Kế thừa di sản tại các doanh nghiệp gia đình có luôn là điều tích cực?

Nguồn: Harvard Business Review

Tác giả:

James H. Davis là Giáo sư ưu tú tại Vernon M. và MaRee C. Buehler và Trưởng bộ môn, Tiếp thị, Chiến lược, Lãnh đạo & Doanh nhân (MSLE) tại Trường Kinh doanh Huntsman thuộc Đại học Bang Utah.

Jon M. Huntsman, người sáng lập Huntsman Corporation, đã qua đời vào năm 2018. Khi tôi hỏi con trai ông ấy, David Huntsman, về ảnh hưởng lâu dài của cha ông ấy đối với vai trò chủ tịch của Huntsman Foundation, ông ấy nói: “Lớn lên ở một doanh nghiệp gia đình, ảnh hưởng của cha tôi tiếp tục hiện diện trong cuộc sống của tôi – cho dù tôi có nhận ra điều đó một cách có ý thức hay không. Tôi biết chính xác những gì ông ấy sẽ nói hoặc làm trong mọi tình huống kinh doanh, bởi vì tôi đã tận mắt nhìn thấy những điều đó trong nhiều năm. Mặc dù ông ấy không còn ở đây, nhưng ông ấy vẫn ảnh hưởng đến tôi rất nhiều, ngay cả những quyết định nhỏ nhặt hằng ngày – điều gì tôi sẽ làm hoặc không làm. Một phần của ông ấy sẽ luôn ở trong tôi, không chỉ trong kinh doanh mà trong tất cả các khía cạnh của cuộc sống”.

Giá trị kế thừa hay di sản (legacy) là sức mạnh vô hình không thể nhìn thấy, nó ảnh hưởng đến việc ra quyết định của thế hệ sau trong doanh nghiệp lẫn trong cuộc sống. Giá trị kế thừa còn được ví như “mô liên kết”, kết nối các thế hệ trong một doanh nghiệp gia đình. Các giá trị, niềm tin và hành vi của Jon Huntsman vẫn tồn tại trong cuộc sống của con cháu ông rất lâu sau khi ông qua đời. Việc kế thừa bắt đầu khi các giá trị, chuẩn mực, kiến ​​thức và niềm tin của các thế hệ trước được gắn liền với thế hệ hiện tại. Sau khi được truyền lại, các nhà lãnh đạo thế hệ tiếp theo sẽ trở thành “người lưu giữ” những di sản này của gia đình / doanh nghiệp. Các giá trị được kế thừa hoàn toàn là khi nhắc đến người đó là nhắc đến những điểm đặc trưng của thế hệ trước. Và một khi đã bén rễ, giá trị kế thừa sẽ trở thành niềm tin định hướng cho thế hệ tiếp theo.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người sáng lập doanh nghiệp, thế hệ đi trước và cha mẹ được thúc đẩy để xây dựng và duy trì di sản dựa trên niềm tin, kiến ​​thức, chuẩn mực – giá trị đạo đức và tôn giáo gắn liền với họ, và họ có thể đã nhận được từ chính các thế hệ trước. Các nhà tâm lý học gọi động lực để tạo nên di sản là tính truyền thừa (generativity: truyền đạt lại những gì bạn đã học được để giúp thế hệ kế tiếp đạt được mục tiêu và ước mơ của họ), nó bắt nguồn từ mối quan tâm đến lợi ích, hạnh phúc và sự bình an của các thế hệ tương lai. Mong muốn này được phát hiện tồn tại nhiều hơn trong các công ty gia đình so với các công ty phi gia đình, vì nó gia tăng cảm giác về nghĩa vụ đạo đức đối với các thế hệ trong quá khứ và tương lai. Phát triển và duy trì giá trị kế thừa là một cách để các thành viên trong gia đình duy trì bản sắc và sứ mệnh của gia đình họ.

Có một vài mô tả trong tài liệu giải thích về cách tạo nên di sản trong một doanh nghiệp gia đình. Ví dụ, trong một bài báo gần đây của Forbes, Stephanie Burns lập luận rằng việc xây dựng một di sản đòi hỏi bạn phải là người giỏi nhất trong những gì bạn làm, thêm những tác nhân mới vào di sản hiện có, tôn vinh di sản hiện có và tiếp nối di sản văn hóa. Các câu chuyện, nhật ký, ảnh và tài sản gia đình như đất đai, nhà máy và nhà ở, cũng như các biểu tượng gia đình như logo và nghi lễ, là những phương tiện quan trọng để truyền đạt di sản. Những phương tiện này có thể đại diện và truyền đạt những niềm tin, chuẩn mực và giá trị được xây dựng sâu sắc tạo nên di sản của doanh nghiệp gia đình. Chúng cũng có thể đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển một di sản lâu dài cho thế hệ tiếp theo.

Nhưng có phải di sản nào cũng mang ý nghĩa tích cực? Có một điều nghịch lý rằng di sản đã được chỉ ra là có thể dẫn đến kết quả tích cực lẫn tiêu cực cho các tổ chức và cá nhân. Di sản là tài sản của doanh nghiệp gia đình khi nó đóng vai trò là nguồn cảm hứng, nhận diện và định hướng cho doanh nghiệp đó. Nghiên cứu của Jay Barney cho thấy rằng đó có thể là nguồn lợi thế cạnh tranh bền vững duy nhất của một doanh nghiệp gia đình. Di sản rất hiếm, có thể sao chép nhưng không thể sao chép hoàn toàn, có giá trị và duy trì lâu dài trong công ty – các đối thủ cạnh tranh có thể sao chép sản phẩm và quy trình, nhưng không thể sao chép di sản của công ty.

Đối với David Huntsman, những trải nghiệm với cha của ông sẽ không thể nào sao chép được, và đối với ông, nó rất hiếm và có giá trị. Ông ấy đã học được nhiều kinh nghiệm mà chỉ ông và công ty của ông ấy mới có được cơ hội ấy. Cho đến bây giờ, những giá trị và mà Jon M. Huntsman để lại đã sống mãi trong lòng của David Huntsman và cả Huntsman Corporation. Di sản mà ông để lại luôn hữu ích cho công ty và gia đình, và việc duy trì di sản sâu sắc đó là điều hoàn toàn đúng. Bất kỳ điều gì trái với di sản đó sẽ được cho là vi phạm các giá trị, chuẩn mực và công việc kinh doanh của gia đình họ. Việc đi lệch khỏi những giá trị kế thừa này sẽ có nguy cơ đánh mất lợi thế cạnh tranh từ trước đến nay.

Tuy nhiên, một điều hạn chế là di sản cũng có thể là một khoản nợ – đây là nghịch lý cố hữu của di sản. Các công ty có thể “mắc kẹt” khi chỉ mãi đi vào lối mòn mà họ tin đó là truyền thống và gọi đó là “cách mà mọi thứ luôn như vậy”, đến mức chúng hạn chế sự đổi mới, thay đổi và sự nhanh nhạy của tổ chức. Điều này dễ tạo nên tâm trạng mâu thuẫn cho các thành viên trong gia đình khi họ bị thúc đẩy phải duy trì di sản và gạt sang một bên mong muốn xây dựng tầm nhìn, chiến lược mới của riêng họ mà mong muốn này có thể là điều cần thiết để duy trì và phát triển doanh nghiệp.

Nghịch lý ở đây là: họ cảm thấy cần phải sống theo các giá trị, niềm tin, hành vi và kiến thức gắn liền với quá khứ, điều này có thể mâu thuẫn với mong muốn đổi mới và buộc họ cần rời xa các giá trị vẫn luôn trói buộc doanh nghiệp từ trước đến nay. Việc tuân thủ chặt chẽ các di sản có thể tạo ra sức ì của tổ chức khiến các nhà lãnh đạo khó sửa đổi chiến lược, thương hiệu và thói quen của công ty khi cần thiết.

Thách thức đối với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp gia đình là kiểm soát các nghịch lý của di sản. Đó là xung đột giữa cái đầu và trái tim. Người đứng đầu có thể xác định rằng cần thay đổi dựa trên logic hợp lý và phân tích tình hình. Trái tim có thể có một tình cảm gắn bó với quá khứ. Kết quả là dẫn đến sự xung đột giữa phân tích tình huống khách quan và niềm tin chủ quan đối với gia đình. Người lãnh đạo có nên trung thực với di sản gia đình và di sản đã luôn vận hành trong quá khứ, hay người lãnh đạo nên xác định lại di sản, bản sắc gia đình và công ty có thể cần thiết cho tương lai? Đó là một trong những quyết định khó khăn và đau đớn nhất mà tất cả các nhà lãnh đạo doanh nghiệp gia đình sớm muộn cũng phải thực hiện. Không một nhà lãnh đạo nào muốn phải đứng trước suy nghĩ mâu thuẫn giữa việc doanh nghiệp có thể sụp đổ và phải giữ gìn mọi thứ mà gia đình vẫn luôn duy trì từ trước đến nay. Đó là lý do chính tại sao chúng ta thấy các nhà lãnh đạo doanh nghiệp gia đình biện minh cho hiệu quả kinh doanh bị chi phối bởi cảm xúc gia đình – “socio-emotional” vì những lý do như sự đoàn kết và hòa thuận trong gia đình mang lại tiềm năng về hiệu quả tài chính cao hơn.

Cuối cùng là làm sao để tạo ra và hun đúc một di sản có thể phát triển và trở thành một phần của văn hóa kinh doanh gia đình. Một phần quan trọng của di sản kinh doanh gia đình thành công là trở thành người giỏi nhất trong những lĩnh vực mà doanh nghiệp làm và có những nhà lãnh đạo luôn đóng góp năng lực và chiến lược cần thiết để duy trì hoạt động như vậy. Một di sản thành công không thể bắt nguồn từ quá khứ mà những thay đổi trong tổ chức không thể được giải quyết một cách hiệu quả. Những người lưu giữ di sản phải đảm đương nhiệm vụ khó khăn là quản lý sự ổn định và thay đổi. Người lãnh đạo phải xác định những giá trị, chuẩn mực và niềm tin nào là vượt thời gian và có giá trị bất kể hoàn cảnh nào – vì chúng là cốt lõi của di sản và cần thiết để xác định bản sắc của gia đình và doanh nghiệp trong tương lai. Niềm tin, hành vi và kiến ​​thức không phải là cốt lõi hạn chế sự thay đổi cần thiết, ngược lại chúng phải được thử thách để doanh nghiệp và gia đình tồn tại và phát triển. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể giữ được bản sắc cốt lõi và duy trì lợi thế cạnh tranh của mình.

Metta Marketing
Chuyên gia tư vấn chiến lược thương hiệu hàng đầu

>> Dành cho doanh nghiệp gia đình:

Làm thế nào để duy trì “ngọn lửa kinh doanh” qua các thế hệ?

Chuẩn bị gì để chuyển giao sự nghiệp gia đình cho thế hệ sau một cách thành công?

Để doanh nghiệp gia đình phát triển bền vững: cần một “giám đốc gia đình”

Đưa doanh nghiệp gia đình vượt ra khỏi tầm nhìn của Người sáng lập

“Truyền ngôi” trong doanh nghiệp gia đình: vì được kế thừa hay vì xứng đáng?

ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN, CẬP NHẬT NHỮNG THÔNG TIN HAY, MỚI NHẤT VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ MARKETING







Làm thế nào để duy trì “ngọn lửa kinh doanh” qua các thế hệ?

Nghiên cứu cho thấy, nguyên nhân gây ra khoảng cách giữa các thế hệ không phải do sự khác biệt hoàn toàn giữa mục tiêu và mong muốn của thế hệ trước và thế hệ sau.

Chuẩn bị gì để chuyển giao sự nghiệp gia đình cho thế hệ sau một cách thành công?

Nguồn: Harvard Business Review Về tác giả: Amy Castoro là chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của The Williams Group, một nhà tư vấn doanh nghiệp và coaching (huấn luyện) gia đình, đồng thời là đồng tác giả của quyển sách “Bridging Generations: Transitioning Family Wealth and Values for a Sustainable Legacy” (tạm dịch: [...]

Đưa doanh nghiệp gia đình vượt ra khỏi tầm nhìn của Người sáng lập

Nguồn: Harvard Business Review Về tác giả: Dennis T. Jaffe là tác giả của quyển sách “Borrowed From Your Grandchildren: The Evolution of 100-Year Family Businesses” (tạm dịch: Vay mượn từ con cháu: Sự Tiến Hóa Của Các Doanh Nghiệp Gia Đình 100 Năm). Anh ấy cũng là thành viên nghiên cứu cấp cao của [...]

Để doanh nghiệp gia đình phát triển bền vững: cần một “giám đốc gia đình”

Nguồn: Harvard Business Review Về tác giả: Ivan Lansberg là Đối tác quản lý tại Lansberg Gersick & Associates (LGA) và là Giáo sư phụ trợ về Doanh nghiệp gia đình tại Kellogg. Ông đã tư vấn cho các gia đình “dám nghĩ dám làm” trên khắp thế giới, đồng sáng lập Family Firm Institute [...]

“Truyền ngôi” trong doanh nghiệp gia đình: vì được kế thừa hay vì xứng đáng?

Nguồn: Harvard Business Review Về tác giả: Josh Baron, nhà đồng sáng lập và đối tác của BanyanGlobal Family Business Advisors – đơn vị tư vấn mô hình kinh doanh gia đình; là giảng viên về đào tạo quản trị thực hành tại Trường Đại học Harvard. Đồng thời, ông còn là đồng tác giả [...]

Bạn có SỢ khi xác định mình là một nhà lãnh đạo?

Nguồn: Harvard Business Review Tác giả:  Julia Lee Cunningham – Phó Giáo sư về Quản lý và Tổ chức tại Đại học Michigan, Trường Kinh tế Stephen M. Ross. Laura Sonday – Trợ lý Giáo sư về Hành vi Tổ chức tại Đại học Bắc Carolina ở Chapel Hill. Susan (Sue) Ashford – Giá sư [...]