Marketing là gì? Tầm quan trọng của marketing với mỗi doanh nghiệp?
Bạn muốn biết khách hàng nghĩ gì về mình? Bạn băn khoăn rằng sản phẩm của mình có đủ tin tưởng đối với khách hàng hay không? Lần cuối bạn thấy khách hàng phản hồi về chất lượng sản phẩm, dịch vụ của mình là khi nào? Đó là một lời phàn nàn hay khen ngợi? Câu trả lời cho tất cả các câu hỏi này nằm trong hoạt động marketing của mỗi doanh nghiệp. Vậy marketing là gì?
Ngày nay, thế giới tràn ngập những sản phẩm, dịch vụ, công nghệ, giải pháp, mô hình kinh doanh,… Những sáng tạo mới này phải được đưa ra thị trường và được thương mại hóa để tạo ra doanh thu và lợi nhuận. Song, Marketing đã trở thành một trong những động lực chính thúc đẩy các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Marketing là gì?
Trả lời cho câu hỏi “Marketing là gì?”, Hiệp hội Tiếp thị Hoa Kỳ định nghĩa: “Là một quá trình bao gồm công việc sáng tạo, đánh giá, quảng cáo. Sau đó cụ thể hóa ý tưởng thành sản phẩm dịch vụ cụ thể và hình thành chu trình trao đổi, làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng”.
Dễ thấy rằng định nghĩa về Marketing rất đa dạng. Tuy nhiên nếu hiểu theo cách đơn giản hơn, Marketing là quá trình doanh nghiệp tạo ra giá trị vượt trội cho khách hàng và xây dựng mối quan hệ bền chặt với khách hàng nhằm gặt hái những giá trị từ mối quan hệ với khách hàng.
Đầu tiên, Marketing phải “tạo ra giá trị vượt trội cho khách hàng”. Nếu không tạo ra giá trị cho khách hàng, doanh nghiệp của bạn sẽ thất bại. Nếu đã tạo ra giá trị cho khách hàng, bạn cần phải vượt trội để có lợi thế cạnh tranh cao. Nguyên nhân chính là nhiều doanh nghiệp khác cũng đã và đang làm những điều tương tự với khách hàng của mình.
Như vậy, trong thị trường kinh doanh, số tiền bạn nhận được (doanh thu) sẽ phần nào tương ứng với giá trị bạn cho đi.
Marketing và lịch sử phát triển
Sự phát triển của Marketing không phải là một hoạt động tất yếu, nó là một kết quả của một quá trình hình thành và phát triển không ngừng. Khái niệm Marketing được sử dụng đầu tiên ở Mỹ những năm 1906 – 1911; sau đã biến đổi sâu sắc qua các thời kỳ.
Kỷ nguyên sản xuất (Era of production): Ở thời kỳ này, các công ty hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế phát triển chỉ tập trung vào việc sản xuất sản phẩm có chất lượng và rồi tìm kiếm người mua chúng. Ưu tiên hàng đầu của họ là sản xuất nhiều ở quy mô lớn để giảm tối đa chi phí. Họ nghĩ rằng có thể tạo lợi nhuận bằng cách giảm chi phí sản xuất; do đó họ bán sản phẩm cho khách hàng của mình với giá thấp hơn.
Kỷ nguyên nỗ lực thương mại (Era of sale): Đây là một giai đoạn quan trọng của việc phát triển Marketing. Các nhà sản xuất bắt đầu chú trọng đến hoạt động bán hàng hiệu quả nhằm tìm kiếm nhiều khách hàng để tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Truyền thông, quảng cáo và xây dựng thương hiệu bắt đầu trở nên quan trọng hơn khi các doanh nghiệp phải cạnh tranh mạnh mẽ trong một thị trường ngày càng phát triển.
Kỷ nguyên Marketing (Era of marketing): Một quan điểm quan trọng được khẳng định trong giai đoạn này: “Chìa khóa để đạt được những mục tiêu của tổ chức là xác định được những nhu cầu cùng mong muốn của các thị trường mục tiêu và đảm bảo mức độ thoả mãn mong muốn bằng những phương thức hữu hiệu và hiệu quả so với các đối thủ cạnh tranh”. Quan điểm này đã thay đổi và giúp cho các doanh nghiệp tổ chức kinh doanh hiệu quả hơn trong việc tạo ra, cung cấp giải pháp và giao tiếp với khách hàng của họ.
Kỷ nguyên Marketing quan hệ (social marketing era): Giai đoạn này bắt đầu từ những năm 1970 và tiếp diễn đến ngày nay trong thế kỷ 21, cho rằng các doanh nghiệp giờ đây đã chuyển sang kỷ nguyên marketing định hướng quản lý mối quan hệ khách hàng [CRM – Customer Relationship Management]: khách hàng, nhà cung ứng, nhà phân phối và những đối tác marketing khác. Marketing quan hệ xây dựng quan hệ gắn bó nền kinh tế, kỹ thuật và xã hội bền vững.
Quan điểm này đòi hỏi một sản phẩm phải thoả mãn cả ba yếu tố: [1] thoả mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng; [2] đáp ứng những lợi ích chung, lâu dài của xã hội; [3] đạt được những mục tiêu hoạt động kinh doanh của công ty.
Social networking era: Internet, điện thoại thông minh, mạng xã hội,… là tương lai của Marketing. Kỷ nguyên này được bắt đầu vào năm 2010. Nếu doanh nghiệp của bạn chưa thực hiện chuyển đổi số trong thời điểm hiện tại, e rằng bạn và các đồng nghiệp của mình đã thực sự đi chậm hơn so với thời đại rất nhiều.
Marketing đặc biệt quan trọng với sự phát triển hoạt động kinh doanh
Bất kể quy mô doanh nghiệp lớn hay nhỏ, doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực nào; hoạt động Marketing đều có thể giúp tăng doanh số cho doanh nghiệp của bạn. Trên thực tế, Marketing đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của một hoạt động kinh doanh.
Marketing giúp doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng của mình. Suy cho cùng, mục đích cuối cùng của Marketing là kích hoạt quyết định mua hàng của các khách hàng tiền năng. Điều này được thực hiện qua các hoạt động: tìm kiếm và xác định khách hàng tiềm năng, giao tiếp và thuyết phục họ mua dịch vụ của bạn.
Khi một khách hàng hài lòng với sản phẩm và dịch vụ của bạn, họ sẽ xây dựng cảm giác trung thành với thương hiệu và hoàn toàn có thể trở thành những đại sứ thương hiệu hay những người truyền bá tích cực và hiệu quả.
Ngoài ra, Marketing còn giúp doanh nghiệp xây dựng, duy trì danh tiếng và hình ảnh của mình trong mắt khách hàng. Danh tiếng của doanh nghiệp được xây dựng trên cách bạn đáp ứng nhu cầu, mong muốn và nguyện vọng của khách hàng như thế nào. Bạn không chỉ phải cung cấp sản phẩm và dịch vụ chất lượng mà còn phải cung cấp dịch vụ khách hàng xuất sắc và giải quyết mọi vấn đề phát sinh trong tương lai với sản phẩm, dịch vụ của mình.
Một doanh nghiệp với nhận diện thương hiệu tốt giúp xây dựng quan điểm của khách hàng về thương hiệu. Sức mạnh thương hiệu của bạn càng lớn, quan điểm của khách hàng về bạn càng vững mạnh. Thậm chí nếu một vị khách phàn nàn về dịch vụ của bạn một cách không công bằng, thương hiệu của bạn cũng có thể vượt qua điều đó dễ dàng nhờ điều này.
Một chiến lược Marketing tốt cũng giúp doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ với những khách hàng của mình, bao gồm khách hàng hiện tại và những khách hàng tiềm năng.
Đầu tiên, Marketing giúp xây dựng kết nối giữa doanh nghiệp và những người được hưởng lợi nhiều nhất từ sản phẩm, dịch vụ của bạn; từ đó lấy được lòng tin và cải thiện mối quan hệ của họ với bạn. Với một chiến lược Marketing đúng đắn, bạn thậm chí không cần cố gắng thuyết mục người khác mua hàng của mình. Bạn chỉ đơn giản là cho họ thấy lý do tại sao họ nên làm và cho họ tự đưa ra quyết định.
Ở những cấp độ cao hơn, bạn có thể biến khách hàng một lần thành người quay lại nhiều lần hoặc thậm chí trong một số trường hợp (như chúng ta đã nói trước đó) trở thành người truyền bá thương hiệu. Việc biến doanh nghiệp của bạn từ một mặt hàng thành một thương hiệu phong cách sống – một thương hiệu mà mọi người không chỉ mua mà còn tích cực muốn lan tỏa trong cuộc sống hàng ngày của họ – không phải là điều dễ dàng. Nhưng marketing có thể hỗ trợ để làm điều đó.
Metta – “vũ khí” giúp doanh nghiệp tìm hướng phát triển phù hợp và định vị thương hiệu mạnh mẽ
Thấu hiểu những khát khao của doanh nghiệp, Metta cung cấp các giải pháp tuyệt vời cho các chiến lược Marketing phù hợp và định vị thương hiệu mạnh mẽ trong thị trường Việt Nam. Metta làm việc như một phần mở rộng của doanh nghiệp, phối hợp chặt chẽ với các phòng ban liên quan và đối tác của doanh nghiệp.
Hoạt động của Metta bao gồm từ việc xây dựng và thực thi chiến lược thương hiệu, chiến lược phân phối đa kênh, chiến lược sản phẩm,… đến thực hiện các chương trình truyền thông đa phương tiện, tiếp thị tự động, sự kiện,…
Các giải pháp của Metta đa dạng, tinh chỉnh phù hợp với nhu cầu của nhiều loại hình doanh nghiệp. Đối với Metta, chúng tôi xem doanh nghiệp của bạn như một tài sản quý giá của chính mình để đưa ra những chiến thuật truyền thông hiệu quả nhất, hệ thống báo cáo rõ ràng chính xác – kịp thời nhất để thỏa mãn yêu cầu của doanh nghiệp.
Đừng chờ đợi cho đến khi đối thủ mạnh hơn, hãy để Metta giúp doanh nghiệp của bạn phát triển bền vững!
Tìm hiểu các dịch vụ marketing của Metta:
- Tư vấn chiến lược xây dựng thương hiệu: Hỗ trợ lãnh đạo/chủ doanh nghiệp và bộ phận marketing xây dựng chiến lược thương hiệu hiệu quả cho thị trường Việt Nam.
- Giải pháp xây dựng thương hiệu: Các giải pháp tiếp thị hỗn hợp tập trung vào kỹ thuật số để xây dựng thương hiệu dẫn đầu.
- Đào tạo về thương hiệu: Khóa đào tạo tập trung quản trị thương hiệu và xây dựng thương hiệu cho chủ doanh nghiệp SMEs và start-ups.
Viết bởi đội ngũ Metta Marketing
Metta Marketing
Chuyên gia tư vấn chiến lược thương hiệu hàng đầu