Sự hợp tác giữa Tiếp thị và Nhân sự – Nguồn sức mạnh giúp thu hút nhân tài
Tìm kiếm tài năng Tiếp thị để định vị công ty
Các Giám đốc Tiếp thị (CMO) đã thành công trong việc xây dựng mối quan hệ với các đồng nghiệp C-suite (các Giám đốc cùng cấp) và hàn gắn các lỗ hổng của tổ chức trong những năm gần đây. Từ bộ phận CNTT, Bán hàng đến Tài chính, Tiếp thị đóng một vai trò quan trọng đến sự thành công của các bộ phận trong một doanh nghiệp.
Với tư cách là nhà tuyển dụng cung cấp dịch vụ Tuyển dụng và Tiếp thị, chúng tôi tin rằng nhu cầu để 2 bộ phận Tiếp thị và Nhân sự hợp tác ngày càng tăng, nhằm xây dựng mối quan hệ đôi bên cùng có lợi. Mối quan hệ cộng sinh giữa hai bộ phận này giúp tăng cường các quy trình hoạt động cốt lõi và gia tăng giá trị doanh nghiệp cho tổ chức.
Tiếp thị và Nhân sự có cùng các mục tiêu giống nhau, nhưng nhắm vào các đối tượng khác nhau. Tiếp thị chịu trách nhiệm về việc xây dựng thương hiệu doanh nghiệp và truyền thông nó đến người tiêu dùng. Nhân sự chịu trách nhiệm xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng; đảm bảo nhân viên nội bộ và khách hàng bên ngoài nhận thức đúng về tổ chức.
Ranh giới giữa hai lĩnh vực này đang dần xóa nhòa khi cả Tiếp thị và Nhân sự đều chịu trách nhiệm đảm bảo thương hiệu tuyển dụng doanh nghiệp vững mạnh và các nhân viên truyền tải đúng thông điệp thương hiệu.
Cả hai bộ phận đều quan trọng đối với bất kỳ tổ chức nào và trên hết, các lãnh đạo khi hiểu được sự kết hợp này sẽ giúp cải thiện thương hiệu tuyển dụng, thúc đẩy văn hóa và thu hút được những tài năng đặc biệt.
Khám phá sức mạnh của sự hợp tác giữa Tiếp thị và Nhân sự
Trong bối cảnh cạnh tranh ngày nay, nơi sự tương tác với cả ứng viên và khách hàng là thiết yếu; Tiếp thị và Nhân sự cần hướng tới một mối quan hệ hợp tác có ý nghĩa hơn, để tạo ra các giá trị cho doanh nghiệp.
Nhân viên là tài sản lớn nhất của một doanh nghiệp và thành công của công ty phụ thuộc vào khả năng thu hút nhân tài. Làm thế nào để các nhà lãnh đạo xây dựng thương hiệu doanh nghiệp như một nơi làm việc hấp dẫn cho những nhân tài?
Tiếp thị và Nhân sự có thể hợp tác để nâng cao các giá trị của một tổ chức:
Gắn kết nhân viên
Khả năng giữ chân nhân viên và sự hài lòng của nhân viên luôn là lợi ích mà các công ty hướng đến. Nhân viên hào hứng và gắn kết với công ty sẽ làm việc hiệu suất hơn và công ty sẽ được biết đến là một nơi làm việc tuyệt vời.
Nhân sự là bộ phận đầu tiên nhân viên được tiếp xúc, do đó, nhân sự nên là nơi tốt nhất để truyền tải văn hóa và thương hiệu đến nội bộ và cả bên ngoài tổ chức. Nhân sự lan tỏa các thông điệp truyền thông cho nhân viên, các bên liên quan và nhân viên tiềm năng để thu hút họ tham gia và lôi kéo họ đến với thương hiệu. Để đạt được hiệu quả cao nhất, Giám đốc Tiếp thị (CMO) và Giám đốc Nhân sự (CHRO) phải xây dựng một chiến lược trong đó các hoạt động gắn kết nhân viên phải được thúc đẩy bởi cả Tiếp thị và Nhân sự.
Các quy trình mà cả hai bên thực hiện để xây dựng một thương hiệu nhằm thúc đẩy lòng trung thành của khách hàng; thúc đẩy lòng trung thành và sự tương tác của nhân viên là rất giống nhau. Thu hút người tiêu dùng là thế mạnh của bộ phận Tiếp thị, do đó, bộ phận Tiếp thị có thể hỗ trợ bộ phận Nhân sự trong việc tạo ra các chương trình gắn kết tại nơi làm việc.
Tiếp thị có thể giúp bộ phận Nhân sự trở về với giá trị thực sự của họ: vượt ra khỏi nhiệm vụ tuyển dụng, phúc lợi và lương thưởng để thực sự đầu tư vào sự gắn bó của nhân viên.
Thông điệp thương hiệu
Việc chiêu mộ nhân tài ngày càng trở nên giống với việc thu hút khách hàng. Do đó, việc xây dựng một thông điệp thương hiệu gắn kết và gây được tiếng vang với người tiêu dùng, nhân viên và ứng viên là rất quan trọng.
Câu chuyện của công ty là nền tảng cho một thương hiệu doanh nghiệp tuyệt vời và nhân viên thường là những người ủng hộ thương hiệu tốt nhất về các giá trị và sứ mệnh của công ty. Thông qua sự hợp tác của Tiếp thị với bộ phận Nhân sự, thông điệp thương hiệu có thể được chia sẻ một cách hiệu quả trong nội bộ tổ chức. Điều này giúp nhân viên có cơ hội hiểu đúng thông điệp thương hiệu, hơn nữa, hỗ trợ sứ mệnh của Tiếp thị là chia sẻ thông điệp đó với người tiêu dùng.
Văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp và các giá trị là thành phần cốt lõi tạo nên thương hiệu của mọi công ty. Vậy làm thế nào để gắn kết nhân viên và tổ chức, và giúp nhân viên gắn kết với nhau?
Chìa khóa của cách truyền tải văn hóa doanh nghiệp nội bộ là sự hợp tác giữa bộ phận Tiếp thị, các giám đốc Nhân sự và cách họ giao tiếp với nhân viên của mình. Tiếp thị là đầu mối liên hệ trực tiếp với người tiêu dùng, do đó bộ phận Tiếp thị có thể hỗ trợ bộ phận Nhân sự trong việc truyền tải và thúc đẩy các giá trị và sứ mệnh doanh nghiệp. Điều này có thể thu hút sự chú ý và yêu thích của các nhân viên và ứng viên tiềm năng.
Phương tiện truyền thông xã hội (Social media)
Không còn nghi ngờ gì nữa, Tiếp thị là người hướng dẫn giúp bộ phận Nhân sự tiếp xúc và thích ứng với mạng xã hội. Cũng giống như các nhà tiếp thị tận dụng phương tiện truyền thông xã hội để tiếp cận người tiêu dùng và nâng cao nhận thức về thương hiệu, các nhóm Nhân sự có thể sử dụng các trang mạng xã hội để tiếp thị tuyển dụng hiện đại. Với chiến lược phù hợp, mạng xã hội có thể nâng cao hiệu quả của Nhân sự trong việc tiếp cận và tuyển dụng nhân tài.
Xây dựng và thúc đẩy sự hiện diện trên phương tiện truyền thông xã hội có thể giúp nâng cao khả năng truyền thông của thương hiệu cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Tuy nhiên, bộ phận Tiếp thị và Nhân sự cần hợp tác để xây dựng chiến lược chung và xác định cách cả hai bên có thể tận dụng các phương tiện truyền thông xã hội. Mặc dù mỗi tin tuyển dụng hay quảng cáo của công ty có thể khác nhau, thông điệp tổng thể cần được thống nhất và gắn kết giữa hai bộ phận.
Phương tiện truyền thông xã hội không chỉ có thể được dùng để quảng bá các cơ hội việc làm mà còn có thể được sử dụng để quảng bá văn hóa doanh nghiệp, thương hiệu tuyển dụng và chứng minh lý do tại sao công ty của bạn là một nơi tuyệt vời để làm việc.
Cả hai nhóm có thể chia sẻ kinh nghiệm cá nhân, câu chuyện và thành tích về công ty trên phương tiện truyền thông xã hội. Bằng cách này, người tiêu dùng và ứng viên có được cái nhìn sâu sắc về thương hiệu một cách xác thực. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể thực hiện khảo sát cảm nhận của nhân viên hiện tại và nhân viên cũ về tổ chức. Với các phản hồi này, hai nhóm có thể làm việc để tối ưu hóa thông điệp và truyền thông thương hiệu của mình.
Onboarding (quá trình đào tạo nhập môn cho nhân viên mới)
Tiếp thị và Nhân sự có thể hợp tác để đảm bảo quá trình đào tạo nhập môn cho nhân viên (onboarding) diễn ra liền mạch và hiệu quả.
Nhân sự chuyên tạo ra các chương trình nhập môn, giúp đỡ các nhân viên mới gia nhập và hỗ trợ các nhà lãnh đạo trong suốt quá trình này. Tiếp thị có thể giúp truyền đi thông điệp về lý do tại sao một quy trình nhập môn tuyệt vời mang lại giá trị quan trọng, giúp doanh nghiệp nhận được lựa chọn từ nhân viên và các bên thứ ba.
Phần kết luận
Khi Giám đốc Tiếp thị (CMO) và Giám đốc Nhân sự (CHRO) cộng tác, cả hai đều có thể đạt được tác động và khả năng hiện diện trong tổ chức. Mặc dù Tiếp thị và Nhân sự thực sự là hai bộ phận riêng biệt, nhưng hợp tác làm việc sẽ đảm bảo các tổ chức thu hút được những ứng viên tốt nhất và giữ chân họ lâu nhất. Sự hợp tác của hai bộ phận kinh doanh này có tác dụng lâu dài trong việc thúc đẩy thương hiệu doanh nghiệp phát triển.
Sự trợ giúp của các giám đốc điều hành Tiếp thị có kinh nghiệm cũng rất có giá trị trong việc tìm kiếm tài năng hàng đầu trong thị trường định hướng tài năng ngày nay. Bạn thấy mối quan hệ đối tác giữa Tiếp thị và Nhân sự có giá trị đối với doanh nghiệp bằng những cách nào khác? Chúng tôi muốn nghe suy nghĩ của bạn, hãy liên lạc với chúng tôi thông qua email phung.metta@metta.com.vn, chúng tôi sẽ cho bạn biết bạn nên làm gì.
Nguồn: https://marketproinc.com/hiring-advice-2/2019/02/marketing-and-hr-partnership
Metta Marketing
Chuyên gia tư vấn chiến lược thương hiệu hàng đầu