4 loại hình văn hoá doanh nghiệp thường thấy

Điều gì khiến doanh nghiệp trở nên khác biệt? Nếu câu trả lời là “Tất nhiên là văn hoá doanh nghiệp”, nó vẫn có thể đúng, nhưng liệu chúng ta có đang thực sự hiểu được ý nghĩa của nền văn hoá doanh nghiệp đó là gì không? Mặc dù khái niệm về “văn hoá doanh nghiệp” đang là một chủ đề được nhắc đến khá nhiều trong những năm gần đây, nhưng nó vẫn là một thứ gì đó vô hình và rất khó để chúng ta định nghĩa khái quát chính xác về nó.

Định nghĩa của một nhóm người tại Hubspot dưới đây có thể giúp bạn hiểu rõ “Văn hoá doanh nghiệp là gì?”. Cụ thể, họ nói rằng: “Văn hoá doanh nghiệp là những lời hứa mà những nhà lãnh mong muốn được thực hiện đối với nhân viên và ứng viên của mình. Nó giống như trả lời cho câu hỏi rằng, những nhân viên mong đợi được làm việc trong một môi trường như thế nào? Giá trị cốt lõi của nhà lãnh đạo là gì? Những chuẩn mực nào được đưa ra cho mỗi cá nhân?”

Những nhà lãnh đạo thường cho rằng văn hoá của họ cũng giống như đặc điểm, tính chất của doanh nghiệp. Từ đó, họ có thể nắm bắt những suy nghĩ, hành động và thói quen của nhân viên để có thể đưa ra những quyết định đúng đắn nhất.

Văn hoá doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng. Trong một cuộc khảo sát của Deloitte, khoảng 94% giám đốc điều hành và 88% nhân viên tin rằng văn hoá nơi làm việc có sự khác biệt sẽ tạo nên sự thành công trong kinh doanh.

Do đó, để thúc đẩy một nền văn hoá có thể hỗ trợ doanh nghiệp đạt được những mục tiêu kinh doanh, trước tiên, nhà lãnh đạo nên biết rằng mình nên bắt đầu từ đâu. Tuy nhiên, quy trình xác định văn hóa doanh nghiệp thường gây khó khăn cho các nhà lãnh đạo. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bốn loại hình văn hoá doanh nghiệp khác nhau để có để xác định được loại hình văn hoá phù hợp để xây dựng và gắn bó lâu dài cho doanh nghiệp.

4 loại hình văn hoá doanh nghiệp

Trước khi bắt đầu nghĩ về điều tốt, điều xấu và những điều cần cải thiện của một doanh nghiệp, chúng ta sẽ tìm hiểu nghiên cứu của giáo sư kinh doanh Robert E.Quinn và Kim Cameron. Gần 40 năm trước đây, họ đã thực hiện một số nghiên cứu cơ bản về văn hoá doanh nghiệp và rút ra kết luận: Không có nền văn hoá “xấu” hay “tốt”, chỉ là chúng có sự khác biệt hay không. Từ đó, họ đã xác định được 4 loại hình văn hóa khác nhau.

Kim Cameron, Giáo sư tại Trường Kinh doanh Ross thuộc Đại học Michigan, giải thích: “Đây không phải là các nền văn hóa được tạo nên. Chúng được đúc kết thông qua các cuộc khảo sát từ một số lượng lớn doanh nghiệp trên toàn cầu. Hơn 90% các doanh nghiệp này đều được phân loại theo một hay nhiều các nhóm văn hóa dưới đây. 

Mặc dù văn hoá doanh nghiệp có những đặc điểm riêng biệt, nhưng chúng ta không thể khẳng định loại hình nào tốt hơn bởi tất cả chúng đều có ưu và nhược điểm. Ngoài ra, một số tổ chức có thể pha trộn nhiều loại văn hóa khác nhau. Và trong một tổ chức, văn hoá doanh nghiệp được thay đổi dựa vào tính chất hoạt động nhóm hoặc dự án, điều này có nghĩa là tìm điểm phù hợp trong văn hóa doanh nghiệp cho từng vị trí khác nhau. 

Loại 01: Văn hoá gia đình (Clan culture)

Bạn đã từng nghe về nền văn hoá doanh nghiệp mà mọi người trong tổ chức xem nhau như gia đình chưa? Đó chính đặc điểm của nền văn hoá gia đình (hay được gọi là “văn hoá cộng tác” – môi trường tập trung nhiều vào tinh thần đồng đội và sự đoàn kết).

Văn hoá gia đình mang đến một môi trường làm việc thân thiện. Những yếu tố như: mối quan hệ, tinh thần, sự gắn kết và sự đồng thuận đóng vai trò chủ đạo trong môi trường “văn hoá gia đình”. Xét về phương diện lãnh đạo, những nhà quản lý được cho là cố vấn thay vì là người chỉ biết đưa ra chỉ thị và khiển trách nhân viên.

Văn hoá thị tộc tạo môi trường làm việc thân thiện, dễ gần
Văn hoá thị tộc tạo môi trường làm việc thân thiện, dễ gần

Ưu điểm của văn hoá gia đình:

  • Mọi cá nhân trong tổ chức thường sẽ vui vẻ và thích làm việc cùng nhau
  • Khả năng giao tiếp giữa các nhân viên tốt hơn

Nhược điểm của văn hoá gia đình:

  • Phát sinh nhiều sự gắn kết hoặc những cuộc trò chuyện phiếm không cần thiết, từ đó dẫn đến năng suất làm việc kém hiệu quả
  • Không có khả năng đưa ra những quyết định khó khăn bởi cảm xúc của những người xung quanh thường được ưu tiên

Ví dụ về văn hoá gia đình:

Zappos, một nhà bán lẻ quần áo và giày trực tuyến, thường được nhiều người khen ngợi vì môi trường làm việc có nền văn hóa tích cực, thậm chí CEO của Zappos đã viết một cuốn sách để nói về văn hoá hạnh phúc của doanh nghiệp. Mục đích “xây dựng một đội ngũ tích cực và tinh thần gia đình” là một trong mười giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp đang hướng đến, đây được xem là ví dụ điểm hình của nền văn hóa gia đình.

Loại 02: Văn hóa sáng tạo (Adhocracy culture)

Loại hình văn hoá này được bắt nguồn từ cụm từ “Ad hoc”, kiểu văn hoá này sống theo triết lý “thay đổi nhanh và phá vỡ mọi giới hạn” vốn được nhiều công ty khởi nghiệp áp dụng trong tổ chức. 

Quinn và Cameron giải thích rằng, loại hình văn hoá này phù hợp để thúc đẩy môi trường làm việc mang tính chất kinh doanh, nơi mà nhân viên được khuyến khích chấp nhận những rủi ro và tích cực theo đuổi những ý tưởng độc đáo. Do đó, các tổ chức theo đuổi văn hóa này có rất nhiều kế hoạch đổi mới và nhân viên cũng như toàn tổ chức có thể học hỏi để phát triển.

Văn hóa Adhocracy hướng đến những đổi mới, sáng tạo nhằm tạo nên môi trường làm việc năng động
Văn hóa Adhocracy hướng đến những đổi mới, sáng tạo nhằm tạo nên môi trường làm việc năng động

Ưu điểm văn hóa Adhocracy:

  • Tạo ra nhiều đổi mới và phát triển
  • Tạo cảm giác an toàn về mặt tâm lý bởi nhân viên có thể yên tâm thử sức với những sự đổi mới

Nhược điểm văn hóa Adhocracy:

  • Doanh nghiệp có thể thiếu ổn định vì đầu tư quá nhiều vào những sáng kiến đổi mới
  • Đối với những cá nhân không đủ chuyên môn, họ sẽ cảm thấy áp lực và không thể làm việc một cách nhanh chóng, hiệu quả

Ví dụ về văn hóa Adhocracy:

Google đã trở thành công ty công nghệ nổi tiếng nhất thế giới với việc không bao giờ ngủ quên trên chiến thắng của mình. Tất cả những gì họ làm là hướng đến việc xây dựng và thực hiện những đổi mới, nhằm cải thiện chất lượng tìm kiếm của người dùng và cho ra mắt những dịch vụ mới trên thị trường. Do đó, Google là một trong những doanh nghiệp nổi bật theo đuổi nền văn hóa sáng tạo.

Facebook cũng là ví dụ điển hình cho nền văn hóa Adhocracy, mặc dù tâm lý “thay đổi nhanh và phá vỡ mọi giới hạn” của Facebook gần đây đã phải thay đổi bởi sự cảnh giác của người dùng ngày càng tăng cao.

Loại 03: Văn hoá thị trường (Market culture)

Văn hoá thị trường còn được gọi là “văn hoá cạnh tranh”, bởi nó tập trung vào kết quả. Nói một cách đơn giản, mọi người trong nền văn hóa này luôn muốn chiến thắng và hoàn thành những gì họ đã đặt ra trước đó. 

Nhân viên thường sẽ tập trung cao độ với những mục tiêu và những nhà lãnh đạo thường rất khắt khe, họ đưa ra những yêu cầu cao để doanh nghiệp có thể đạt được những chỉ số thành công đã đặt ra trước đó. Đây có thể là một môi trường áp lực, nhưng đồng thời cũng là phần thưởng xứng đáng khi sự chăm chỉ của lãnh đạo và toàn bộ nhân viên được đền đáp bởi những kết quả có thể đo lường được.

Văn hoá thị trường có thể khiến môi trường làm việc trở nên áp lực nhưng kết quả luôn là phần thưởng xứng đáng
Văn hoá thị trường có thể khiến môi trường làm việc trở nên áp lực nhưng kết quả luôn là phần thưởng xứng đáng

Ưu điểm văn hoá thị trường:

  • Nhân viên được thúc đẩy và có động lực để đạt được mục tiêu
  • Cải thiện hiệu suất cho doanh nghiệp vì mọi người đều cam kết thành công

Nhược điểm văn hoá thị trường:

  • Việc khuyến khích cạnh tranh liên tục có thể dẫn đến một môi trường làm việc độc hại
  • Nhân viên thường xuyên căng thẳng, thậm chí là kiệt sức do áp lực thường xuyên

Ví dụ về văn hoá thị trường:

Amazon thường được xem là doanh nghiệp hoạt động với tiêu chí “cố gắng không ngừng”. Những nhân viên của họ rất thoải mái khi đề cập đến việc đạt được kết quả công việc cho dù phải hy sinh lợi ích cá nhân. Mặc dù Amazon thường xuyên phủ nhận những điều này, mô hình hoạt động của họ luôn tập trung vào kết quả, và điều này cho thấy họ phù hợp với nền văn hóa thị trường. Một trong những nguyên tắc lãnh đạo của Amazon là “mang lại kết quả”. Amazon đã phát biểu về những giá trị của họ rằng: ”Các nhà lãnh đạo tại Amazon luôn tập trung đến yếu tố đầu vào của doanh nghiệp, họ không ngừng nỗ lực để có thể chọn lựa những điều có giá trị và phù hợp với quá trình phát triển của doanh nghiệp”. Ngoài ra, những nhà lãnh đạo cũng sẽ bất chấp những thất bại để tìm kiếm và chớp lấy những cơ hội có thể giúp doanh nghiệp phát triển.

Loại 04: Văn hoá phân cấp (Hierarchy culture)

Văn hoá phân cấp, hay còn gọi là “văn hoá kiểm soát”, có thể áp dụng cho những môi trường làm việc có định hướng về cấu trúc và quy trình rõ ràng. Hầu hết những hoạt động tại doanh nghiệp sở hữu nền văn hoá này đều được quyết định theo thủ tục sẵn có, thay vì cho phép các quá trình được linh hoạt theo những đổi mới và tự do sáng tạo.

Các nhà lãnh đạo luôn sẵn sàng để đảm bảo rằng đội nhóm của họ luôn hoạt động không ngừng nghỉ và họ tập trung phần lớn vào sự ổn định, kết quả cũng như mức độ tin tưởng lẫn nhau.

Sự cứng nhắc trong văn hoá phân cấp có thể khiến môi trường làm việc bị trì trệ, ngưng khả năng phát triển
Sự cứng nhắc trong văn hoá phân cấp có thể khiến môi trường làm việc bị trì trệ, ngưng khả năng phát triển

Ưu điểm của văn hoá phân cấp:

  • Những vấn đề về giao tiếp hay sự kỳ vọng đều được thể hiện rõ ràng bởi mọi thứ gần như đã được quy định
  • Nhân viên có  cảm giác an toàn hơn và khả năng dự đoán cao hơn

Nhược điểm của văn hoá phân cấp:

  • Việc áp dụng theo thủ tục, quy trình khiến môi trường không linh hoạt và mất dần khả năng hỗ trợ nhau
  • Môi trường trở nên cứng nhắc có thể kìm hãm sự phát triển và đổi mới của doanh nghiệp bởi mọi người không dám nghĩ đến những thứ ngoài quy định và khuôn khổ được được định sẵn

Ví dụ về văn hoá phân cấp:

các tổ chức chính phủ thường là các ví dụ về việc áp dụng một nền văn hoá phân cấp. Chính vì phải đối mặt với nhiều quy định và bị giám sát chặt chẽ, nên họ chọn ưu tiên các chính sách và thủ tục hơn bất kỳ điều gì khác. Các hoạt động đều dựa trên các quy tắc có sẵn. Ngoài ra, lộ trình thăng tiến cũng được vạch ra rõ ràng cho nhân viên. 

Doanh nghiệp của bạn đang tồn tại loại hình văn hoá nào?

Xác định được văn hoá doanh nghiệp là yếu tố vô cùng quan trọng
Xác định được văn hoá doanh nghiệp là yếu tố vô cùng quan trọng

Có thể, bạn đã tìm hiểu một trong những loại hình văn hóa trên và cho rằng một trong số chúng phù hợp với doanh nghiệp của bạn. Hoặc cũng có thể mọi thứ vẫn chưa rõ ràng khiến bạn không chắc chắn được đâu mới là loại hình văn hoá phù hợp với doanh nghiệp. Do đó, việc nắm bắt và hiểu rõ được nền văn hoá mà doanh nghiệp đang theo đuổi là điều vô cùng quan trọng. Robert E.Quinn, Giáo sư Trường Kinh doanh Ross thuộc Đại học Michigan, giải thích: “Biết được doanh nghiệp đang ở đâu và mong muốn như thế nào là chìa khóa quan trọng”. 

Một nhà lãnh đạo không thể thực hiện các thay đổi hoặc cải tiến đối với nền văn hoá, nếu họ không biết họ đang bắt đầu từ đâu. Nhưng, làm thế nào để nhà lãnh đạo biết được văn hoá doanh nghiệp mà tổ chức họ đang theo đuổi là gì? 

Metta là một trong những doanh nghiệp có thể đồng hành cùng bạn, giúp bạn khám phá được văn hoá doanh nghiệp phù hợp với tổ chức của bạn là gì. Khi đạt được điều đó, doanh nghiệp của bạn không chỉ cải thiện được hiệu quả bộ phận nhân viên nội bộ mà còn đạt kết quả tốt trong hoạt động doanh nghiệp.

Từ đó, những nhà lãnh đạo có thể thu thập được nhiều thông tin chuyên sâu và có tính xác thực về tổ chức của mình. Với những chi tiết đó, họ có thể thay đổi chiến lược phù hợp nhằm thúc đẩy môi trường làm việc phát triển, thay vì hoạt động với một nền văn hoá chỉ gây ra thất vọng cho doanh nghiệp.

Nếu bạn vẫn còn thắc mắc loại hình văn hoá doanh nghiệp nào mới thực sự phù hợp với tổ chức, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua email: phung.metta@metta.com.vn. Đội ngũ chuyên gia của chúng tôi sẽ đồng hành cùng bạn khám phá những giá trị, ý nghĩa về văn hoá doanh nghiệp, đồng thời giúp bạn xác định chính xác nền văn hoá phù hợp cho doanh nghiệp của mình.

Nguồn: https://www.atlassian.com/blog/teamwork/types-of-corporate-culture

Metta Marketing
Chuyên gia tư vấn chiến lược thương hiệu hàng đầu

ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN, CẬP NHẬT NHỮNG THÔNG TIN HAY, MỚI NHẤT VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ MARKETING







Xây dựng thương hiệu từ bên trong

Khi nghĩ đến tiếp thị, hầu hết mọi người thường nghĩ về cách tiếp thị (marketing) cho khách hàng của mình, đại loại như: Làm thế nào để bạn thuyết phục nhiều người mua hàng của bạn? Nhưng, một thị trường khác cũng quan trọng không kém là nhân viên của doanh nghiệp, họ chính [...]

Định hình văn hoá doanh nghiệp

Ngày nay, khái niệm “văn hoá doanh nghiệp” hiện đang được sử dụng khá phổ biến. Đặc biệt, khi sự cạnh tranh gay gắt trong bối cảnh tuyển dụng (nhân tài) và bối cảnh thị trường (khách hàng) ngày càng trở nên gay gắt, các nhà lãnh đạo bắt đầu tập trung vào việc tạo [...]

Khách hàng nội bộ và khách hàng bên ngoài, ai quan trọng hơn?

Chúng ta đang sống trong bối cảnh nền kinh tế liên tục phát triển, nhiều doanh nghiệp cung cấp cùng một sản phẩm – dịch vụ. Điều này khiến các doanh nghiệp chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ đối thủ trong cùng lĩnh vực ngành nghề. Một số người cho rằng mục tiêu của [...]

Tại sao đo lường sự hài lòng của khách hàng nội bộ là chìa khóa quan trọng để thành công?

Khách hàng nội bộ là tệp khách hàng quan trọng của doanh nghiệp. Sự hài lòng của nhóm khách hàng này có thể ảnh hưởng đến thành công hoặc thất bại của doanh nghiệp. Trước tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu khái quát về khách hàng nội bộ. Khách hàng nội bộ là các cá [...]

Xây dựng thương hiệu là bắt buộc đối với tất cả doanh nghiệp

Xây dựng thương hiệu không còn là sự lựa chọn, nó là nền tảng cho việc kinh doanh và đã trở thành nhiệm vụ bắt buộc của bất kỳ doanh nghiệp nào. Một số người cho rằng việc xây dựng thương hiệu không dành cho những doanh nghiệp nhỏ, mới, bởi cần một khoản ngân [...]

Góc nhìn Metta [Ep.2] Những điều doanh nghiệp cần làm ngay bây giờ đến sau Tết 2023

Giữa những diễn biến phức tạp như hiện nay, nếu xem việc vận hành doanh nghiệp như một trận bóng thì “ngoài việc phòng thủ, chúng ta vẫn nên duy trì tâm thế sẵn sàng tấn công để tận dụng cơ hội ghi bàn”.