ đông. Sự chú trọng vào chi tiết thể hiện được tính hiệu quả và sự cam kết trong phục vụ. Đối với nhân viên, những người có xu hướng chú ý nhiều đến fine print (hàng chữ nhỏ, thường là các quy tắc, điều khoản, điều kiện của thỏa thuận, hợp đồng) thường sẽ làm việc hiệu quả hơn những người không chú ý. Việc chú ý chi tiết còn xoay quanh nhiều điểm mạnh khác như: quản lý thời gian, tư duy phân tích, kỹ năng quan sát và lắng nghe tích cực. Chú ý đến những điều nhỏ nhặt giúp tổ chức hướng hoạt động theo hướng tích cực và thiết lập nên một thương hiệu bền vững mà mọi người mong muốn được liên kết.

Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Khoa học Quản lý, nói về việc chú ý chi tiết và đổi mới là yếu tố quyết định để nâng cao chất lượng trong kinh doanh. Việc chú ý đến chi tiết cho phép nhân viên hoàn thành nhiệm vụ được giao trong thời gian đã định với độ chính xác cao. Điều này đảm bảo tính hiệu quả trong giao tiếp nhằm giảm lỗi, sắp xếp khối lượng công việc và tiến trình hợp lý.

Sự đổi mới

Đổi mới có thể hiểu là chịu thử nghiệm và chấp nhận rủi ro, và linh hoạt hơn khi phải phản ứng với các sự kiện bất ngờ
Đổi mới có thể hiểu là chịu thử nghiệm và chấp nhận rủi ro, và linh hoạt hơn khi phải phản ứng với các sự kiện bất ngờ

Trong thế giới làm việc có tính cạnh tranh gay gắt hiện nay, các tổ chức cần phải chú ý để phát triển mạnh mẽ. Một tổ chức ưu tiên việc cải tiến thay vì chờ đợi một sự thay đổi sẽ có nhiều khả năng phát triển vượt bậc. Đổi mới là một trụ cột quan trọng trong sự phát triển bền vững và thịnh vượng cho bất kỳ tổ chức nào. Đổi mới đồng nghĩa với việc chịu thử nghiệm và chấp nhận rủi ro, và linh hoạt hơn khi phải phản ứng với các sự kiện bất ngờ. Mọi doanh nghiệp đi theo định hướng mục tiêu nên thực hiện cải tiến như một phần văn hóa tổ chức của họ. Theo McKinsey, 84% giám đốc điều hành tin rằng sự đổi mới đóng vai trò quan trọng đối với chiến lược tăng trưởng của doanh nghiệp. Trong cuộc khảo sát năm 2015 của Accenture chỉ ra rằng sự thành công trong tương lai của một tổ chức sẽ phụ thuộc vào mức độ đổi mới của họ. Một tổ chức đổi mới và sáng tạo có khả năng giải quyết vấn đề tốt hơn, đảm bảo tính bền vững của tổ chức khi thực hiện các hoạt động tái thiết kế bao bì, tái định vị thương hiệu hay các cải tiến khác để luôn đáp ứng nhu cầu thay đổi của thị trường.

Năng lực cạnh tranh

Một doanh nghiệp có thể đạt được nhiều lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ
Một doanh nghiệp có thể đạt được nhiều lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ

Năng lực cạnh tranh là một thuộc tính giúp tổ chức có nhiều lợi thế so với đối thủ cạnh tranh của họ. Nó có thể áp dụng cho hầu hết mọi thứ, từ mức giá, tùy chọn giao hàng cho đến tùy chọn màu sắc. Tuy nhiên, khả năng cạnh tranh bền vững có nghĩa là đạt được tỷ suất lợi nhuận tốt hơn và tạo ra giá trị cao hơn cho nhân viên cũng như cổ đông trong một khoảng thời gian. Những cuộc nghiên cứu về điều này đã phát hiện ra mối quan hệ chặt chẽ giữa khả năng cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có thể đạt được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ bằng bốn cách:

  1.       Cung cấp giá trị thực cho người tiêu dùng
  2.       Xác định thị trường mục tiêu và cách để nó có thể phục vụ cho phân khúc khách hàng mục tiêu
  3.       Hiểu được bối cảnh cạnh tranh của họ
  4.       Tuyển dụng đúng nhân viên

77% doanh nghiệp tin rằng khả năng cạnh tranh là yếu tố sống còn để giành chiến thắng trước những giải pháp của đối thủ. Còn những doanh nghiệp không tạo lập được khả năng cạnh tranh cho mình sẽ khó mà tồn tại. Ngoài việc tìm kiếm thị trường phù hợp, thì việc tuyển dụng nhân tài là điều bắt buộc. Trên thực tế, đó là mối quan tâm hàng đầu của những giám đốc điều hành C-Suite: Tìm kiếm và giữ chân những tài năng hàng đầu. Tóm lại, việc đổi mới tạo ra lợi thế cạnh tranh vượt trội cho doanh nghiệp.

Định hướng nhóm (Team orientation)

Tổ chức xu hướng làm việc nhóm cao hơn sẽ mang đến kết quả vượt trội so với đối thủ
Tổ chức xu hướng làm việc nhóm cao hơn sẽ mang đến kết quả vượt trội so với đối thủ

Tuyển dụng một đội ngũ có năng lực là một chuyện, để họ làm việc cùng nhau là một chuyện khác. Lực lượng lao động dù tay nghề có cao đến đâu nhưng lại không có tinh thần đồng đội thì mong muốn sẽ không trở thành hiện thực. Định hướng nhóm có nghĩa là chia sẻ những kỹ năng với các vai trò khác nhau để có thể đạt được mục tiêu chung. Nó cho thấy nhân viên đang làm việc với một mục tiêu chung. Bất kể ngành công nghiệp nào cũng vậy, những người có xu hướng làm việc nhóm cao hơn sẽ mang đến kết quả vượt trội so với đối thủ.

Số liệu thống kê về sự cộng tác cũng chỉ ra rằng 75% nhà tuyển dụng đánh giá mức độ quan trọng của tinh thần đồng đội và cộng tác trong việc hoàn thành nhiệm vụ. Do đó, các nhà tuyển dụng luôn muốn nhân viên tin tưởng vào tinh thần đồng đội dưới mọi hình thức. Nó giúp xây dựng tinh thần, tạo cảm giác thân thuộc và cam kết vì mục tiêu chung. Vì vậy, những nhà quản lý tuyển dụng nên hiểu được giá trị của việc tuyển dụng những ứng viên phù hợp với văn hóa làm việc đội nhóm.

Định hướng kết quả (Outcome orientation)

Văn hóa định hướng hiệu suất giúp công ty hoạt động tốt hơn
Văn hóa định hướng hiệu suất giúp công ty hoạt động tốt hơn

Định hướng kết quả giúp một tổ chức xác định được những điều mình cần ưu tiên. Khi lãnh đạo xác định trước các kết quả mong muốn, nhóm sẽ biết được đâu là việc cần ưu tiên hành động. Khi một nhóm làm việc và hướng tới một kết quả cụ thể, họ sẽ nhanh chóng cảm thấy trách nhiệm và sở hữu dự án. Với một kết quả được xác định trước, nhân viên có thể tập trung vào việc đạt được mục tiêu. Nhân viên có thể thỏa sức sáng tạo trong khuôn khổ mục tiêu và thời gian đã xác định.

Trong nghiên cứu được xuất bản bởi Harvard Business Review, văn hóa định hướng hiệu suất có xu hướng hoạt động tốt hơn những công ty thiếu định hướng kết quả. Những tổ chức hoạt động dựa trên định hướng kết quả sẽ đo lường được tiến trình của họ, giúp họ có nhiều cơ hội đạt được mục tiêu và tăng lợi nhuận. Hơn 50% giám đốc điều hành tin rằng văn hóa định hướng kết quả sẽ ảnh hưởng đến năng suất. Do đó, một công ty tập trung vào tương lai cần một đội ngũ định hướng hành động.

Hỗ trợ

Một môi trường hỗ trợ sẽ tạo nên những khuyến khích tích cực mang tính đổi mới cao
Một môi trường hỗ trợ sẽ tạo nên những khuyến khích tích cực mang tính đổi mới cao

Sự hỗ trợ có liên quan đến hiệu suất và mức độ thành công tốt hơn. Vậy, nó là gì? Nó đề cập đến việc tạo ra một bối cảnh mà ở đó ưu tiên việc lắng nghe và hỗ trợ nhân viên. Với sự nhạy cảm và chu đáo, các tổ chức thường bày tỏ sự quan tâm của họ đến nhân viên. Điều này đồng nghĩa với việc hiệu suất làm việc của nhân viên sẽ được gia tăng. Một tổ chức hỗ trợ thúc đẩy các mối quan hệ tốt hơn và khuyến khích một nhóm hạnh phúc. Nghiên cứu thực hiện tại Đại học Groningen cho thấy rằng, một môi trường hỗ trợ giúp khuyến khích sự đổi mới. Các tổ chức với định hướng mục tiêu sẽ cố gắng thuê những nhân viên có xu hướng hỗ trợ lẫn nhau nhằm xây dựng văn hóa công ty cạnh tranh.

Một nhóm hỗ trợ biết nắm bắt tư duy phát triển là một điều vô cùng cần thiết trong một tổ chức. Nó giúp loại bỏ cảm giác thất bại bằng cách tạo ra một “thiên đường”, nơi mà nhân viên được khuyến khích thử sức những điều mới và học hỏi từ những thất bại. Khi nhân viên cởi mở với nhau, sự phát triển và học hỏi cũng trở thành tiêu chuẩn của tổ chức. Một môi trường cởi mở đồng nghĩa với việc khả năng giữ chân nhân viên cũng cao hơn, bởi họ cảm thấy mình được đánh giá cao và có giá trị trong tổ chức. Với cảm giác được chấp nhận và tự chủ, khả năng nghỉ việc của nhân viên cũng sẽ giảm xuống.

Làm thế nào để kết hợp tài năng và văn hóa của bạn?

Văn hoá doanh nghiệp mạnh đồng nghĩa với việc đạt được nhiều thành công. Hiệu suất tốt, nhân viên có động lực, khách hàng trung thành và gia tăng lợi nhuận là những lợi ích có thể đạt được khi nhà lãnh đạo tạo ra nền văn hóa đáng tin cậy, cởi mở và giao tiếp. Các tổ chức cần đầu tư vào việc thuê một đội ngũ phù hợp với văn hoá doanh nghiệp mạnh. Các nhà tuyển dụng nhận ra rằng đó là một cách giúp họ hiểu tổng thể từng cá nhân, không chỉ qua một tờ giấy.

Nhìn chung, hầu hết các doanh nghiệp cần phải hiểu được tầm quan trọng của việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Đồng thời, để kết hợp tài năng và văn hoá một cách hiệu quả, một tổ chức cần chọn lựa các hoạt động có tính kết hợp nhanh và tiện lợi. Cụ thể, đó có thể là việc tận dụng những tính năng nổi bật của công nghệ cao như AI, phân tích… Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ ngày càng đạt được hiệu suất cao trong công việc.

Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về chiến lược xây dựng một nền văn hóa doanh nghiệp hiệu quả, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua email: phung.metta@metta.com.vn. Đội ngũ chuyên gia của chúng tôi sẽ đồng hành cùng bạn trong quá trình tạo dựng nền văn hóa khác biệt, mạnh và bền vững.

Nguồn: https://www.retorio.com/blog/organizational-culture-6-facets-strong-company

Metta Marketing
Chuyên gia tư vấn chiến lược thương hiệu hàng đầu

ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN, CẬP NHẬT NHỮNG THÔNG TIN HAY, MỚI NHẤT VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ MARKETING

Thương hiệu và văn hóa doanh nghiệp: Cái nào dẫn dắt cái nào?

“Con gà hay quả trứng có trước?”, các nhà lãnh đạo cũng đặt câu hỏi như vậy đối với việc xây dựng thương hiệu và xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Mặc dù không có câu trả lời chung cho tất cả, bài viết sẽ đưa ra ba câu hỏi quan trọng mà bất kỳ [...]

Marketing cho Nhân sự: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp và thu hút nhân tài ra sao?

Chúng ta đều biết rằng công tác thu hút nhân tài và xây dựng văn hóa doanh nghiệp không còn là nhiệm vụ của riêng bộ phận nhân sự. Các phòng ban khác đều có vai trò hỗ trợ lẫn nhau để thực hiện nhiệm vụ ấy. Đăc biệt, sự kết hợp của marketing và [...]

Văn hóa doanh nghiệp thúc đẩy sự thành công của việc xây dựng thương hiệu

Mọi tổ chức đều có văn hóa riêng, nhưng văn hóa có góp phần giúp cho họ đạt được mục tiêu kinh doanh không, hay chỉ tạo ra cản trở? Văn hóa doanh nghiệp là dấu hiệu nhận biết đáng tin cậy duy nhất về sự bền vững của doanh nghiệp. Nó giống như dấu [...]

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp như thế nào để nâng cao hiệu suất Marketing?

Thông thường, văn hóa doanh nghiệp thường được xem là cái cớ để doanh nghiệp không tuyển dụng các ứng viên đa dạng khác nhau. Và đó cũng là bằng chứng cho việc các công ty chưa xem trọng việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Theo một nhà cung cấp nền tảng nhân sự, [...]

Tái thiết lập văn hóa doanh nghiệp thích ứng với xã hội “hậu Covid”

Nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu đưa nhân viên trở lại làm việc trực tiếp tại văn phòng sau Covid. Đây là thời điểm thích hợp để các lãnh đạo suy nghĩ về việc văn hóa doanh nghiệp đã thay đổi như thế nào hậu Covid, và quan trọng hơn, làm cách nào để tạo [...]

Văn hóa doanh nghiệp là thương hiệu

Viêc xây dựng một thương hiệu mạnh trên thị trường hiện tại cực kì khác so với 40 năm trước. Tập trung hết nguồn lực để quảng bá thương hiệu ra thế giới không phải là cách duy nhất. Bây giờ nó là “đường hai chiều”, liên quan đến việc duy trì nhận thức của [...]