Lãnh Đạo Bằng Trái Tim – Liệu Có Tốt Cho Việc Kinh Doanh?

Doanh nghiệp được tạo ra và được điều hành bởi những bộ óc thông minh và sáng tạo. Tuy nhiên, khái niệm lãnh đạo bằng trái tim yêu cầu một phong cách lãnh đạo khác. Lãnh đạo bằng cả trái tim liên quan đến việc đưa ra các quyết định kinh doanh dựa trên trái tim thay vì chỉ phụ thuộc vào lý trí. Nó có nghĩa là đặt con người lên trên hết, phục vụ cộng đồng và tạo ra việc làm có mục đích. Các doanh nhân và chủ doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều quyết định ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận. Nhưng liệu họ có thể trở thành những nhà lãnh đạo giàu lòng nhân ái và đồng thời đạt được lợi nhuận mong muốn hay không? Các nghiên cứu cho thấy rằng họ có thể thực hiện được những điều này.

Đặc điểm của một nhà lãnh đạo giàu lòng nhân ái

Mike Krzyzewski’s, huấn luyện viên trưởng bóng rổ của Đại học Duke và là tác giả của cuốn sách “Leading with the Heart: Coach K’s Successful Strategies” mô tả tầm quan trọng của sự lãnh đạo giàu lòng trắc ẩn. Với tám lần vào đến Chung kết Bốn và hai chức vô địch quốc gia với Đại học Duke, ông là một trong những huấn luyện viên bóng rổ đại học thành công nhất mọi thời đại. Cho dù là lãnh đạo một đội bóng rổ hay những nhân viên hàng đầu, nhiều chiến lược quan trọng của Krzyzewski đều có thể được áp dụng trong kinh doanh. Các chiến lược của Krzyzewski tập trung vào việc xây dựng các mối quan hệ, tính cách, xây dựng đội nhóm, đào tạo, phát triển và nâng cao sự tích cực.

Tom Rath và Barry Conchie, đồng tác giả của cuốn sách: Strengths Based Leadership: Great Leaders, Teams, and Why People Follow, sử dụng nghiên cứu của Gallup với sự tham gia của hơn 10.000 người để xác định được những gì họ cần từ một nhà lãnh đạo quyền lực là sự tin tưởng, lòng trắc ẩn, sự kiên cố và hi vọng.

Những đặc điểm của một nhà lãnh đạo giàu lòng nhân ái là gì?

Họ là những nhà lãnh đạo luôn đặt người khác lên hàng đầu; bao gồm nhân viên, khách hàng và nhà cung cấp.

Họ thích chia sẻ với những người khác về tầm nhìn của mình. Họ cũng có khả năng ảnh hưởng đến người khác để họ nhìn thấy và làm theo tầm nhìn của mình.

  1. Họ mang lại hy vọng cho những người theo dõi họ và đó cũng là lý do để những người đó hỗ trợ cho tầm nhìn của họ.
  2. Họ tích cực và thường có thể biến tình huống tiêu cực thành cơ hội.
  3. Họ tốt bụng và thể hiện sự chân thành, tôn trọng ngay cả trong thời gian căng thẳng. Họ mong đợi những người khác cũng thể hiện sự tôn trọng như vậy.
  4. Họ tạo ra việc làm có mục đích, trong đó nhân viên là những người có đóng góp cao và luôn cảm thấy công việc thú vị.
  5. Họ có một tinh thần truyền cảm hứng để người khác đổi mới và sáng tạo.
  6. Họ chia sẻ thành công bằng cách ghi nhận và khen thưởng những người khác cũng như những đóng góp của họ.
  7. Họ đầu tư vào nhân viên của mình bằng cách hỗ trợ sự phát triển và thăng tiến.
  8. Họ đóng góp cho cộng đồng hoặc các mục đích khác thay vì chỉ cho công ty của họ.
  9. Họ xây dựng cộng đồng, không chỉ riêng công ty.

Dẫn dắt bằng cả trái tim tạo ra một nền văn hóa công ty độc đáo nhằm tạo ra lợi nhuận một cách tích cực. Những nhân viên khi làm việc trong môi trường lãnh đạo giàu lòng nhân ái có mối quan hệ bền chặt hơn với người quản lý của họ. Khi đó, nhân viên có mức độ gắn kết cao hơn và có cơ hội trở thành một phần của điều gì đó lớn hơn vai trò cá nhân của họ. Những nhân viên này làm việc hiệu quả hơn và ít có khả năng nghỉ việc hơn. Nghiên cứu cho thấy (Lý thuyết Động lực của Frederick Herzberg – nhà tâm lý học người Mỹ) rằng những nhân viên không có mối quan hệ ủng hộ với người quản lý hoặc người giám sát của họ thường không có động lực và không hài lòng. Lý thuyết động lực của Herzberg cũng coi sự công nhận, cơ hội thăng tiến và công việc thú vị là những yếu tố quan trọng trong sự hài lòng của nhân viên.

Trong một nghiên cứu khác, Barsade (nhà nghiên cứu và lý thuyết kinh doanh người Mỹ gốc Israel, đồng thời là Giáo sư quản lý Joseph Frank Bernstein tại Trường Wharton thuộc Đại học Pennsylvania) và O’Neill (phó giáo sư quản lý tại Trường Kinh doanh Đại học George Mason. Cô nhận bằng Tiến sĩ về hành vi tổ chức tại the Stanford Graduate School of Business) phát hiện ra rằng những nhân viên làm việc trong nền văn hóa nhân ái có mức độ hài lòng với công việc và tinh thần đồng đội cao hơn. Ngoài ra, họ cũng có mức độ cam kết với tổ chức, trách nhiệm giải trình trong công việc cao và mức độ vắng mặt thấp hơn.

Đọc đến đây, bạn có còn nghĩ phong cách lãnh đạo này không tốt cho doanh nghiệp? Nhân viên làm việc hiệu quả hơn và hài lòng hơn, tỷ lệ vắng mặt thấp hơn và tỷ lệ nghỉ việc thấp hơn… Tất cả đều góp phần mang lại giá trị cho lợi nhuận của doanh nghiệp. Và ai lại không muốn trở thành một phần của doanh nghiệp này? Liệu doanh nghiệp của bạn có thể đạt được điều này nếu không áp dụng nguyên tắc lãnh đạo bằng trái tim?

Thực hiện lãnh đạo bằng trái tim vào thực tế

Hãy bắt đầu bằng việc đánh giá phong cách lãnh đạo của bạn. Sau đó, hãy quan sát những người khác trong tổ chức của bạn. Ai là người đang thực hiện đúng? Ai đang thiếu các hành vi lãnh đạo bằng lòng trắc ẩn?

Đừng nản lòng, vì mọi sự thay đổi có thể xảy ra. Các nhà lãnh đạo hoàn toàn có thể thay đổi hành vi của họ để phát triển phong cách lãnh đạo này. Dưới đây là một số chiến lược để thực hiện lãnh đạo bằng trái tim:

  • Giao tiếp với nhân viên của bạn thường xuyên bằng cách chia sẻ thông tin về tầm nhìn và tương lai của công ty. Tổ chức các cuộc họp hàng tháng để chia sẻ thông tin với nhân viên và chúc mừng các thành công.
  • Đặt những người khác lên hàng đầu, không chỉ nhân viên, mà còn cả nhà cung cấp và khách hàng. Bạn hãy nhìn vào bức tranh toàn cảnh và xem xét các quyết định của bạn sẽ tác động đến những người khác như thế nào, đặc biệt là các mối quan hệ lâu dài. Tránh đưa ra quyết định chỉ dựa trên lợi nhuận tiền bạc tức thời.
  • Đầu tư vào nhân viên của bạn. Mang đến cơ hội học hỏi và phát triển. Những cơ hội này có thể là các hoạt động học tập trong công việc hoặc đào tạo được thực hiện bên ngoài tổ chức của bạn.
  • Phát triển sự tôn trọng ở nơi làm việc bằng cách cởi mở và chân thành khi giao tiếp với nhân viên. Không khoan nhượng đối với các hành vi tệ hại của nhân viên.
  • Phát triển một chương trình quyên góp của công ty để tài trợ cho các tổ chức từ thiện địa phương hoặc tổ chức các sự kiện tặng quà khuyến khích sự tham gia của nhân viên. Cho phép nhân viên nghỉ việc để làm tình nguyện viên.
  • Thể hiện sự tích cực thay vì tập trung vào sai lầm của người khác. Biến sai lầm thành cơ hội học hỏi và khuyến khích người khác áp dụng phương pháp này.
  • Khuyến khích nhân viên đổi mới và sáng tạo bằng cách tạo cơ hội cho họ tham gia vào các hoạt động lập kế hoạch hoặc các dự án hàng đầu.
  • Tập trung vào điều tích cực. Công nhận và khen thưởng nhân viên vì những hành vi và thành tích đạt được. Tính tích cực có thể dễ lan tỏa trong các tổ chức.

Bạn cần một chuyên gia để giúp bạn thành công trên con đường chuyển hóa bản thân trở thành nhà lãnh đạo dẫn dắt từ trái tim. Hãy liên hệ chúng tôi qua email phung.metta@metta.com.vn để được tư vấn.

Nguồn: https://www.forbes.com/sites/scholleybubenik/2019/02/13/the-compassionate-leader-who-leads-with-the-heart-is-it-good-for-business

Metta Marketing
Chuyên gia tư vấn chiến lược thương hiệu hàng đầu

ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN, CẬP NHẬT NHỮNG THÔNG TIN HAY, MỚI NHẤT VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ MARKETING







10 điều nên đọc trước khi lựa chọn huấn luyện lãnh đạo điều hành (executive leadership coaches)

Huấn luyện điều hành (executive coaches) cũng giống những nghề khác: sẽ có người giỏi và có người không. Nhưng vì huấn luyện điều hành có những tác động tiềm ẩn sâu xa, bạn nên cần tìm hiểu kỹ lưỡng những khuyết điểm, điểm mù và thiếu xót của những chuyên gia trước khi lựa [...]

Lãnh đạo trong vai trò Coach

Hầu hết những sự nghiệp thành công đều bắt đầu  bằng việc phát triển chuyên môn. Làm tốt công việc của bạn có nghĩa là có câu trả lời đúng cho công việc ban đang chọn. Khi có thể chứng minh bản thân theo cách đó, bạn sẽ vươn lên các vị trí cao hơn [...]

6 nguyên tắc cốt lõi dành cho các nhà huấn luyện lãnh đạo

Bạn có thể khá quen thuộc với các mô hình huấn luyện khả năng lãnh đạo. Đôi khi việc nhận các lời khuyên về lãnh đạo từ góc nhìn bên ngoài có thể hiệu quả. Các chương trình huấn luyện lãnh đạo có thể mang lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên, bạn có hiểu hết [...]

Case study tại Fedex Express: Vai trò của trí tuệ cảm xúc trong việc lãnh đạo ưu tiên con người

Tích hợp đánh giá và phát triển Trí tuệ cảm xúc vào quy trình 6 tháng dành cho các nhà quản lý mới trên toàn thế giới, nhóm FedEx Express đang xây dựng chuyên môn và các kỹ năng trong lãnh đạo ưu tiên con người (people-first leadership). Chương trình đang mang lại sự gia [...]

Chìa khóa để tăng cơ hội mở rộng doanh nghiệp mà các lãnh đạo thường bỏ quên

Trong khi các công ty khởi nghiệp ở giai đoạn đầu không ngừng tập trung vào việc tinh chỉnh các đề xuất của họ để tìm kiếm sản phẩm phù hợp với thị trường, thì các công ty liên doanh trong giai đoạn ngoại suy thường coi việc mua lại như một cách để mở rộng thị trường

Xây dựng thương hiệu thế nào để tạo ra sức mạnh thương hiệu, gia tăng lợi nhuận, dẫn đầu cạnh tranh?

Thông thường, người ta hay nhắc đến sự chiến lược khác biệt hoá khi nói về sức mạnh thương hiệu. Điều này không sai nhưng liệu đã đầy đủ, đặc biệt không phải lúc nào bạn cũng có thể tìm ra sự khác biệt hoàn hảo? Và những doanh nghiệp muốn xây dựng thương hiệu [...]