Duy trì lợi thế nhà lãnh đạo bằng huấn luyện kỹ năng Leadership

Liệu có vận động viên chuyên nghiệp nào lại không có cho mình một huấn luyện viên? Các vận động viên sử dụng huấn luyện viên nhằm mục đích cải thiện thành tích thi đấu của mình để ngày càng phát triển và hiệu quả hơn. Ngay cả khi ở đỉnh cao, họ vẫn được huấn luyện để tiếp tục thi đấu và phát triển trong một môi trường năng động và cạnh tranh.

Giám đốc điều hành và các nhà lãnh đạo khác cũng cần huấn luyện vì tất cả những lý do tương tự vậy.

Chắc hẳn nhiều người trong chúng ta đã nghe nói về huấn luyện lãnh đạo (leadership coaching) hoặc biết ai đó đã tham gia vào lớp học huấn luyện lãnh đạo, nhưng chính xác thì điều đó có nghĩa là gì? Khả năng lãnh đạo là thứ mà một người có thể học được hay đó chỉ là một đặc điểm được thừa hưởng?

Nghiên cứu cho thấy rằng các nhà lãnh đạo thường được “tạo ra” nhiều hơn là “sinh ra”. Với một lực lượng lao động đang phát triển, nhà lãnh đạo hiện đại cần phải có một bộ kỹ năng thích ứng để truyền cảm hứng và dẫn dắt những người khác thực hiện công việc theo cách hợp tác và hiệu quả hơn.

Huấn luyện kỹ năng lãnh đạo (leadership coaching) là gì?

Huấn luyện lãnh đạo là quá trình phát triển tài năng và năng lực bên trong các cá nhân một cách có ý thức để họ có thể làm việc hiệu quả hơn với những người khác. Đào tạo lãnh đạo thường xoay quanh các hoạt động: kỹ năng giao tiếp hiệu quả, huấn luyện kinh doanh và hiểu tác động của các phong cách lãnh đạo khác nhau. Những trải nghiệm huấn luyện này thường được diễn ra trong các buổi cố vấn xây dựng quan hệ hoặc trong một chương trình huấn luyện điều hành (executive coaching program).

Huấn luyện lãnh đạo nhằm phát triển tài năng và năng lực bên trong mỗi cá nhân
Huấn luyện lãnh đạo nhằm phát triển tài năng và năng lực bên trong mỗi cá nhân

5 lợi ích của chương trình huấn luyện lãnh đạo

Huấn luyện lãnh đạo có thể mang lại nhiều lợi ích cho các cá nhân cũng như các tổ chức mà họ là thành viên. Dưới đây là năm trong số những lợi ích đó:

  1.     Nâng cao hiệu suất

Huấn luyện lãnh đạo có thể giúp các nhà lãnh đạo xác định chính xác hơn những điểm yếu của mình, có góc nhìn khách quan về khả năng của họ và cách tận dụng chúng tốt hơn.

  1.    Trao quyền (Empowerment)

Khi tham gia huấn luyện với một huấn luyện viên điều hành (executive coach), những người ở vị trí lãnh đạo có thể học cách trao quyền cho bản thân và những người trong nhóm của họ. Từ đó, giúp tăng mức độ tương tác của những thành viên trong nhóm qua các cơ hội cộng tác.

  1.     Một góc nhìn mới

Chúng ta không biết những gì chúng ta không thể nhìn thấy. Việc nhận thức được một góc nhìn mới từ bên ngoài có thể giúp tạo ra những thay đổi mạnh mẽ và có ý nghĩa.

  1.     Sự tự tin

Sự hỗ trợ của huấn luyện viên từ giai đoạn bắt đầu tạo ra những thay đổi đến khi đạt được những kết quả tốt đẹp, có thể tác động tích cực đến mức độ tự tin của nhà lãnh đạo.

  1.     Sự hài lòng trong công việc và cuộc sống

Bằng cách dừng lại, dành thời gian đánh giá cuộc sống của bản thân, với sự giúp đỡ của một huấn luyện viên, các nhà lãnh đạo có thể tìm thấy cơ hội để cân bằng công việc và cuộc sống. Điều này có ý nghĩa lớn trong việc mang lại hiệu suất làm việc tốt hơn, giữ chân và tăng mức độ hài lòng với công việc.

Bạn có thể học được gì thông qua huấn luyện lãnh đạo?

Những lợi ích được đề cập dưới đây có thể mang lại tác động mạnh mẽ về cách các cá nhân có thể học hỏi và phát triển như thế nào từ việc huấn luyện phát triển năng lực lãnh đạo.

8 điều có thể học được thông qua chương trình huấn luyện lãnh đạo
8 điều có thể học được thông qua chương trình huấn luyện lãnh đạo
  1.     Tự nhận thức

Tự nhận thức là một trong những khía cạnh được ưu tiên phát triển hàng đầu của bất kỳ hình thức huấn luyện nào. Tất cả chúng ta đều có những điểm mù trong công việc và cuộc sống. Trong khi một nhà lãnh đạo có thể hài lòng với kết quả làm việc của chính mình, những người khác trong nhóm lại có thể nhìn nhận theo cách khác. Trường hợp ngược lại – người lãnh đạo có thể tự chỉ trích bản thân hoặc mắc kẹt với hội chứng kẻ mạo danh (IS) trong khi những người khác nghĩ rằng họ đang làm tốt. (Impostor syndrome (IS) xảy ra khi ai đó nghĩ mình không xứng đáng với hình ảnh người xung quanh đánh giá về họ)

Có thể người lãnh đạo hầu hết đang làm tốt nhiệm vụ của mình, tuy nhiên đôi lúc họ có những hành vi hoặc suy nghĩ cụ thể làm che mờ quan điểm của họ hoặc khiến họ kém hiệu quả hơn mức bình thường. Khi đó, họ không nhận ra được rằng: quan điểm đó đang ảnh hưởng như thế nào đến hành động của họ hay mọi người trong nhóm cảm nhận như thế nào về nó.

Ví dụ, việc huấn luyện có thể giúp một nhà lãnh đạo nhận thức rõ hơn về những suy nghĩ tiêu cực tự động của họ. Hầu hết các nhà lãnh đạo thường suy nghĩ theo hướng: “hoặc có tất cả hoặc không có gì” (all or nothing). Quan điểm này xem mọi thứ là tốt hay xấu, có hay không, đúng hay sai… Nó kích hoạt một suy nghĩ tự động rằng chỉ có một cách duy nhất để thành công và bất cứ điều gì khác đều là thất bại hoặc có hại. Khi một người bị mắc kẹt với suy nghĩ “cách của tôi là cách đúng đắn để hoàn thành dự án này”, họ sẽ không có xu hướng phản hồi ý kiến ​​đóng góp từ các thành viên trong nhóm hoặc thậm chí cả đồng nghiệp và lãnh đạo. Việc thiếu nhận thức về bản thân dẫn đến họ không còn nhận ra giá trị của các quan điểm mà người khác đưa ra, đồng nghĩa với việc họ không tìm ra các giải pháp tốt nhất mà cũng không củng cố các mối quan hệ quan trọng. Điều này có thể gây ra sự hạn chế trong sáng tạo, đổi mới và làm giảm động lực của  lực lượng lao động.

Bằng cách tự phát triển nhận thức về suy nghĩ, hành vi và cảm xúc, nhà lãnh đạo có thể bắt đầu có sự tương tác tích cực với bản thân, đội nhóm và những người khác xung quanh họ.

  1.     Phong cách giao tiếp

Các kỹ năng giao tiếp bằng lời nói hay giao tiếp phi ngôn ngữ có thể là một yếu tố thay đổi cuộc chơi. Các nhà lãnh đạo thường xem nhẹ kỹ năng giao tiếp cho đến khi nhu cầu của họ trở nên rõ ràng. Nhu cầu trong các trường hợp đó có thể là một tình huống mới (ví dụ: thuyên chuyển công ty) hoặc một thách thức giữa các cá nhân (ví dụ: một đồng nghiệp độc hại). Trong cả hai trường hợp, các nhà lãnh đạo có thể nhận thấy rằng phong cách giao tiếp thông thường của họ có thể sẽ không đạt được kết quả như mong muốn.

Huấn luyện một nhà lãnh đạo để giao tiếp hiệu quả hơn có thể bao gồm việc đặt ra những kỳ vọng rõ ràng, đưa ra phản hồi mang tính xây dựng và thay đổi cách giao tiếp phi ngôn ngữ của một nhà lãnh đạo. Ngoài ra, huấn luyện lãnh đạo có thể giúp các nhà lãnh đạo tạo ra một môi trường hỗ trợ và hòa nhập hơn trong bộ phận của họ bằng cách kiểm tra và thay đổi ngôn ngữ mà họ sử dụng với những người khác.

  1.     Kỹ năng nghe

Bạn có đang nghe tốt không? Bạn có đang nghe những gì người khác đang nói hay chỉ đang đợi người đối diện bạn ngừng nói để đến lượt của bạn? Một lãnh đạo tốt cần phải có kỹ năng lắng nghe tuyệt vời.

Bằng cách trau dồi kỹ năng lắng nghe và hòa hợp với người khác, các nhà lãnh đạo có thể mở ra nhiều lợi ích tiềm năng cho bản thân và nhóm của họ. Huấn luyện viên (coach) có thể hỗ trợ nhà lãnh đạo phát triển các kỹ năng giao tiếp và lắng nghe chủ động – đây được xem là những kĩ năng quan trọng để dẫn dắt đội nhóm của mình.

  1.     Tự điều chỉnh (self – regulation)

Các nhà lãnh đạo không tách biệt hoàn toàn với mọi người, đúng hơn là họ thường xuyên tương tác với những người khác và có tác động đến xung quanh. Trên thực tế, những tương tác hàng ngày với người quản lý có tác động lớn nhất đến cảm giác thân thuộc, hòa nhập và sự hài lòng trong công việc của nhân viên. Vì vậy, khi một nhà lãnh đạo không thể tự điều chỉnh cảm xúc của họ, điều đó có thể làm lu mờ khả năng phán đoán của họ và ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và trải nghiệm của những người khác.

Huấn luyện lãnh đạo hiệu quả có thể giúp một nhà lãnh đạo trở nên tốt hơn trong việc điều chỉnh phản ứng cảm xúc của chính họ.

Bằng cách này, các nhà lãnh đạo cho mình cơ hội bình tĩnh và tái hòa nhập vào một cuộc trò chuyện hiệu quả hơn. Phương pháp tự điều chỉnh bao gồm việc xác định chi tiết và các yếu tố tiềm ẩn để giảm tác động của chúng lên người lãnh đạo và nhóm của họ. Việc đặt tên cho cảm xúc hiện tại cũng có thể giúp một người quản lý phản ứng tốt hơn trước các tình huống khác nhau.

  1.     Tư duy phát triển

Huấn luyện lãnh đạo có thể giúp các cá nhân mở ra một tư duy phát triển, thay vì một tư duy cố định. Với kiểu tư duy này, các nhà lãnh đạo có thể coi những trở ngại là cơ hội để phát triển chứ không phải là nỗi sợ hãi. Vượt qua những thất bại và tư duy sáng tạo một cách linh hoạt là một kỹ năng tuyệt vời nên cần phát triển.

Một số nhà lãnh đạo tốt nhất trong nhiều thế hệ qua đã thể hiện khả năng suy nghĩ toàn diện và cam kết phát triển. Khi thử thách xảy ra, họ không nghĩ đó là vật cản đường, thay vào đó, họ tìm kiếm cơ hội phát triển cho sản phẩm, doanh nghiệp hoặc nhóm của mình.

  1.     Nuôi dưỡng sự đồng cảm

Bạn đã từng nghe câu nói, “Đừng phán xét người khác nếu bạn chưa từng trải qua.” Đây thực chất là về sự đồng cảm. Những nhà lãnh đạo có khả năng khai thác sự đồng cảm với người khác thường đạt hiệu quả tốt hơn trong vai trò lãnh đạo của mình. Khi một nhân viên gặp khó khăn, các nhà lãnh đạo có thể tạo giá trị bằng cách nhìn nhận vấn đề và giúp họ vượt qua.

Đổi lại, điều này cho phép nhân viên coi các nhà lãnh đạo là một nơi an toàn để nói ra các vấn đề khi bế tắc hoặc bị chông chênh. Người lãnh đạo không nhất thiết phải giải quyết vấn đề, mà là tìm kiếm sự thấu hiểu và cách thức để hỗ trợ nhân viên của họ tốt hơn trong khoảng thời gian này.

  1.     Tận dụng những điểm mạnh

Các nhà huấn luyện lãnh đạo đặc biệt thành thạo trong việc giúp người khác nhìn ra điểm mạnh của họ, thông qua các buổi kiểm tra thực tế về điểm mạnh và cách tận dụng chúng một cách tốt nhất. Điểm mạnh thường đặc trưng cho từng cá nhân. Với sự giúp đỡ của một huấn luyện viên, một nhà lãnh đạo có thể sử dụng những điểm mạnh cụ thể của mình theo những cách độc đáo và bất ngờ.

  1.     Sự hiện diện của người điều hành

Không chỉ là một từ thông dụng, sự hiện diện của người điều hành là về cách một nhà lãnh đạo giao tiếp, thể hiện với những người khác và cách họ thể hiện mình với thế giới. Huấn luyện viên lãnh đạo có thể giúp mỗi cá nhân lãnh đạo hiểu rõ thương hiệu cá nhân hiện tại của họ là gì, và làm thế nào để hướng tới việc thực hiện những thay đổi lớn và khéo léo để đạt được sự hiện diện điều hành hiệu quả nhất có thể.

Làm thế nào để bạn chọn đúng chương trình huấn luyện lãnh đạo?

Làm thế nào để bạn tìm được huấn luyện viên và chương trình phù hợp với mình?

Lựa chọn chương trình huấn luyện lãnh đạo phù hợp với bản thân
Lựa chọn chương trình huấn luyện lãnh đạo phù hợp với bản thân

Hãy tìm một chương trình đào tạo có mỗi phẩm chất trong số 6 phẩm chất sau:

  1.     Môi trường an toàn và hỗ trợ

Liên đoàn Huấn luyện Quốc tế (ICF) định nghĩa huấn luyện là “hợp tác với khách hàng trong một quá trình kích thích tư duy và sáng tạo, truyền cảm hứng để họ phát huy tối đa tiềm năng cá nhân và nghề nghiệp của mình.” Hãy tìm một huấn luyện viên phù hợp với bạn và có thể giúp bạn đạt được tiềm năng của mình. Một người mà bạn cảm thấy an toàn khi dễ bị tổn thương là điều vô cùng quan trọng nếu bạn muốn thì có thể mở lòng với họ.

Huấn luyện viên và người được huấn luyện đôi khi không phù hợp với nhau. Nếu sau một vài cuộc trò chuyện với huấn luyện viên, bạn vẫn cảm thấy không phù hợp với mình, bạn có thể rời đi. Đó có thể là sự không phù hợp về phong cách huấn luyện, tính cách hay lịch trình. Sự gần gũi và thoải mái là cần thiết để phát triển một mối quan hệ huấn luyện bền chặt.

  1.     Cung cấp khóa học phù hợp với bạn

Hãy tránh xa những chương trình đào tạo chỉ thiết kế dựa trên bản thân của người huấn luyện. Nếu một huấn luyện viên muốn bán cho bạn những chương trình chỉ nói về kinh nghiệm của chính họ hoặc chỉ những gì hiệu quả nhất với họ, hãy chuyển sang một chương trình phát triển hoặc huấn luyện viên khác. Việc nghiên cứu và xác định mục tiêu mong muốn từ khóa huấn luyện có thể giúp bạn tìm kiếm và lựa chọn khóa đào tạo phù hợp nhất cho bản thân.

  1.     Cung cấp phản hồi có mục tiêu và cụ thể

Các huấn luyện viên lãnh đạo tốt thường giống như những chiếc gương. Họ phản ánh lại những gì đang nghe, đang thấy trong quá trình huấn luyện với thái độ đồng cảm, không phán xét. Điều này giúp bạn nhìn thấy điểm mù của mình và đi sâu vào việc tìm kiếm các giải pháp hiệu quả. Hãy tìm một huấn luyện viên và chương trình huấn luyện sẵn sàng cùng bạn thực hiện các hoạt động khó khăn hơn là một chương trình chỉ cho phép bạn trút giận mà không đạt được mục tiêu của mình.

  1.     Thời gian tương tác

Hầu hết các chương trình huấn luyện kéo dài từ 3 đến 12 tháng. Thông thường, mức tăng trưởng đáng kể và bền vững yêu cầu tối thiểu gần 6 tháng. Ngoài ra, mốc thời gian tốt nhất sẽ phụ thuộc vào mục tiêu bạn muốn đạt được và thời gian mà bạn có thể dành cho những mục tiêu đó.

  1.     Nhất quán là chìa khóa

Hãy tìm kiếm một huấn luyện viên và chương trình đào tạo hàng tuần hoặc hai tuần một lần, đặc biệt là khi bạn mới bắt đầu thực hiện. Sự nhất quán là quan trọng để tạo động lực giúp bạn đạt được kết quả. Một chương trình đào tạo tốt sẽ giúp bạn giữ được sự nhất quán trong suốt quá trình huấn luyện.

  1.     Giúp bạn đi đúng hướng với các công cụ và theo dõi liên tục

Rất nhiều chương trình và huấn luyện viên cung cấp các công cụ và phương pháp để hỗ trợ việc huấn luyện của họ. Các công cụ này sẽ kiểm tra và theo sát các hạng mục hành động để giúp bạn phát huy hết khả năng của mình. Nếu chương trình đào tạo của bạn có các công cụ đo lường để đánh giá sự tiến bộ trong suốt hành trình huấn luyện, đó sẽ là một điểm cộng rất lớn.

Không thể phủ nhận tầm quan trọng của kỹ năng lãnh đạo, đặc biệt đối với những người đứng đầu dẫn dắt doanh nghiệp. Chính vì vậy, đội ngũ Metta với những chuyên gia giàu kinh nghiệm mong muốn đồng hành cùng bạn trong hành trình huấn luyện kỹ năng lãnh đạo (leadership coaching), liên hệ với chúng tôi qua email phung.metta@metta.com.vn để được tư vấn tốt nhất.

Nguồn: https://www.betterup.com/blog/leadership-coaching

Metta Marketing
Chuyên gia tư vấn chiến lược thương hiệu hàng đầu

ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN, CẬP NHẬT NHỮNG THÔNG TIN HAY, MỚI NHẤT VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ MARKETING







Huấn luyện điều hành và huấn luyện lãnh đạo

Huấn luyện điều hành và huấn luyện lãnh đạo có vai trò tương tự trong kinh doanh, nhưng hai hình thức huấn luyện này có một số khác biệt nhỏ. Hiểu được sự khác biệt của cả hai là rất quan trọng để lựa chọn đúng mục tiêu hoặc chọn một hình thức phù hợp [...]

10 điều nên đọc trước khi lựa chọn huấn luyện lãnh đạo điều hành (executive leadership coaches)

Huấn luyện điều hành (executive coaches) cũng giống những nghề khác: sẽ có người giỏi và có người không. Nhưng vì huấn luyện điều hành có những tác động tiềm ẩn sâu xa, bạn nên cần tìm hiểu kỹ lưỡng những khuyết điểm, điểm mù và thiếu xót của những chuyên gia trước khi lựa [...]

Huấn luyện lãnh đạo điều hành bằng sức mạnh và tình cảm

Mary Beth O’Neill – huấn luyện viên và là một tác giả, mô tả trong cuốn sách của cô: Huấn luyện lãnh đạo điều hành bằng sức mạnh và tình cảm là phương pháp tiếp cận hệ thống để thu hút các nhà lãnh đạo với những thách thức của họ, bí quyết của việc [...]

6 nguyên tắc cốt lõi dành cho các nhà huấn luyện lãnh đạo

Bạn có thể khá quen thuộc với các mô hình huấn luyện khả năng lãnh đạo. Đôi khi việc nhận các lời khuyên về lãnh đạo từ góc nhìn bên ngoài có thể hiệu quả. Các chương trình huấn luyện lãnh đạo có thể mang lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên, bạn có hiểu hết [...]

Những năng lực lãnh đạo doanh nghiệp quan trọng nhất theo các nhà lãnh đạo trên thế giới

Điều gì tạo nên một nhà lãnh đạo hiệu quả? Câu hỏi này là trọng tâm nghiên cứu của tôi với tư cách là một nhà khoa học nghiên cứu các tổ chức, nhà huấn luyện công tác điều hành và nhà tư vấn phát triển lãnh đạo. Để tìm lời giải cho câu hỏi [...]

Sống hạnh phúc, sống tỉnh thức và chánh niệm

Bạn từng cảm thấy cuộc sống cần điều gì đó quan trọng hơn?  Bạn hoàn toàn có thể đạt được hạnh phúc chân thực, nếu sống một cách chánh niệm và tỉnh thức. Chánh niệm có thể là một nền tảng vững chắc cho hạnh phúc. Các nghiên cứu cho thấy việc thực hành chánh [...]